PGS.TS Phạm Văn Tình: Gặp lỗi chính tả như ăn phải hạt sạn

Theo dõi VGT trên

Từ điển là cẩm nang hướng dẫn người dùng, đòi hỏi phải chuẩn. Từ điển chính tả tiếng Việt là cẩm nang về cách viết thế nào cho đúng.

Cuốn “ Từ điển chính tả tiếng Việt” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) của PGS, TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, có nhiều sai sót, nhầm lẫn khó chấp nhận, gây xôn xao dư luận. Ngày 12/6, NXB HQG Hà Nội đã ra quyết định thu hồi cuốn sách nêu trên.

Việc xuất bản một cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” mà lại sai chính tả là điều đáng tiếc. Bởi chuẩn chính tả là một vấn đề có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ. Đề cập vấn đề này, phóng viên VOV.VN có cuộc trao đổi với PGS, TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

PGS.TS Phạm Văn Tình: Gặp lỗi chính tả như ăn phải hạt sạn - Hình 1

“Từ điển chính tả tiếng Việt” bị sai chính tả.

PV: Thưa PGS .TS Phạm Văn Tình, không rõ Việt Nam hiện có bao nhiêu cuốn từ điển chính tả tiếng Việt?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Hiện có rất nhiều cuốn từ điển chính tả tiếng Việt. Cũng có nhiều cuốn chất lượng tốt như của GS Hoàng Phê.

PV: Vậy thưa PGS, trong cuộc sống như ông nói, có rất nhiều từ điển để hướng dẫn về mặt chính tả. PGS có thể liệt kê những cuốn từ điển nào thiết thực với cuộc sống, một cách đơn giản nhất hiện nay?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Nếu mà nói từ điển phục vụ cho cộng đồng thì có nhiều. Thứ nhất là phải có những cuốn Từ điển giải thích, tức là Từ điển tường giải. Cuốn đầu tiên là của Huỳnh Tịnh Của, nhan đề là Đại Nam Quốc Âm Tự Vị. Cuốn này xuất bản từ năm 1895-1896, là cuốn Từ điển tiếng Việt đầu tiên của nước ta, được chính quyền Pháp ở Nam Kỳ xuất bản.

Hiện nay có nhiều Từ điển giải thích. Gần nhất là cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1988 và được tái bản nhiều lần. Đấy là cuốn hướng dẫn người nói về mặt từ ngữ. Và còn nhiều cuốn khác như Từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa, Từ điển vần, rồi Từ điển chính tả.

Từ điển chính tả là cẩm nang về cách viết thế nào cho đúng. Một cuốn hướng dẫn nói, một cuốn hướng dẫn viết, thì Từ điển chính tả là cuốn hướng dẫn người ta viết thế nào cho chuẩn.

Sau này có nhiều cuốn Từ điển chính tả. Đến nay, tôi biết một trong những cuốn từ điển chính tả khá cổ là cuốn của GS Lê Ngọc Trụ. Từ điển chính tả thực tế là một cách cụ thể hoá từ điển giải thích tiếng Việt. Bởi bản thân cuốn Từ điển giải thích cũng đã bao hàm ý nghĩa của Từ điển chính tả. Nhưng Từ điển chính tả đưa ra các khả năng sử dụng và hướng người dùng đến biến thể chuẩn.

Chữ Việt là ghi âm, cho nên rất đơn giản là âm nói thế nào thì viết như thế. Chỉ có điều giữa âm và chữ trong tiếng Việt nó có sự vênh nhau. Vênh nhau vì sao? Bởi vì hệ thống âm vị được sử dụng chữ cái Latin để sáng tạo ra chữ Quốc ngữ nó có một số bất hợp lí. Chẳng hạn như hiện nay 3 con chữ R, GI, và D thể hiện âm vị d. Rắc rối, duyên dáng, hay già dặn, thực ra đều phát âm bằng âm d. Chữ NG thì tại sao đi với I còn E thì lại phải là NGH; nếu đi với A hay Ô, ví dụ như ngô nghê thì ngô phải viết NG nhưng nghê thì viết NGH. Rất nhiều những cái có thể nói là bất hợp lí. Cho nên nếu không thuộc chính tả thì có thể dẫn đến viết sai.

