PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời những thắc mắc của độc giả về Covid-19
Ngoài việc đeo khẩu trang kết hợp vệ sinh tay chân thì uống trà gừng nóng hoặc ăn 1-2 tép tỏi có thể giúp loại bỏ virus Covid-19 nếu bị nhiễm nhẹ. Điều này đúng hay sai?
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết tư vấn giải đáp những thắc mắc của độc giả về Covid-19 của PGS.TS Nguyễn Huy Nga.
Bài viết sau đó được các thành viên trong Group Covid-10: Bình tĩnh sống chia sẻ và thảo luận sôi nổi. Chúng tôi xin đăng tải bài viết này để quý độc giả tiện theo dõi.
Bạn Lê Thanh Ba: Tôi 56 tuổi, hiện nay đang có triệu chứng đau sưng khớp ngón tay bàn tay trái, co duỗi khó khăn. Đang mùa dịch Covid, nghe Bộ Y tế khuyến cáo ko nên đến bệnh viện khám và điều trị nếu không phải trường hợp cấp cứu.
Nhưng tôi đang lo lắng, sợ mùa dịch kéo dài, nếu không đi khám kịp sợ rằng khớp xương ngày càng đau và sưng to, sẽ khó điều trị hơn. Vậy rất mong Bác sĩ tư vấn và cho tôi lời khuyên, nên làm gì lúc này. Tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ, rất mong Bác sĩ dành chút thời gian quý báu cho tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ.
PGS. TS Huy Nga: Bây giờ bác có thể đi khám ở bệnh viện bình thường, không hạn chế nữa. Tuy nhiên bác phải thực hiện đeo khẩu trang, giãn cách với người khác trên 1,5 mét và rửa tay với xà phòng hoặc tắm gội sạch sẽ sau khi ở bệnh viện về.
Bạn Đặng Đình Phương: Cháu chào bác, khi cháu vận động nửa thân trên, hoặc nhún nhẩy một chút thì cháu cảm thấy tức phần bên trong phía sau lưng, gần 2 bả vai, trước ngực thì không tức. Cháu hít mạnh và thở ra thì bình thường, không sốt không ho. Như vậy cháu có triệu chứng về phổi không ạ? Cháu cảm ơn ạ.
PGS. TS Huy Nga: Cháu nên xem lại mình mang vác hoặc xách gì hai tay nặng không để loại trừ căng cơ bả vai. Thử nhờ xoa dầu hai vai hoặc dán hai miếng Salonpas lên xem có hết đau không. Nếu tiếp tục khó chịu bên trong thì nên đi khám và chụp hình ảnh phổi.
Tuser_3498596389345: Bác ơi, cho con hỏi là mũi mình có 2 lỗ thở, nhưng gần đây con bị điếc thở 1 bên lỗ mũi, làm cho con ngủ không ngon. Khi giật mình thức giấc con cảm thấy khó thở, nặng ngực quá.
Thời gian trước con từng bị va phải cây bulon sắt ở vùng mũi khi leo cây, nhìn kĩ thì sẽ thấy hơi lệch qua phải, cũng là bên mũi bị điếc thở. Nhờ bác tư vấn giúp con làm những việc gì để cải thiện ạ. Con xin cảm ơn bác.
PGS. TS Huy Nga: Cháu nên đến đến BS Tai mũi họng để khám xem có phải can thiệp phẫu thuật chỉnh lại vách ngăn mũi không nhé.
Tuser_692880984732: Con có triệu chứng ho đã 2 tháng nay, con có đến bệnh viện khám chụp soi tai mũi họng ở bệnh viện Thu Cúc. Và bác sĩ chuẩn đoán bệnh cho con là thanh quản cấp và viêm mũi họng, đã cho thuốc nhưng không khỏi.
Khi con đi cách ly 2 tuần ở trại tập trung thì có xét nghiệm virus corona. Con xét nghiệm 2 lần âm tính. Không có triệu chứng gì ngoài ho. Con có cần cách ly tiếp hay chỉ bị viêm mũi họng thôi ạ.
Video đang HOT
PGS. TS Huy Nga: Chắc là cháu bị viêm họng hạt, nếu giọng bị khàn tiếng thì có thể viêm thanh quản mãn. Cháu không cần cách ly nữa nhưng nên đi khám lại họng.
