PGS.TS Trần Thị Thu Hà: Trọn đời cống hiến cho những cánh rừng
PGS.TS Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp (thuộc Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) dành đam mê cho việc nghiên cứu bảo tồn, lai tạo nhiều loại cây gỗ, dược liệu quý.
PGS.TS Trần Thị Thu Hà (đứng giữa) hướng dẫn đồng nghiệp trẻ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp. Ảnh: Đức Trí
Với những cống hiến không ngừng, chị được vinh danh và nhận giải thưởng Kovalevskaia 2019.
“Thả” mình cùng ước mơ phủ xanh đất rừng
- Suốt quãng thời gian học phổ thông chị là HS giỏi môn Vật lý nhưng khi vào ĐH chị lại chọn Lâm nghiệp – nghề chỉ nghe đã thấy vất vả, xa xôi để theo học. Lý do là gì?
- Tôi sinh ra lớn lên ở huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ bé cuộc sống đã gắn liền với rừng. Vào ĐH, tôi chọn học ngành Lâm nghiệp, trong mắt của mọi người đây là một ngành vất vả… Tuy nhiên, mỗi người có một ước mơ, đam mê và mong muốn được “thả” mình trong lĩnh vực yêu thích và cho rằng mới mẻ, ít người chọn.
Tôi đến với rừng như duyên nghiệp mà đã là duyên thì nhiều lúc không chọn cũng vẫn đến. Nếu được chọn lại tôi vẫn chọn công việc này bởi nó thực sự cần thiết cho màu xanh của đất nước. Và phát triển lâm nghiệp đang trở thành chủ đề nóng khi hệ sinh thái tự nhiên dần mất đi; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến con người phải đối mặt hàng ngày. Mấy chục năm trước, tôi chọn nghề lâm nghiệp tưởng như không thực tế nhưng hiện tại nó thực sự hữu ích.
- Ước mơ tuổi trẻ và những chuyến đi thực địa đã tác động ra sao tới bản thân chị để có được quyết tâm theo đuổi công việc, thậm chí trở thành đam mê?
- Tôi còn nhớ, chuyến đi đầu tiên lúc mới ra trường làm công tác giao rừng Na Rì, Bạch Thông, Chợ Đồn… Một cô bé chỉ 40 – 42kg, trên vai đeo ba lô và bản đồ, ngồi trên thùng xe tải, đi hết ngày này đến ngày khác; Chúng tôi đi xuyên rừng để vào được bản người Mông, Dao tại Đồng Văn, Mèo Vạc thực hiện chương trình…
Sau này cứ mỗi lần gặp khó khăn tôi lại nghĩ đến những “đường cày trên đá”, bốc từng nắm đất bỏ vào hốc đá để trồng cây ngô, cây cỏ để chăn nuôi trâu bò của bà con dân tộc ở Hà Giang. Hay những chuyến công tác xe đi bên là vực, bên núi khiến cả đoàn (trừ lái xe) không ai dám nhìn đường vì sợ. Nhiều khi 1 – 2 giờ đêm chúng tôi vẫn di chuyển trên những tuyến đường vùng cao cua dốc… Những thử thách đó tạo cho tôi một nghị lực sống, cống hiếnvà phải làm sao để cuộc đời mình có ý nghĩa.
- Mong muốn giữ màu xanh cho rừng trên khắp vùng miền Tổ quốc trong bối cảnh nhiều cánh rừng đang bị tàn phá…chắc hẳn là động lực để chị và đồng nghiệp tại Viện có sự điều chỉnh trong công việc?
Video đang HOT
- Ban đầu, Viện chỉ làm mảng nghiên cứu, lựa chọn, lai tạo nhưng hiện nay còn cung cấp giống cây trồng cho các địa phương, tạo màu xanh cho hàng nghìn hec ta rừng; chuyển giao cho các tập đoàn, công ty giống cây tốt để phủ xanh rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, do lâm sản chưa tạo thành hệ thống thị trường để bao tiêu sản phẩm, vẫn mang tính chất manh mún, nên Viện hướng tới chế biến và tiêu thụ. Đó là lý do tại sao từ Viện nghiên cứu chuyên lĩnh vực khoa học đã chuyển sang nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn. Viện đã liên kết với nhiều tập đoàn, công ty để thu mua và bao tiêu sản phẩm; Chuyển giao các quy trình công nghệ và đồng hành tạo nên những cánh rừng khu vực, tạo ra sản phẩm chuỗi để nâng giá trị rừng thành sản phẩm tinh…
Tự hào với nhiệm vụ “trồng người”
- Ở vị trí “trồng người”, chị đã thay đổi ra sao để người học thực sự yêu công việc thay vì chỉ ngồi trên ghế nhà trường ghi chép, đọc sách?
