PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện thay GS.TS Mai Hồng Quỳ làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen
Từ tháng 4 tới , PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện sẽ chính thức thay GS.TS Mai Hồng Quỳ để làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện nhận huân chương Cành cọ hàn lâm của Cộng hoà Pháp năm 2018
Theo thông tin của Báo Thanh Niên, từ ngày 15.4, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện sẽ chính thức thay GS.TS Mai Hồng Quỳ để làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện sinh ngày 30.6.1959 tại Tân An (Cần Thơ). Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Luật tư pháp tại Trường ĐH Luật Hà Nội và có bằng hai đại học ngành Luật công chứng. Ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật tại Trường ĐH Paris II (Pháp), sau đó tốt nghiệp bằng tiến sĩ chuyên ngành Luật tại Trường ĐH Panthéon-Assas Paris (Pháp).
Ông từng là Trưởng khoa Luật tại Trường ĐH Cần Thơ, sau đó là Phó Trưởng khoa Kinh tế – Luật rồi Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Từ năm 2019 đến nay, ông là Trường Văn phòng chuyên san Kinh tế – Luật – Quản lý của trường này.
GS.TS Mai Hồng Quỳ, người vừa rời chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đảm nhiệm chức vụ này ở nhiệm kỳ 2017-2022 theo quyết định của UBND TP.HCM, số 5797/QĐ-UBND ban hành ngày 17.12.2018.
GS.TS Mai Hồng Quỳ trong một buổi lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Hoa Sen
Video đang HOT
Bà Quỳ cho biết sau nhiều năm làm công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục, lãnh đạo nhiều đơn vị đại học, đặc biệt là thời gian đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, bà cảm thấy mình cần dành thêm thời gian cho bản thân, gia đình và làm những việc mà bấy lâu vẫn chưa có thời gian để thực hiện
HIện tại, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đang còn làm nghĩa vụ với ĐH Quốc gia TP.HCM nên ông chưa tiếp nhận nhiệm vụ làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen và thông tin này sẽ chính thức công bố vào ngày 15.4 tới.
Vượt qua định kiến, trường nghề đào tạo online
Trong khi nhiều ý kiến nhận định trường nghề không thể đào tạo trực tuyến vì phải 'cầm tay, chỉ việc' thì trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội đã thực hiện giải pháp này trong mùa dịch Covid-19.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc khẳng định đào tạo nghề trực tuyến giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị nội dung dạy học.
Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc
Nhiều nội dung được đào tạo trực tuyến
Ông có thể chia sẻ về việc nhà trường đã đầu tư hạ tầng và nhân lực như thế nào để triển khai đào tạo nghề trực tuyến?
- Trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã chuẩn bị đào tạo E-Learning trong 3 năm một cách bài bản và đồng bộ. Thứ nhất, trường chuẩn bị công nghệ để xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến có tính mở và thông dụng trên thế giới. Hệ thống này được thiết lập như một nhà trường có quản trị, số hóa từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa tới giảng viên, lớp học và sinh viên (SV). Khi giải quyết được bài toán công nghệ, chúng tôi mời một DN đủ tầm cùng xây dựng hệ thống đào tạo vừa thử nghiệm cho từng hoạt động, đến thời điểm này đã thành công.
Tiếp nữa, để giảng viên làm chủ công nghệ, chúng tôi tổ chức đào tạo những kỹ năng và vận hành quản trị lớp học trực tuyến. Các SV cũng được tập huấn để biết cách học trực tuyến, thảo luận nhóm, làm bài kiểm tra. Trước mỗi buổi học, SV được giáo viên gửi trước tài liệu bản mềm để chuẩn bị các nội dung. Công nghệ lưu trữ và đường truyền phải bảo đảm 1 ngày dạy 3 ca với 90 lớp học. Về dữ liệu, chúng tôi sử dụng công nghệ đám mây (iCloud) và đầu tư máy chủ riêng (server) để quản lý và bảo mật thông tin.
Hiện nay nhà trường triển khai đào tạo trực tuyến ở những nội dung nào?
- Chúng tôi áp dụng đào tạo trực tuyến ở 3 nội dung: Tất cả các môn học chung (Chính trị, Pháp luật...); những môn học cơ bản của các ngành nghề; môn Tiếng Anh, Tin học và lý thuyết chuyên môn của các nội dung học nghề.
