Pha sữa với nước cơm: mẹ hại con
Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình các mẹ làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Khi Bống được 4 tháng tuổi, mẹ Bống – chị Lâm nghe lời mẹ chồng lấy nước cơm pha sữa cho con. Theo lời mẹ chồng chị nói thì ngày xưa bà toàn làm như thế, các con uống sữa pha nước cơm no rất lâu mà lại có chất (!?). Ròng rã mấy tháng trời, Bống được bà và mẹ cho uống sữa pha nước cơm. Trộm vía Bống vẫn lên cân đều đều, chiều cao tăng trưởng cũng vẫn tốt nên cả nhà yên tâm lắm.
Mãi đến khi bạn của bố Bống là bác sĩ mắt đến chơi, nhìn thấy Bống có biểu hiện sợ ánh sáng, hay nheo mắt và bị chói mắt thì đâm nghi ngờ. Bác khám sơ qua thì thấy giác mạc của Bống không bóng sáng nên đã giục bố mẹ Bống đưa con đi khám ngay. Kết quả khám cho biết Bống bị khô giác mạc do thiếu vitamin A.
Các mẹ nhớ pha sữa theo đúng hướng dẫn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé!
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết bà và mẹ Bống thường cho con uống sữa pha nước cơm. Thậm chí có lúc bà nội còn “cẩn thận” pha sữa xong đem đun lên để cháu uống đỡ đau bụng. Bác sĩ giải thích, có rất nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm giống như bà và mẹ Bống, vì cho rằng thêm nước cơm (hoặc cháo) vào sữa sẽ tăng thêm chất bổ, giúp bé lên cân và cứng cáp. Nhưng thực ra cách làm như vậy không khoa học vì trong sữa có nhiều vitamin A, mà trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase sẽ phá hoại vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nếu tình trạng không đủ lượng vitamin A kéo dài sẽ khiến các bé – đặc biệt là trẻ sơ sinh – bị chậm lớn, cơ thể yếu, dễ sinh nhiều bênh tật.
Việc thường xuyên đun sôi sữa cũng phản khoa học không kém gì việc thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa. Nếu nhiệt độ đến 100ºC, chất lactose (C12H12O11) trong sữa sẽ có hiện tượng bị cháy, tạo thành chất gây ung thư. Thứ nữa, canxi trong sữa sau khi đun sôi sẽ có hiện tượng kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà và mẹ Bống mới hốt hoảng vì cách chăm con chăm cháu sai lầm của mình. May mà Bống mới chỉ bị khô giác mạc – biểu hiện nhẹ của thiếu vitamin A, nếu chẳng may Bống bị bệnh gì nặng hơn thì đúng là hối không kịp. Không ai bảo ai nhưng cả bà và mẹ Bống đều tự nhủ từ giờ trở đi xin thề sẽ chỉ pha sữa theo đúng hướng dẫn.
Video đang HOT
Theo SKDS
Dùng váng sữa như thế nào tốt nhất cho trẻ?
Xuất hiện ở Việt Nam khoảng 5 năm nay, váng sữa (kem sữa) đang ngày càng được các bà mẹ quan tâm và cùng với đó là hàng loạt những câu hỏi như về chất lượng váng sữa, nhóm trẻ nào và độ tuổi nào sử dụng....
Hiểu đúng...
Ăn uống của bé luôn là nỗi lo của nhiều bà mẹ
Do thấy con 19 tháng mà được có 12kg nên chị Thuỳ Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) quyết tâm cải thiện cân nặng cho bé. Các loại váng sữa của các hãng đều được chị cho dùng thử và hậu quả là sau khi ăn 1 loại váng sữa nguyên chất (có hàm lượng chất béo tới 50%), bé đã bị nôn ói suốt 1 giờ liên tục.
Còn chị Ngân Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) thì cho con ăn "thả phanh" váng sữa vì thấy nhóc tì 11 tháng rất hào hứng thú với món này. Vậy nhưng dù ăn đều đặn 2-3 hộp mỗi ngày chị Giang cũng chẳng thấy con lên cân hay da dẻ hồng hào gì cả.
Đây là những thắc mắc rất điển hình và thường gặp của các phụ huynh trong quá trình cho con sử dụng váng sữa.
Trên thực tế, váng sữa có rất nhiều loại và với những loại nguyên chất (có hàm lượng chất béo cực cao, dạng lỏng) thì chỉ nên dùng để pha chế vào thức ăn với số lượng ít, không nên cho trẻ ăn trực tiếp.