- Có 2 đối tượng Viện đang đào tạo là các nghiên cứu sinh, cao học và người dân, cán bộ kỹ thuật của địa phương. Chúng tôi luôn tìm cách truyền đạt làm sao để không phải là lý thuyết suông, mà vừa dạy lý thuyết vừa đào tạo trực tiếp trong phòng thí nghiệm hoặc trên đồng ruộng.
Viện có mô hình thực tế và mở cửa cho tất cả người làm công tác nghiên cứu tới học tập. Trước đây, muốn nghiên cứu cây Hoàng tinh trắng (một loại sâm), người học phải đi nhiều ngày tới Hoàng Su Phì hay Lai Châu để tìm, bây giờ chỉ cần đến Viện có ngay cây bố, cây mẹ, cách chế biến… để học.
Viện còn gây dựng cả những khu rừng cùng các loại cây quý hiếm tại khu vực Hồ Núi Cốc để người học có điều kiện tiếp xúc thực tiễn. Những điều Viện làm nhằm hướng tới mong muốn loài cây gỗ, dược liệu quý… sẽ được lưu trữ trong tự nhiên, thế hệ sau này biết đến chúng trong thực tế chứ không chỉ trên sách vở, tài liệu…
- Trao quyền tự chủ có phải là cách để chị thúc đẩy những đồng nghiệp trẻ làm khoa học với niềm say mê?
-Những bạn trẻ làm việc ở Viện đều tốt nghiệp lĩnh vực Nông lâm nghiệp, tài nguyên môi trường… Đặc biệt, trong số đó gần một nửa là con em người dân tộc thiểu số. Khi các em ra trường, chúng tôi luôn mở rộng vòng tay đón vào làm việc và khi “đủ lông cánh” Viện sẵn sàng “thả” để các em có cơ hội làm việc ở bất cứ nơi nào mong muốn.
- Với chị giải thưởng Kovalevskaia 2019 là điểm dừng hay động lực để tiếp tục làm và cống hiến?
- Trong công việc chưa bao giờ tôi nghĩ làm để nhận bằng khen, giấy khen. Tôi không quan tâm nhiều lắm đến sự ghi nhận, vinh danh. Giải thưởng đến với tôi rất tự nhiên, khi nhà trường thông báo tôi mới biết.
Khá bất ngờ, tuy nhiên giải thưởng với tôi là toàn bộ giá trị cuộc đời. Một người không quan tâm nhiều về hình thức, không phô trương nhưng nhận được giải thưởng khiến tôi thấy có niềm tin với xã hội, những người làm công tác thi đua khen thưởng, hội đồng xét giải thưởng…
Những giải thưởng, thành tích đạt được một cách tự nhiên tiếp thêm cho tôi niềm tin, động lực để làm việc, cống hiến. Đồng thời, thêm tin vào cách mình đang làm, hướng mình đang đi là đúng đắn và thấy rõ hơn trọng trách mình đang mang.
- Xin cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thu Hà!
Tôi luôn tâm đắc với vai trò nhà giáo, người đưa đò và luôn ý thức phải có trách nhiệm với thế hệ trẻ, SV và cộng đồng. Không những trồng cây gây rừng, tôi còn làm nhiệm vụ “trồng người”. Do đó, những gì tích lũy được trong sự nghiệp của mình, tôi muốn trao lại cho các bạn trẻ để tiếp tục xây dựng, cống hiến cho lĩnh vực mà tôi và nhiều đồng nghiệp đã dành cả cuộc đời, tâm huyết nghiên cứu và xây dựng, để việc giữ màu xanh quê hương được tiếp tục lan tỏa. – PGS.TS Trần Thị Thu Hà
Hiệu quả từ đổi mới đánh giá học sinh
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành về sửa đổi Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học quy định rõ, bắt đầu từ năm học 2020-2021, trường học có nhiều đổi mới trong đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ học sinh.
Qua các đề kiểm tra cuối học kỳ 1 vừa qua, việc đổi mới này đã mang lại hiệu quả tích cực.
Đề thi gần gũi cuộc sống
Mới đây, đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý dành cho học sinh khối 11, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM) có câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học về định luật Ohm vào cuộc sống.
Cụ thể, đề thi nêu rõ "Nhân dịp Noel 2020, An muốn trang trí cây thông bằng đèn led, mỗi đèn ghi (2V - 2W), mắc các đèn nối tiếp vào mạch điện kín gồm 10 pin suất điện động 1,5V... Hỏi An phải dùng bao nhiêu bóng đèn để đèn sáng bình thường?".
Thầy Vũ Quốc Dũng, Tổ trưởng Tổ Vật lý, Trường THPT Nguyễn Du, cho biết, mục đích của việc ra đề kiểm tra có lồng ghép các yếu tố thực tế, đặc biệt liên quan đến ngày lễ các em yêu thích để tạo cảm giác thoải mái cho các em khi làm bài.
