Phá rối tại giếng dầu, 2 người thiệt mạng
Cuộc phá rối xảy ra ngày 22/8 tại một giếng dầu trên đảo Tiaka thuộc huyện Morowali, tỉnh Trung Sulawesi (Indonesia) khiến 2 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
Theo thông tin từ cảnh sát, hai người thiệt mạng là Yurifin và Marten, đều chết do đạn súng.
Yurifin chết vào ngày thứ Hai do một vết thương ở ngực, còn Marten chết vào thứ Ba do gãy xương và mất quá nhiều máu ở đùi.
6 người bị thương được xác định là Halik, Alwi, Fahruddin, Taslim, Jeni và Andri M. Sondeng – một nghiên cứu sinh của Đại học Gadjah Mada.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Laila của bệnh viện Luwuk Regency, cả 6 người đều trong tình trạng nguy kịch và được điều trị tại khu cấp cứu có sự canh gác của vài chục nhân viên cảnh sát.
Chiều hôm thứ Hai, một nhóm cư dân do Andri cầm đầm đã vào giếng dầu thuộc sở hữu chung của hai công ty Pertamina và Medco E&P Tomori đòi gặp ban quản lý để chất vấn việc một chương trình phúc lợi dành cho cộng đồng không được thực hiện.
Theo cảnh sát trưởng Morowali, nhóm người này mang theo dao rựa, liềm và bom xăng.
Khi lãnh đạo công ty từ chối tiếp xúc, khoảng 100 người nổi giận và xung đột với lực lượng cảnh sát bảo vệ cơ sở này.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Trung Sulawesi – Dewa Parsana cho biết, những người trên đã đập phá tòa nhà điều hành của công ty, phá một nhà kho và thiết bị của giếng dầu.
Lực lượng cảnh sát đã yêu cầu những người biểu tình thương lượng, không gây hỗn loạn bởi khu vực đó có nguy cơ cháy nổ rất cao vì giếng dầu có nhiều hóa chất nguy hiểm, song những người biểu tình không nghe mà còn ném bom xăng vào.
Do đó, phía cảnh sát phải hành động để ngăn chặn.
Ông Parsana cho biết thêm, 19 người của nhóm phá rối đã bị bắt giữ và đưa đến Palu để thẩm vấn.
Theo PLVN
Trung Quốc, Nhật Bản "khẩu chiến" về tranh chấp ở biển Hoa Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua chính thức phản đối việc các tàu đánh cá Nhật Bản xuất hiện xung quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nhưng Tokyo cho rằng hai bên nên thảo luận về vấn đề hợp tác trong khai thác các giếng dầu ở khu vực này.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Trong tuyên bố đưa ra hôm qua, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Nhật Bản "lập tức rút các thuyền đánh cá ra khỏi vùng lãnh hải quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở biển Hoa Đông".
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng mọi hoạt động của Nhật trong vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư đều là "bất hợp pháp".
Từ lâu nay, căng thẳng giữa hai cường quốc láng giềng này thỉnh thoảng lại bùng lên, do các tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông, liên quan đến quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Hôm 3/7, 9 tàu đánh cá của Nhật Bản đã hoạt động xung quanh các đảo tranh chấp nói trên và ngay sau đó đã trở về Okinawa, một hòn đảo nằm ở phía nam Nhật Bản.
Phát biểu của Trung Quốc lặp lại lời khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được về nhóm đảo này.
Căng thẳng mới trong tranh chấp chủ quyền trên biển giữa hai nước lại nổi lên vào thời điểm hôm qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto tới Bắc Kinh để thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Á.
Ngoại trưởng Matsumoto nói rằng về mặt lịch sử và cũng về mặt luật quốc tế, quần đảo là một phần quan trọng của Nhật Bản và không có vấn đề lãnh thổ nào cần phải giải quyết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima sau đó khẳng định quan chức hai bên đã thảo luận về lãnh thổ bị tranh chấp, nhưng với lời lẽ tổng quát. Người phát ngôn tỏ ý lạc quan rằng hai bên có thể xúc tiến việc thảo luận các hiệp định có tính ràng buộc về pháp lý về vấn đề cùng khai thác các giếng dầu trong khu vực.
Bang giao Trung-Nhật đã trở nên tồi tệ năm ngoái, sau khi một thuyền đánh cá của Trung Quốc đụng phải một tàu tuần duyên Nhật Bản gần vùng đảo này.
Nhật Bản vẫn tỏ ra lo ngại việc Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng. Giờ đây, Tokyo lại càng cảnh giác đề phòng với Bắc Kinh, nhất là trong mấy tuần gần đây căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines gia tăng do Bắc Kinh càng ngày càng tỏ thái độ cứng rắn trong việc đòi hỏi chủ quyền tại khu vực này.
Theo Dân Trí
Teen và sở thích 'phá rối' hàng xóm Không biết có phải vì đã hết trò tiêu khiển, hay vì teen ngày nay thích thử những trò "quái dị" mà ngay cả hàng xóm, teen cũng tìm cách phá rối cho vui. Những gia đình sống bên cạnh các hàng xóm tuổi teen chắc chắn chẳng lạ gì những trò đùa kì quái do các teen này bày ra. Không ít...