Video đang HOT

PGS.TS Phạm Văn Tình: Gặp lỗi chính tả như ăn phải hạt sạn - Hình 2

PGS, TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

Liên quan đến từ ngữ thì có Từ điển tiếng Việt giải thích, cách viết thì có Từ điển chính tả. Vì vậy cần có một cuốn Từ điển chính tả bên cạnh, tôi cho rằng là 1 điều cần thiết đối với những người làm công việc viết lách như nhà báo, những người viết sách, người nghiên cứu vẫn cần thiết phải tra để đỡ mất công.

PV: Từ điển chính tả giống như 1 bản mẫu để người dân soi chiếu . Vậy , việc một cuốn T ừ điển về chính tả tiếng Việt lại sai chính tả, thì chắc đó là điều không chấp nhận được?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Từ điển là cẩm nang hướng dẫn người dùng, đòi hỏi phải chuẩn. Từ điển chính tả cũng thế. Nguyên tắc làm từ điển là phải thu thập tất cả các ngữ liệu. Nó là cơ sở để biên soạn một cuốn từ điển. Từ điển chính tả cũng thế. Ngữ liệu trong cuộc sống vô cùng đa dạng. Việc đầu tiên là phải sắp xếp, phân loại các ngữ liệu xem cái nào được coi là chuẩn, cái nào được coi là phổ biến và được chấp nhận. Chứ không phải bất luận cái nào xuất hiện là ta đưa vào từ điển. Những người làm Từ điển chính tả phải xem xét trong những ngữ liệu mang về, xem cái nào được lựa chọn để đưa vào làm chuẩn.

Người làm từ điển việc đầu tiên phải dựa vào các nguyên tắc để giải thích, dựa vào nguyên tắc phân định từ loại để chia ra làm danh từ, hay tính từ, động từ hay trợ động từ hay là thán từ, rồi từ đó mới tìm cách định nghĩa.

Từ điển chính tả thì cũng phải dựa vào những nguyên tắc sau: nguyên tắc âm vị học; Từ nguyên học; Theo thói quen; Cú pháp học và tu từ học. Những nguyên tắc này gần như là căn cứ quan trọng, là kim chỉ nam, là thước đo để người soạn từ điển chính tả phân loại và đưa vào cuốn từ điển của mình, hướng dẫn cho mọi người trong cộng đồng viết thế nào cho đúng.

PV: Như PGS vừa nói, sự biến thế rất nhiều và dẫn ra cái sai từ cái gốc của vấn đề . N gay cả trên báo chí, phóng viên sử dụng ngôn từ nhiều lúc cũng không có sự đồng nhất trong chính tả tiếng Việt , vậy thưa PGS để thay đổi điều này chắc không thể ngày một, ngày hai?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Chuẩn chính tả vừa mang tính xã hội vừa mang tính lịch sử, liên quan đến nhận thức. Hiện nay trên báo chí sai lệch chính tả nhiều. Tôi nói ví dụ như y với i, nhiều người không ai chịu ai. Quy định này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể và học sinh, giới ngôn ngữ học cũng đã chấp nhận.

Chính tả vừa có tính pháp lý, vừa có tính logic ngôn ngữ học, vừa có tính văn hoá nữa. Vấn đề này có những hiệu ứng dây chuyền nếu không đưa ra 1 chuẩn chính tả cho mọi người. Tất nhiên tôi biết chính tả là câu chuyện thuộc về kĩ năng, nên ta có thể viết sai. Bản thân những người làm ngôn ngữ nhiều khi cũng viết sai. Vì có những từ lần đầu tiên làm quen hoặc rất ít khi viết. Vì thế không còn cách nào khác phải tra từ điển. Lúc đó từ điển trở thành trọng tài, mà trọng tài sai thì làm sao đưa ra kết quả phân đúng sai được.

