PGS.TS Bùi Hiền lên tiếng clip dạy đánh vần mới của Bộ GD&ĐT: ‘Thực ra đấy mới là đúng!’
PGS.TS Bùi Hiền – người đề xuất bộ chuyển đổi tiếng Việt mới đồng ý với thay đổi “k”, “qu”, “c” đều được đọc là “cờ” và đưa lời khuyên, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để thống nhất trong việc triển khai sự thay đổi này.
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đang hút sự quan tâm của nhiều người với những tranh luận trái chiều và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết thế nào mới đúng.
Theo đó, giáo viên này hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình cách đánh vần một số âm, chữ khác với truyền thống. Cụ thể, chữ “yên” được đọc là /ia/ – /nờ/ – /yên/; các chữ /ca/, /ki/, /qua/ được đọc bằng phụ âm /c/: /cờ/ – /i/ – /ki/, /cờ/ – /oa/ – /qua/.
Trong clip này, giáo viên cũng hướng dẫn cách nhận biết, viết chữ “k” khi đứng trước “i”; viết “q” khi đứng trước âm đệm “u”, ví dụ trong trường hợp chữ “qua”.
Cô giáo trong Clip hướng dẫn học sinh cách viết và đánh vần
Cô giáo trong clip đọc theo nguyên tắc âm vị học của cuốn sách “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.
Trao đổi với PV Gia Đình Mới ngày 27/8, PGS.TS Bùi Hiền cho biết, “Tôi hoàn toàn đồng ý với sự thay đổi “k”, “qu”, “c” đều đọc là “cờ”. Bởi lẽ, nó là những vấn đề, kiến thức, khái niệm của ngữ âm học và khoa học về chữ viết.
PGS Hiền không đưa ra câu trả lời đánh giá tính hiệu quả về giáo dục của chương trình này, bởi vì đây là vấn đề khoa học, cần thời gian để đánh giá.
PGS.TS Bùi Hiền cũng cho biết thêm, sự thay đổi này sẽ có người ủng hộ, phản đối và trung lập. Ông nhận định, việc phụ huynh phản ứng là quy luật tự nhiên. Người lớn quen đánh vần kiểu cũ nên khi có cách đánh vần mới thì ngay lập tức lên tiếng phản đối.
“Họ cảm thấy cách đánh vần đó sai nhưng thực ra đấy mới là cách đúng. Cái sai đó ăn sâu vào họ rồi thì họ cho là đúng. Phân tích ra thì lại vô lý nên cần làm cho hợp lý. Chữ thể hiện âm. 3 chữ k, c, q đều chỉ một âm thì nên thống nhất đọc theo một âm “cờ”, PGS.TS Bùi Hiền chia sẻ.
Đánh vần tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục.
PGS Hiền đưa lời khuyên, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp để thống nhất trong việc triển khai sự thay đổi này.
PGS. TS Bùi Hiền nguyên là Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông.
PGS.TS Bùi Hiền là người đề xuất viết “giáo dục” thành “záo zụk”, cải tiến Tiếng Việt. Trong đó, ông phân tích hệ thống nguyên âm và phụ âm bằng cách thống kê lại, sau đó lập bảng một chữ cái tương ứng với một âm vị (âm tồn tại trong ngôn ngữ).
Theo đó, bảng chữ cái PGS Bùi Hiền lập nên là kết quả của 40 năm nghiên cứu, mang những nét thay đổi lớn nhất trong cải tiến chữ viết. Theo đó, bảng chữ cái này vẫn giữ nguyên trật tự a – b – c.
Theo Hong.vn
"Trường Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập"
Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập chứ không phải để các em phải sang nước khác học tập.
Ngày 24/8, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng các sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên.
Chưa có sự liên kết ba nhà: Nhà trường - doanh nghiệp - nhà quản lý
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, quy mô đào tạo của Đại học Đà Nẵng hiện nay là 55.413 sinh viên, trung bình hàng năm tuyển sinh 11.000 chỉ tiêu cho bậc Đại học và 1.500 chỉ tiêu trình độ Cao đẳng.
Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập. Ảnh: AN
"Đại học Đà Nẵng phấn đấu trở thành Đại học đẳng cấp quốc tế, phát triển theo hướng đại học nghiên cứu, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực.
Đến năm 2025, một số trường Đại học thành viên trở thành đại học nghiên cứu và Đại học Đà Nẵng nằm trong nhóm 5 Đại học hàng đầu Việt Nam đẳng cấp khu vực và quốc tế, thuộc nhóm 200 đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á và nhóm 500 Đại học hàng đầu khu vực châu Á", ông Vũ cho hay.