Tương tự, đề kiểm tra cuối học kỳ 1, môn Vật lý dành cho học sinh khối 10, Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận) có câu hỏi vận dụng kiến thức liên hệ tình huống đặt ra trong thực tiễn như sau: "Có một thanh niên phê ma túy bị kích động leo lên ngồi trên bảng hiệu tòa nhà cao 90m.
Lực lượng cảnh sát TPHCM đã đến ứng cứu bằng nhiều hình thức, trong đó có một tấm nệm được cảnh sát đưa tới dưới sân gạch của tòa nhà này. Hãy giải thích công dụng của tấm nệm trong việc ứng cứu". Mặc dù câu hỏi này chỉ chiếm 0,5 điểm trong tổng số điểm toàn bài, nhưng đã mang đến nhiều hứng thú cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình) tham gia một dự án học tập
Chia sẻ với PV Báo SGGP, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho biết, chương trình SGK hiện hành khá nặng về kiến thức mà thời gian lên lớp có hạn khiến giáo viên rất vất vả. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh là cần thiết.
"Việc ra đề kiểm tra lồng ghép kiến thức đời sống làm cho kiến thức khoa học trở nên mềm mại hơn, dễ tiếp thu. Tôi cho rằng, thời gian tới, sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần chú ý đến vấn đề này", nhà giáo này bày tỏ.
Cũng theo ông Phú, việc ra đề thi lồng ghép kiến thức thực tiễn đặt ra yêu cầu giáo viên không ngừng học hỏi, nghiên cứu mục tiêu giảng dạy để có đề thi hay. Riêng đối với học sinh, việc đề thi được ra theo hướng đổi mới sẽ giúp các em không còn chủ quan ôm sách giáo khoa học vẹt, bản thân học sinh cũng thay đổi phương pháp tiếp cận kiến thức, đọc nhiều tài liệu tham khảo và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học...
Tuy nhiên, theo một giáo viên môn Ngữ văn (trường THCS ở quận 1), giáo viên ở nhiều trường THCS và THPT hiện nay vẫn mang tâm lý ngại đổi mới do sức ì của việc biên soạn đề thi trước đây, lo sợ bị dư luận "ném đá" nếu đề thi không phù hợp. Vì vậy, để giáo viên mạnh dạn đổi mới thì ban giám hiệu các trường phải chủ động khuyến khích, đưa yêu cầu đổi mới thành một trong những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
Chuyển biến tích cực
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên Trường TH-THCS-THPT Tân Phú (quận Tân Phú) nhận định, qua một học kỳ thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 26, cả thầy và trò đều có những chuyển biến tích cực. Lấy ví dụ ở bộ môn Hóa học, giáo viên này cho biết, số lượng bài kiểm tra đã giảm, thay vào đó là đánh giá học sinh dựa vào sản phẩm học tập hoặc các bài thuyết trình, phỏng vấn theo đội nhóm với các chủ đề cho trước.
Với cách làm này, học sinh giảm được áp lực học tập, giáo viên cũng giảm số lượng bài thi phải chấm. Qua thực tế giảng dạy, thầy Thanh cho biết, học sinh rất hào hứng với cách học và kiểm tra theo định hướng đổi mới, trong đó tăng cường các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, phát huy năng lực phản biện cho các em.
Đánh giá về những điểm tích cực của Thông tư 26, thầy Phạm Lê Thanh cho rằng, việc bài kiểm tra, đánh giá định kỳ có thể thực hiện trên giấy hoặc máy tính; trong đó đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận đặc tả theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục giúp đánh giá sát thực hơn việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh, đồng thời tạo công bằng giữa học sinh các lớp...
Vận dụng cách đánh giá mới, giáo viên này đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá với từng mức độ phù hợp nhiệm vụ và đánh giá sản phẩm làm ra của học sinh thông qua các buổi trải nghiệm, cung cấp cho học sinh các tiêu chí đánh giá trước mỗi hoạt động.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết, tùy theo điều kiện thực tế, đối tượng học sinh, yêu cầu cụ thể của nội dung học tập, các trường có thể lựa chọn cách dạy học và đánh giá khác nhau. Bộ GD-ĐT khẳng định, đa dạng hình thức đánh giá không có nghĩa bắt buộc tất cả các cơ sở giáo dục thực hiện giống nhau, dù đánh giá theo cách nào cũng phải có tiêu chí và thông báo trước cho học sinh.
Xung quanh việc một số trường chưa áp dụng xây dựng đề kiểm tra theo ma trận, đặc tả trong học kỳ 1 do chưa được tập huấn, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, bộ đã ban hành hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, trong đó hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ cho học sinh.
Hơn 4.600 học sinh mầm non ở Con Cuông phải nghỉ học để tránh rét Do ảnh hưởng của tình hình rét đậm, rét hại, hơn 4.600 học sinh bậc học mầm non trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) đã được nghỉ học. Xác nhận với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phan Trọng Trung - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) cho biết,...