PV: Vậy k hông chỉ với nhà ngôn ngữ với mỗi nhà báo trong làm nghề cũng cần phải có cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt bên cạnh?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Nên có, vì không ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng. Vì ngôn ngữ của dân tộc có quá nhiều tri thức mình phải tiếp nhận. Liên quan đến từ ngữ thì có Từ điển tiếng Việt giải thích, cách viết thì có Từ điển chính tả. Vì vậy cần có một cuốn Từ điển chính tả bên cạnh, tôi cho rằng là 1 điều cần thiết đối với những người làm công việc viết lách như nhà báo, những người viết sách, người nghiên cứu vẫn cần thiết phải tra để đỡ mất công. Và hơn hết là có một ngữ liệu để kiểm chứng độ đúng sai của mình. Vì mục tiêu của người viết báo là viết chuyện này chuyện kia, viết những nội dung hay suy nghĩ tình cảm trong truyện hay hồi kí…Để không mất quá nhiều thời gian băn khoăn về mặt chính tả phải có cuốn Từ điển chính tả trong tay. Tất nhiên không phải lúc nào cũng tra, chỉ khi mình nghi ngờ, không tự tin về cách viết đó, thì mới hỏi tới “trọng tài” từ điển. Và thường khi chúng ta vấp 1 lần, 2 lần thì chắc lần thứ 3 ít vấp hơn. Đó là 1 trong những yếu tố hình thành kĩ năng như mọi kĩ năng khác trong cuộc sống.

PV: Theo PGS nhận định, T ừ điển chính tả có rất nhiều nhưng sai sót cũng không ít. Vậy thì những người làm biên soạn và xuất bản liệu có quá dễ dãi với chính mình và công trình của mình?

PGS .TS Phạm Văn Tình: Đa số Từ điển chính tả của chúng ta là tốt. Cuốn của bên ngôn ngữ học hay cuốn của GS Hoàng Phê làm và những cuốn gần đây. Hơi tiếc là có những cuốn còn nhiều sơ suất, điển hình nhất là cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của NXB ĐHQG Hà Nội xuất bản cách đây 3 năm.

Cả cuốn từ điển mấy ngàn từ sai một vài từ thì cũng gây ra hiệu ứng không tốt trong xã hội. Đây là những đồng nghiệp tôi biết, họ là những người có trình độ, nhưng để xảy ra sai sót thì có mấy lý do, một là chủ biên đã uỷ nhiệm cho những cán bộ dưới để sai sót không kiểm soát hết. Thứ 2 là NXB cũng không cẩn thận trong khâu biên tập. Vì nếu khâu biên tập mà phát hiện ra rồi cảnh báo thì sẽ giúp tác giả sửa chữa 1 cách tốt hơn, tỉnh táo hơn trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến chính tả tiếng Việt. Tôi hy vọng, sau những sự kiện như thế cũng là một lời nhắc nhở, giúp chúng ta phải cẩn trọng trong việc xử lý tư liệu và đưa các tư liệu đó vào trong từ điển thế nào cho hợp lý chuẩn xác và giúp cho cộng đồng có những định hướng tốt trong việc sử dụng chính tả.

PV: Vâng, xin cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Tình./.

Tiếng Việt, chữ Việt và vấn đề chính tả

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về cuốn "Từ điển chính tả tiếng Việt" (Nhà xuất bản ại học Quốc gia Hà Nội) của PGS, TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, có nhiều sai sót, nhầm lẫn khó chấp nhận.

Ngày 12-6, Nhà xuất bản (NXB) ại học Quốc gia Hà Nội đã ra quyết định thu hồi cuốn sách nêu trên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam chỉ thật sự có văn tự của riêng mình từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ. Và cũng từ đó, cùng với công cuộc chuẩn hóa tiếng Việt là việc chuẩn hóa chữ viết, trong đó chuẩn chính tả liên quan ngôn ngữ và văn hóa của một đất nước.