Góp ý cho sự phát triển của nhà trường, ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho rằng, đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường đại học trong khu vực và ngay cả giữa các trường ở Đà Nẵng. Vai trò dẫn dắt của Đại học vùng Đà Nẵng đang có "nguy cơ bị đe dọa".
Ông Dũng cho biết, vừa rồi thành phố làm việc với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và Du lịch đều kêu thiếu nhân lực trầm trọng nhưng nhà trường lại không đáp ứng đủ.
"Chúng ta chưa có sự hợp tác tốt giữa ba nhà là: Nhà trường - nhà sử dụng lao động (doanh nghiệp) - nhà quản lý.
Bởi chúng ta đào tạo nhưng thả nổi cho thị trường quyết định, không có dự báo nguồn nhân lực.
Để rồi hậu quả là nhà trường đào tạo ra những ngành nghề không phù hợp, sinh viên thất nghiệp trong khi ngành mà doanh nghiệp cần tuyển thì không".
Ông Dũng nói thêm, Đà Nẵng từng kỳ vọng vào chương trình đào tạo ngoại ngữ sẽ giúp địa phương này có được một nguồn nhân lực phục vụ du lịch phong phú.
Nhưng cách đào tạo không đúng khiến học sinh chỉ biết đọc thông, viết thạo nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài thì lúng túng, không nói chuyện được.
Do đó, ông Dũng đề nghị nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, cho "ra lò" những lứa sinh viên năng động, không thụ động.
"Trong làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ thì nhà trường phải đào tạo ra những sinh viên biết tự tạo công ăn việc làm cho mình và người khác. Chứ không phải là những sinh viên ra trường rồi cắp cặp đi xin việc", ông Dũng nói.
"Lôi kéo con em mình ở lại học tập"
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ ấn tượng với con số 70% sinh viên ra trường có việc làm sau 6 tháng của Đại học Đà Nẵng.
"Các trường từ phổ thông đến Đại học phải có khả năng lôi kéo con em mình ở lại học tập. Nếu có chương trình đào tạo chất lượng cao, môi trường học tập tốt thì không việc gì các em phải đến nơi khác học.Ông Nghĩa khẳng định, hướng phát triển của thành phố là bên cạnh dịch vụ du lịch, y tế thì giáo dục thuộc nhóm ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Đà Nẵng đang tìm kiếm các đối tác để đầu tư và làm việc đó. Thành phố kỳ vọng sẽ xây dựng thành một trung tâm đào tạo đẳng cấp".
Do đó, Bí thư Nghĩa đề nghị Đại học Đà Nẵng phải chuyển đổi mạnh mẽ, khẩn trương hoàn thiện và chuyển về Làng Đại học (tại phường Hòa Qúy, quận Ngũ Hành Sơn). Nếu chậm trễ, làng đại học này có thể sẽ bị chia 5 sẻ 7 và lúc đó các nhà đầu tư khác sẽ nhảy vào.
Ngoài ra, về hướng đào tạo của trường phải hướng đến các ngành nghề mà thành phố đang khát nguồn nhân lực. Đó là ngoại ngữ, công nghệ thông tin và du lịch.
Ông Nghĩa cũng dẫn ra câu chuyện về các khu công nghệ cao Đà Nẵng, đó là hướng đầu tư mà nhà trường nên hướng đến.
Các trường cần tập trung đào tạo những ngành mà mà Khu công nghệ cao này cần đến. Ngoài ra, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu nhà trường tổ chức ngày khai giảng là một ngày vì học sinh, sinh viên.
Đó phải thực sự là ngày hội của thầy trò chứ không phải là ngày hội "của các bác muốn lên tivi". Ông Nghĩa nói nhà trường nên tổ chức một cách khoa học, tạo ra những niềm vui trong ngày đầu tiên các em đến trường.
Theo giaoduc.net.vn
Nước ngoài khuyến khích cá nhân, tổ chức biên soạn SGK Ở nhiều nước, giáo viên, học sinh chọn SGK từ nhiều bộ của nhiều nhà xuất bản. Bộ Giáo dục đóng vai trò kiểm duyệt sách, không độc quyền biên soạn hay xuất bản. Vừa qua, phụ huynh ở Hà Nội nháo nhác vì không thể mua trọn bộ SGK cho con khi năm học mới cận kề. Trước tình trạng này, đại...