Khi hết dịch Covid-19, SV quay trở lại trường, chúng tôi sẽ kiểm tra đánh giá lại trước khi chuyển sang học thực hành và đưa đến DN trải nghiệm. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những nội dung này bảo đảm chất lượng, nhà trường đưa ra các kịch bản tác động của đào tạo nghề trực tuyến có thế mạnh và hạn chế gì để từ đó quản trị.
Bà Võ Thị Hường đang đào tạo trực tuyến. Ảnh: Thủy Trúc
Công nghệ bảo đảm chất lượng đào tạo
Nhiều người rất lo ngại về việc kiểm tra đánh giá đào tạo trực tuyến, có thể xảy ra gian lận, nhà trường sẽ xử lý bằng cách nào?
- Hiện nay hệ thống đào tạo trực tuyến của trường có công nghệ kiểm tra đánh giá SV để đảm bảo chất lượng. Trong một lớp học trực tuyến có phần mềm hỗ trợ giáo viên tổ chức giao lưu với SV, hoạt động nhóm, người học phát biểu như ở lớp học truyền thống. Hệ thống đào tạo này có phần mềm tổ chức thi và đánh giá với đầy đủ các chức năng. Giáo viên đưa những câu hỏi vào ngân hàng đề thi và phần mềm tráo đề.
SV bốc thăm vào đề nào sẽ làm đề ấy, sau đó giáo viên sẽ chấm và tổng hợp như bình thường. Tuy phần mềm đào tạo trực tuyến đảm bảo chất lượng từ khâu điểm danh SV đến đánh giá nhưng khi các em quay trở lại trường, bằng những giải pháp khác nhau, chúng tôi vẫn sẽ kiểm tra lại vòng nữa. Chúng tôi muốn kiểm tra lại kiến thức và bài tập đó có thực chất. Ví dụ như khi SV ngồi trước khuôn hình làm bài kiểm tra nhưng có người nào ngồi sau nhắc mà góc hình không thấy.
Có những khó khăn gì khi học nghề trực tuyến?
- Đào tạo trực tuyến ở trường CĐ Cơ điện Hà Nội về cơ bản giải quyết được tất cả khâu quản lý đào tạo và quản trị những nội dung dạy học lý thuyết. Nguồn tài nguyên của nhà trường sẽ được giàu lên bởi từng ngày các học liệu của giảng viên được số hóa, lưu trữ tại cơ sở dữ liệu.
Đến thời điểm này, đào tạo trực tuyến sẽ đưa trường CĐ Cơ điện Hà Nội thành mô hình trường học không biên giới. Chúng tôi có thể mời giảng viên nước ngoài cùng tham gia giảng dạy trực tuyến môn Tiếng Anh... Công nghệ này cũng giúp giáo viên trong việc tổ chức đào tạo, sản xuất học liệu và cập nhật nâng cao.
Tuy nhiên, nhà trường vẫn quan tâm đến việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng cho SV. Đào tạo nghề trực tuyến đòi hỏi nhiều nội dung phải "cầm tay chỉ việc". Và nhiều công đoạn SV phải học thực tập trên chính máy móc và công nghệ mà chúng tôi đang đầu tư tại các phòng học hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
"Đào tạo trực tuyến khắc phục được nhiều thứ so với đào tạo trực tiếp. Ví dụ, tương tác với SV thông qua chia sẻ màn hình của giáo viên trong quá trình thực hiện những thao tác trên máy và các em quan sát và làm theo. Giáo viên lấy được quyền chia sẻ màn hình của SV và có thể dễ dàng kiểm tra bài tập khi các em làm... " - Giảng viên Khoa CNTT, trường CĐ Cơ điện Hà Nội
Võ Thị Hường
Trần Oanh
Hiệu trưởng kêu gọi hỗ trợ điện thoại cho học sinh nghèo Thầy Dương Đình Thọ, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu lên Facebook kêu gọi mọi người ủng hộ Smartphone cho học trò nghèo để học trực tuyến. Ngày 18/3, thầy Thọ viết trên Facebook cá nhân, nêu rõ nhà trường đang triển khai dạy học trực tuyến qua điện thoại, song nhiều học sinh quá nghèo, không thể sắm điện thoại....