Tuser: Thưa bác sĩ, trên mạng xã hội thường đăng tin rằng: Để ngăn dịch covid 19 ngoài đeo khẩu trang, vệ sinh tay chân kết hợp thêm uống trà rừng nóng hoặc ăn 1-2 tép tỏi vào bữa cơm, có thể giúp loại bỏ virus nếu mới bị nhiễm nhẹ. Xin bác cho biết điều này đúng hay sai ạ?
PGS. TS Huy Nga: Sai, vì chưa có bằng chứng về tác dụng của gừng và tỏi trong điều trị Covid -19.
10 điều người bệnh rối loạn nhịp tim cần biết để phòng chống COVID-19
Người bị rối loạn nhịp tim nếu nhiễm virus corona mới có tỷ lệ tử vong gấp 10 lần so với nhóm người không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch.
Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ cho biết trong 138 người nhập viện vì SARS-CoV-2 thì có 17% bị rối loạn nhịp tim và 7% là bị tổn thương tim cấp tính.
Virus SARS-CoV-2 thuộc chủng virus corona mới rất dễ lây lan qua giọt bắn từ người bệnh tới người lành. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên nhóm người mắc các bệnh mãn tính nếu nhiễm virus thì có nguy cơ bệnh trở nặng nhanh hơn so với nhóm người không có bệnh nền khác; trong đó có nhóm người mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim.
1. Nếu bị nhiễm virus Covid-19 người bị rối loạn nhịp tim có tỷ lệ tử vong cao hơn
Nguyên nhân được giải thích là do:
- Các tác động từ bên ngoài: ví dụ như lo âu, căng thẳng, bất an về số người tử vong trên toàn cầu đang tăng lên; tim người bệnh có thể đập nhanh hơn, gây cảm giác hồi hộp, đập trống ngực và mệt mỏi tăng lên.
- Rối loạn nhịp tim làm giảm đi khả năng bơm máu của tim tới các cơ quan khác trong cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch không có đủ oxy cần thiết để hoạt động, đi kèm với đó là những căng thẳng bất an của người bệnh gây bất lợi không nhỏ tới sức khỏe của người bị bệnh tim mạch.
Cơ chế gây bệnh của virus corona chủng mới là việc chúng ức chế hệ miễn dịch của vật chủ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó nồng độ oxy trong máu bị giảm và gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim. Sự xuất hiện của virus "lạ" trong cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
2. 10 điều người bệnh rối loạn nhịp tim cần biết để phòng tránh Covid-19
Đối với người bị rối loạn nhịp tim thì việc quan trọng nhất chính là ổn định nhịp tim bằng mọi cách có thể sao cho nhịp tim ở trong mức an toàn là từ 60 - 100 nhịp/1 phút đồng thời xử lý tốt những bệnh lý kèm theo. Tất nhiên việc thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO hướng dẫn trong phòng tránh COVID-19 là nguyên tắc bắt buộc như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên hay hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
Dưới đây là 10 điều người bị rối loạn nhịp tim cần nhớ để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch:
2.1. Dự phòng và uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ
Không chỉ người bị rối loạn nhịp tim, tất cả những người đang điều trị theo đơn của bác sĩ đều cần dùng đúng và đủ; đây là cách tốt nhất để có thể bảo vệ trái tim được an toàn từ đó hạn chế những biến chứng nguy hiểm nếu như chẳng may nhiễm virus.
Điều này cũng được khuyến cáo đối với việc bỏ thuốc khi nhận thấy bệnh đang có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu không sử dụng đủ liều và đúng thời gian, nhịp tim có thể tăng trở lại.
Người bị rối loạn nhịp tim cần uống thuốc đúng và đủ theo đơn kê của bác sĩ (Ảnh: Internet)
Đối với việc dự phòng thuốc cần xét theo tình hình mà dự phòng thuốc cho hợp lý, không nên mua tích trữ quá nhiều dẫn đến không dùng hết hoặc mua quá ít. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ chủ trị để yêu cầu kê đơn thuốc trong thời gian từ 2 đến 3 tháng là hợp lý. Dự phòng thuốc cũng cần đảm bảo có thuốc khác với hoạt chất tương tự thuốc trong đơn nếu không mua được.