Còn với váng sữa dành cho trẻ em thì thành phần sẽ thường gồm sữa nguyên kem, kem, đường, tinh bột biến tính, sữa bột tách kem và tuỳ vào từng nhà sản xuất mà sẽ bổ sung thêm quả phỉ, can-xi, hương vị... với chứng nhận của Bộ Y tế là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Về mặt cảm quan, món ăn này sẽ có 2 lớp, phần váng (màu vàng) và phần kem (màu trắng) trong đó phần váng mang lại giá trị dinh dưỡng còn phần kem là làm cho món ăn trở nên thơm ngon và giúp trẻ dễ ăn hơn. Và thường thì phần váng (màu vàng) càng nhiều thì khả năng giữ nguyên khuôn khi đổ sản phẩm ra càng cao.
"Phần váng mới là phần mang lại giá trị dinh dưỡng, phần kem là là phần làm cho mùi vị thơm ngon và dễ ăn hơn. Như vậy, đã là váng sữa thì phần váng (màu vàng) phải nhiều hơn kem (phần màu trắng)", chuyên gia dinh dưỡng Mixxo, cho biết.
Về giá trị dinh dưỡng, do là lớp váng tách ra từ sữa tươi (100kg sữa tươi cho 1,2kg váng sữa) nên đạm, béo, năng lượng là thành phần chính trong váng sữa. Ngoài ra là các vitamin và khoáng chất như B12, B2, can-xi....
... mới dùng đúng
Với trường hợp con của chị Vân Anh, chỉ nên dùng các loại váng sữa dành cho trẻ em, nên trộn đều phần váng và phần kem trước khi cho bé ăn. Ăn với liều lượng ít một hoặc có thể trộn váng sữa với sữa chua hay cho vào cháo... và theo dõi hệ tiêu hoá của bé. Nếu thấy "đầu ra" của bé tốt thì có thể tăng lượng.
Còn với trường hợp của chị Giang thì không nên cho con ăn 1 cách thoải mái như vậy. Bởi váng sữa là sản phẩm cao năng lượng (1 hộp váng sữa 55g cung cấp khoảng 100g calo, tương đương với 1 cốc sữa tươi 250ml, 1 hộp sữa chua hoa quả 100g, 1 quả trứng, 100g thịt gà...) nên cần được cân đối trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
"Váng sữa chỉ là thực phẩm bổ sung (cung cấp chất béo, năng lượng, can-xi...) nên không thể thay thế cho sữa hay các loại thực phẩm khác. Vì vậy, để trẻ phát triển khoẻ mạnh, cao lớn, cần cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho trẻ như ăn thịt, cá, tôm (cung cấp đạm), súp lơ xanh (cung cấp chất sắt, vitamin), các loại hoa quả (cung cấp vitamin, chất xơ...), khuyến khích và tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học (ăn đúng bữa, theo nhu cầu của trẻ)", chuyên gia dinh dưỡng Mixxo khuyên.
Như vậy, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ, chỉ nên cho trẻ từ 6-12 tháng ăn nửa hộp váng sữa/ngày; còn trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể ăn 1-2 hộp một ngày. Và lưu ý là vẫn cho trẻ ăn dầu mỡ trong các món chính để tăng cường hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn.
Váng sữa là nguồn cung cấp năng lượng, chất béo rất tốt cho trẻ gầy ốm, ăn ít, suy dinh dưỡng còn những trẻ dư cân, béo phì nên hạn chế dùng.
Ngoài ra, cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ mát (5-25 độ C) nhưng không nên để ở cánh tủ (nơi độ lạnh luôn không ổn định).
Váng sữa Mixxo được nhập khẩu từ CHLB Đức, là một trong số ít nhãn hàng Váng sữa tại Việt Nam được Bộ Y Tế công nhận là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh.
T. Hương
Theo Dân trí
Bạn đã biết cách chơi cùng thai nhi? Tới giai đoạn thứ ba của thai kỳ, tức là vào những tháng 7, 8, 9, em bé của bạn đã có được đầy đủ những khả năng nghe, nhìn, cảm nhận âm thanh, ánh sáng qua bụng mẹ. Hãy chơi với bé ngay từ giai đoạn này, đáp lại những hành động của bé, để bé cảm nhận được tình thương yêu...