Vì vậy, xuất bản một cuốn từ điển chính tả thiếu chuẩn, nhiều sai sót là điều đáng tiếc mà các tác giả và NXB cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. ể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Báo Nhân Dân đăng tải bài viết của PGS, TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

Tiếng Việt, chữ Việt và vấn đề chính tả - Hình 1

"Từ điển chính tả" bị sai chính tả.

Tên gọi chữ Quốc ngữ - chữ của quốc gia - được dùng lần đầu để chỉ chữ Quốc ngữ (mà chúng ta đang gọi như hiện nay) vào năm 1867 trên tờ Gia ịnh báo (tờ báo viết bằng chữ Việt mới xuất hiện lần đầu tại Sài Gòn, ngày 15-4-1865). Thực ra, sau khi cuốn Từ điển Việt - Latin của Jean-Louis Taberd (xuất bản năm 1838) thì chữ Quốc ngữ cơ bản được định hình và nó đã tồn tại trong xã hội Việt Nam ở trạng thái tam ngữ bất bình đẳng (chữ Hán của tầng lớp Nho học, chữ Pháp dùng trong hệ thống hành chính nhà nước (do Pháp bảo hộ), chữ Quốc ngữ của tầng lớp bình dân, dùng để sáng tác thơ văn và bày tỏ cảm xúc...).

Nhưng càng ngày, chữ Quốc ngữ càng phát huy ưu thế của mình. Do đây là lối viết chữ ghi âm (nói thế nào viết thế ấy) dùng hệ chữ Latin để thể hiện. ó là lối chữ giản tiện, dễ học, dễ đọc, dễ nhớ (chứ học chữ Hán và đặc biệt chữ Nôm thì vô cùng nhiêu khê, phiền phức). Chỉ trong một thời gian không dài, số lượng tác phẩm văn thơ do quần chúng nhân dân sáng tác đã tăng lên chóng mặt. Sự ra đời của các tờ báo Quốc ngữ cùng các cơ quan xuất bản vào cuộc làm cho sự quảng bá tri thức văn hóa cũng mở rộng không ngừng. Như vậy, chữ Quốc ngữ ra đời đã có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của nó là điều không thể phủ nhận.

Nhưng, do nhiều vấn đề mà chữ Quốc ngữ trong quá trình sử dụng đã bộc lộ một số bất hợp lý. Hệ thống âm vị tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 6 phụ âm cuối và 6 thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính). Người ta phải dùng hệ thống chữ cái Latin để thể hiện các âm vị này.

Chịu ảnh hưởng của cách viết của ngôn ngữ dòng Roman và trình độ ngữ âm học của các tác giả chữ Quốc ngữ (người châu Âu) lúc đó còn hạn chế, vì thế, chữ Quốc ngữ có âm vị được thể hiện bằng nhiều chữ cái (k = c, k, q; d = r, d, gi), nhiều vần ghép không hợp lý (ng = ng, ngh; g = g, gh...),... Chữ Quốc ngữ cũng là lối viết có nhiều dấu phụ nhất (dấu râu, dấu mũ, dấu giọng...). iều này cũng gây phiền hà cho việc viết, in ấn, phổ cập...

Tiếng Việt lại là ngôn ngữ có nhiều phương ngữ. Hiện tại, các nhà Việt ngữ chia thành ba vùng phương ngữ chính (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), nhưng thực tế, mỗi vùng này lại tồn tại nhiều phương ngữ, thổ ngữ nhỏ khác. iều này tạo nên sự khác biệt vùng miền, trong đó sự khác biệt về ngữ âm là rõ nhất.

Ngoài ra, trong phạm vi một vùng phương ngữ, cũng tồn tại nhiều cách viết khác nhau. Ngay trong giới báo chí và truyền thông cũng có sự phân hóa, không thống nhất. iều này phụ thuộc vào quan điểm, thái độ và tri thức hiểu biết...