2.2. Giữ huyết áp và mỡ máu trong mức ổn định
Nhịp tim của bạn sẽ ở mức ổn định nếu huyết áp được kiểm soát tốt. Trong trường hợp bạn đang phải dùng thuốc để giảm mỡ máu thuộc nhóm Statin thì cần dùng đúng liều chỉ định và chỉ ngừng thuốc khi có sự đồng ý và tư vấn của bác sĩ.
Có rất nhiều báo cáo cho thấy thuốc mỡ máu nhóm Statin được dùng cho người bị tim mạch vành và rối loạn lipid máu có thể giúp giảm các rủi ro tim mạch tốt hơn trong mùa dịch như hiện tại.
2.3. Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C
Người bị rối loạn nhịp tim hay người bình thường dù sốt bởi bất cứ lý do gì trên 38 độ 5 đều cần phải uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt tốt nhất thường được khuyên dùng là Paracetamol để có thể hạ thân nhiệt.
Việc cơ thể bị sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù sao thì việc bị sốt cao hay cơ thể bị nhiễm khuẩn đều có thể gây rối loạn nhịp tim - đối với những người đang bị rối loạn nhịp tim thì điều này có thể gây nguy hiểm.
2.4. Quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể
Các biểu hiện bất thường của cơ thể có thể phản ánh sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Trong mùa dịch, điều mà người bị rối loạn nhịp tim cần nhớ chính là quan sát các dấu hiệu bất thường như ho, khó thở,...
Tuy nhiên không phải ai nhiễm virus corona chủng mới cũng có biểu hiện sốt, ho hay khó thở, điều này cũng phản ánh ở những người có bệnh lý nền rất dễ bị che lấp. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần chú ý:
Triệu chứng khi nhiễm virus Covid-19 theo từng giai đoạn (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
2.5. Hạn chế đeo khẩu trang khi ở trong nhà
Đeo khẩu trang liên tục trong thời gian dài có thể gây bí bức, khó thở dẫn tới nhịp tim tăng. Trừ trường hợp phải ra ngoài hay trong nhà có người bị cách ly, còn lại thì người bị rối loạn nhịp tim không nên đeo khẩu trang.
2.6. Ưu tiên thăm khám bệnh tại nhà
Mới đây thì Sở Y tế TP.HCM đã có công văn ưu tiên khám bệnh cho người cao tuổi tại nhà. Nhìn chung nếu có thể bạn hãy xin số điện thoại của bác sĩ chủ trị để có thể trao đổi trực tiếp hoặc thăm khám tại nhà nếu cảm thấy không khoẻ.
Điều này cũng được khuyến khích với những người đang có bệnh nền đi khám trong mùa Covid. Nếu không thể thăm khám tại nhà thì cần có các biện pháp đảm bảo an toàn khi tới khám tại các cơ cơ y tế.
2.7. Duy trì tập luyện thể dục
Việc tập luyện thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh. Các bài tập nên phù hợp với mức độ bệnh lý, có thể là đi bộ nhẹ nhàng, leo cầu thang, tập yoga, thiền,...
2.8. Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan
Các bác sĩ cho biết chứng rối loạn nhịp tim chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi yếu tố tâm lý, bởi cảm xúc và môi trường xung quanh.
Do vậy để có sức khỏe chống dịch, người bị rối loạn nhịp tim cần giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn bằng các bài tập hít thở, nghe nhạc, đọc sách,...
2.9. Cập nhật thông tin từ các kênh chính thống
Để đảm bảo không bị gây hoang mang ảnh hưởng tới tâm lý thì người bị bệnh tim mạch cần theo dõi tin tức về dịch bệnh tại các trang thông tin chính thống từ Chính Phủ, Bộ Y tế,... tránh bị lo lắng hay sợ hãi ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp.
Ngoài việc rửa tay, đeo khẩu trang thì đây là hành động quan trọng giúp bạn ngăn ngừa virus Covid-19 Bạn thường chạm tay lên mặt như một thói quen? Có lẽ bạn không biết rằng chính thói quen này đã khiến nhiều người nhiễm vius Covid-19. Chạm tay vào mặt là thói quen của rất nhiều người. Một tạp chí nghiên cứu vệ sinh môi trường và nghề nghiệp đã khảo sát những người làm việc trong văn phòng trong 3 giờ....