ể hạn chế sự khác biệt và để cho việc giao tiếp (cả bằng chữ viết và lời nói) không bị cản trở, một trong những công việc phải làm là thực hiện tốt việc chuẩn hóa chính tả.

GS Hoàng Phê (trong Hoàng Phê - Tuyển tập Ngôn ngữ học, NXB à Nẵng, 2008) có viết: "Một ngôn ngữ văn hóa dân tộc không thể không có chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp, bằng ngôn ngữ viết, mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thời đại, đời trước và đời sau" (tr. 840). Từ điển chính tả chính là một công cụ quan trọng phục vụ sự nghiệp chuẩn hóa chính tả.

Nhưng chữ viết là một vấn đề phức tạp. Bản thân ngôn ngữ tự nhiên cũng có cái phức tạp nhưng nhiều khi hoặc không để ý (vì vẫn giao tiếp bình thường), hoặc là "lời nói gió bay", nên không quá trầm trọng. Song, chữ viết "giấy trắng mực đen" lại có những tiêu chuẩn khắt khe riêng. Vì thế, việc viết sai chính tả sẽ rầy rà, dẫn đến hiệu ứng tiêu cực. Chẳng hạn, ta sẽ không chấp nhận cách viết, như: chời chong chẻo (trời trong trẻo), da đi ô (radio, ra-đi-ô), diệu thuốc (rượu thuốc)... mặc dù nếu nghe phát âm thì chẳng ai nói sai (vì không nhất thiết phải cong lưỡi),...

Có thể nói, về cơ bản, chính tả tiếng Việt hiện nay không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng, đây đó vẫn đang tồn tại nhiều cách viết tùy tiện, không có sự cân nhắc trong lựa chọn. Bởi cốt lõi của chuẩn ngôn ngữ chính là sự lựa chọn trong những biến thể đang tồn tại để chọn một biến thể hợp lý nhất. Các nhà soạn từ điển làm ngữ liệu, dĩ nhiên phải thống kê mọi trường hợp đang sử dụng trong cộng đồng. Nhưng dứt khoát phải xem xét và loại bỏ không thương tiếc những biến thể chắc chắn là sai, cá biệt, không phổ biến.

Vấn đề này không khó, nếu chúng ta nắm được các nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt.

Trước hết, đó là nguyên tắc Ngữ âm học. Chữ Quốc ngữ của ta là chữ ghi âm (nói sao viết vậy). Chính tả phải đi theo chính âm. Phát âm là căn cứ để ghi chép. Thí dụ, câu Hôm qua em tới trường gồm 5 âm tiết và người nghe sẽ chép lại bằng cách lần lượt ghép vần các âm tiết và viết cho đúng.

Nguyên tắc này là "mẫu số chung" giúp cho mọi người ở mọi vùng miền quy về một mối, dù biến thể ngữ âm là điều khó tránh. Chẳng hạn, các từ như Việt Nam, dưa chuột, ve vãn, người miền nam nói là Giệc Nam, dưa chuộc, ve vãng; Quảng Nam, tiểu đoàn, đi làm, người miền trung nói là Quẩng Nôm, tỉu đoòng, đi lờm/lồm; con bò vàng người Thạch Thất (Hà Tây cũ) nói là con bo vang... Nói có khác nhưng chính tả chỉ có một cách viết duy nhất. Dù trong một chừng mực nào đó, nguyên tắc ngữ âm học chưa thật sự được áp dụng một cách tuyệt đối, song chuẩn chính tả sẽ giúp cho tình hình đó bớt lộn xộn.

Thứ hai, đó là nguyên tắc Từ nguyên học. Xuất xứ, cội nguồn là cái gốc. iều này giúp người viết có căn cứ "loại trừ" cái không chuẩn mà không cần phải băn khoăn gì cả. Chẳng hạn, sa trường không thể viết là xa trường (sa, từ Hán Việt = cát; xa, từ thuần Việt = 1. dụng cụ kéo sợi, 2. ở một khoảng cách nào đó).

Trường (nơi xảy ra) chỉ có thể kết hợp với sa để thành sa trường (chiến trường). Dây dưa (dây: vật dụng hay thân cây có dạng hình sợi) không thể viết là giây dưa, rây rưa (giây: đơn vị đo thời gian hay đo góc, rây: đồ dùng để phân loại bột hay chất lỏng có cặn). Trăm thứ bà Giằn, cần phải viết đúng là "Giằn" vì đó là tên thật của một phụ nữ...

Thứ ba, phải theo nguyên tắc quy ước ngôn ngữ, được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Như trên đã nói, khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, các nhà truyền giáo Bồ ào Nha và Pháp đã đưa ra những quy định chưa thật chính xác theo tinh thần âm vị học. Nhưng quy định đó đã ăn sâu vào cộng đồng như một thói quen khó bỏ. Chẳng hạn, nếu ta viết ngề ngiệp thay cho nghề nghiệp, gi nhớ thay cho ghi nhớ, za ziết thay cho da diết, iêu cính thay cho yêu kính... thì vẫn đọc đúng nhưng không ổn.

Tất nhiên, có nhiều trường hợp chính tả lưỡng khả (có hơn hai biến thể) song song tồn tại, như trau dồi/ trau giồi; râm bụt/ dâm bụt/ giâm bụt; sếp/ xếp (phiên từ chef, tiếng Pháp)... thì xu hướng người viết sẽ chọn biến thể có tần số cao hơn, hợp lý hơn (râm bụt được lựa chọn nhiều hơn là một thí dụ). Chưa kể, nhiều trường hợp chính tả tên riêng nước ngoài trên báo chí cũng là vấn đề tranh cãi. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải chấp nhận tính hợp lý tương đối của các biến thể đang dùng.

Thứ tư, theo nguyên tắc Cú pháp học. ó là chính tả theo dấu câu. Chữ cái của âm tiết bắt đầu câu thì phải viết hoa. Sau các dấu phân chia thành phần câu (phẩy, chấm phẩy) thì không.

Thứ năm, theo quy định tên riêng và phong cách tu từ học. Tên riêng (tên người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức...) viết hoa theo quy định. Những trường hợp cần trang trọng, tôn vinh cũng viết hoa (như Bác Hồ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Hát mãi về Anh...),...

Có thể nói, chuẩn chính tả là một vấn đề có tính bắt buộc đối với mọi thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ. Chữ viết là một vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Mỗi thành viên trong cộng đồng phải tự tìm hiểu, học tập, trau dồi những kỹ năng, trong đó có kỹ năng viết đúng. Thực hiện tốt công cuộc chuẩn chính tả chính là chúng ta hướng tới một tiếng Việt văn hóa. Vì vậy, xây dựng và xuất bản những cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt chuẩn mực là điều vô cùng cần thiết hiện nay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Angela Phương Trinh tiếp tục có hành động thách thức khiến netizen ngao ngán
14:41:19 04/06/2024
Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt
12:52:12 04/06/2024
Trấn Thành lại bị dính vào ồn ào muốn "riêng tư", khách ăn cùng nhà hàng bị yêu cầu xóa ảnh: Chuyện gì đây?
12:44:50 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"
12:41:27 04/06/2024
Mỹ nhân ly hôn năm 21 t.uổi bất ngờ phát ngôn vụ Xoài Non - Xemesis: Không phải chỉ vì ít học mới đổ vỡ
14:37:11 04/06/2024
"Hot mom" Doãn Hải My lần đầu kể "tất tần tật" chuyện đi đẻ: Sinh thường, đau rũ rượi vẫn bị Đoàn Văn Hậu bắt làm một điều
13:20:01 04/06/2024
Vụ bé 5 t.uổi t.ử v.ong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con
11:05:52 04/06/2024
Sao nữ Vbiz tiết lộ chi phí khủng sau 4 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm thất bại
14:00:02 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tiểu thư hào môn của cặp sao Việt hạng A bị "team qua đường" bắt cận dung mạo khi dự tiệc thân mật

Sao việt

16:58:23 04/06/2024
Sinh ra trong gia đình có bố là danh hài đình đám, mẹ là nữ diễn viên nổi tiếng, các con nhà Trường Giang và Nhã Phương được quan tâm từ ngày bé đến hiện tại.

Vợ chồng tài tử Gia Đình Là Số 1 xả ảnh nghỉ trăng mật, nhìn body cả đôi mà "b.ỏng m.ắt"

Sao châu á

16:54:13 04/06/2024
Sau đám cưới hoành tráng ngày 10/5, tài tử Gia Đình Là Số 1 Julien Kang và vợ Park Jee Eun hiện đang đi nghỉ tuần trăng mật ở Bahamas, Mỹ.

Bom tấn cổ trang mới chiếu 2 ngày đã phá kỷ lục 2024, nữ chính có tạo hình đẹp nhất sự nghiệp

Phim châu á

16:50:28 04/06/2024
Được đ.ánh giá là hắc mã của màn ảnh Hoa ngữ đầu năm 2024, bộ phim không có dàn diễn viên hot nhưng đã lập thành tích tốt vì nội dung quá cuốn.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối dễ nấu, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:46:51 04/06/2024
Thực đơn cơm tối toàn món dễ nấu, nhìn là muốn ăn ngay. Mâm cơm ngon miệng lại bắt mắt, nhiều món đơn giản dễ nấu.

Nước chè có tốt không? có nên uống nước chè hàng ngày?

Sức khỏe

16:36:27 04/06/2024
Nước chè xanh là một trong những loại đồ uống được nhiều người yêu thích và tin rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Single Nhật tiến mới lạ của aespa chưa ra mắt đã gây sốt

Nhạc quốc tế

16:03:51 04/06/2024
Tuy không có sự xuất hiện của vũ trụ thực tế ảo hoành tráng như album Supernova, Hot Mess vẫn được dự đoán sẽ giúp aespa ra mắt ấn tượng tại Nhật Bản.

Sau 30 t.uổi, người có 4 đặc điểm này trông sẽ già nua, da dẻ nhanh lão hóa hơn người khác

Làm đẹp

15:52:49 04/06/2024
Sau t.uổi 34, tốc độ lão hóa của con người sẽ tăng nhanh hơn nhưng ở một số người, những dấu hiệu của t.uổi già sẽ dễ hiện rõ hơn so với những người khác.

Mbappe gia nhập danh sách 'món hời' của Perez

Sao thể thao

15:20:29 04/06/2024
Kylian Mbappe là nét mới trong chiến lược chuyển nhượng của Real Madrid. Họ đã tiết kiệm được rất nhiều t.iền trong những năm gần đây.

Quyền Linh, Ngọc Lan hụt hẫng khi chàng họa sĩ bị từ chối hẹn hò

Tv show

15:09:34 04/06/2024
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô gái 32 t.uổi chưa có kinh nghiệm yêu đương được ghép đôi với chàng họa sĩ từng qua một lần đò .

Thiếu nữ bị 1 người xô đổ xe, đè xuống bãi đất lúc đêm khuya

Pháp luật

15:02:15 04/06/2024
Camera ghi lại cảnh cô gái đi xe máy trên đường đi làm về lúc đêm khuya, khi đến đoạn đường vắng thì bị một nam thanh niên đi xe máy áp sát, xô ngã xe.

Lâm Bảo Châu 'choáng váng' trước quyết định của Lệ Quyên

Nhạc việt

15:00:36 04/06/2024
Khi thực hiện MV Tình chỉ đẹp khi vừa bắt đầu , Lệ Quyên mong muốn làm mới chính mình nên khi cảm thấy ca khúc chưa vừa ý, cô sẵn sàng làm lại từ đầu khiến Lâm Bảo Châu ngỡ ngàng.