PGS Trần Thành Nam: Lộ trình hướng nghiệp nên bắt đầu từ bậc tiểu học
Theo báo cáo, trong tổng số lao động thất nghiệp, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỷ lệ 30,8%
Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo là 56%, trong số còn lại, làm việc liên quan đến ngành đào tạo là 25%, không liên quan đến ngành đào tạo chiếm 19%.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong quý II năm 2022, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5% trong khi nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33%…
Các con số thống kê đều cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa cung và cầu lao động cả về cơ cấu trình độ và chuyên môn đào tạo. Điều này phần nào phản ánh những bất cập trong công tác hướng nghiệp, phân luồng ở các cơ sở giáo dục cũng như quá trình tự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của người học.
Có mặt tại hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời – Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0″ do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam – Chuyên gia hướng nghiệp; Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những ý kiến, bày tỏ quan điểm, đánh giá về công tác hướng nghiệp.
Căn cứ “Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2020″ của Tổng cục Thống kê năm 2021, Phó Giáo sư Trần Thành Nam nhấn mạnh cơ cấu tuổi của lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên, trong số lao động thất nghiệp, lứa tuổi từ 20-34 chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên đến 61%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỷ lệ 30,8%. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do:
Thứ nhất, sinh viên chọn nhầm nghề, học sai ngành.
Thứ hai, việc hướng nghiệp xa rời thực tiễn bối cảnh nghề nghiệp.
Thứ ba, lao động chưa trang bị được kỹ năng và thái độ để thích ứng, dẫn đến việc không thể gắn bó lâu dài với nghề.
Phó Giáo sư Trần Thành Nam nói về công tác hướng nghiệp. Ảnh: Trần Lý
Bên cạnh đó, Phó Giáo sư Trần Thành Nam cũng lưu ý một số sai lầm thường gặp của học sinh khi chọn nghề đó là tư tưởng chọn nghề chỉ dựa vào năng lực học tập, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề vì lý do kinh tế, chọn nghề được xã hội trọng vọng, tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học,…
Từ thực trạng và nguyên nhân như vậy, Phó Giáo sư Trần Thành Nam đã chỉ ra 3 yếu tố để hướng nghiệp hiệu quả đó là: Giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.
Lộ trình hướng nghiệp nên bắt đầu từ bậc tiểu học
Ngày 23/05/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 07/2022/TT- BGDĐT quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục…Căn cứ vào thông tư này, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia hà Nội) cho rằng:
Video đang HOT
“Từ tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học đều có yêu cầu về mặt nhận thức khách quan về giáo dục hướng nghiệp.
Vì vậy, lộ trình hướng nghiệp nên bắt đầu từ bậc tiểu học đến đại học với đa dạng các khía cạnh như giáo dục nhận thức, trang bị kỹ năng, sau đó là định hướng nghề nghiệp. Chẳng hạn, ở bậc tiểu học, học sinh có thể học nhận biết một số công việc, nghề nghiệp, tham gia làm công việc thường ngày tại gia đình, nhà trường. Từ đó giúp phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu kịp thời”.
Ngoài ra, theo Phó Giáo sư Trần Thành Nam, quy trình định hướng nghề nghiệp cần trải qua 8 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định điều muốn làm (Thích làm gì? Thích điều gì? Các giá trị mang lại hạnh phúc)
Bước 2: Xác định những khả năng có thể làm tốt ( Sức khỏe, tố chất, năng khiếu, năng lực khác)
Bước 3: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp trong lĩnh vực mong muốn (Nghề, việc làm, môi trường làm việc, điều kiện làm việc)
Bước 4: Tìm hiểu các tiêu chuẩn của lĩnh vực nghề (Yêu cầu về sức khỏe, yêu cầu kỹ năng, yêu cầu đặc biệt khác)
Bước 5: Tìm hiểu những khó khăn phải đối mặt (Bản thân, gia đình, cơ hội việc làm)
Bước 6: Đánh giá sự lựa chọn tối ưu (Thống nhất giữa yêu cầu và khả năng, thống nhất nguyện vọng gia đình và mong muốn của con, thống nhất giữa cơ hội và hoàn cảnh gia đình)
Bước 7: Đăng ký chương trình giáo dục – đào tạo (Xác định bậc đào tạo, xác định uy tín cơ sở đào tạo, xác định các điều kiện cơ sở đào tạo, xác định các lợi thế của cơ sở đào tạo)
Bước 8: Duy trì tích cực (Nỗ lực thực hiện mục tiêu, dành nhiều thời gian cho trải nghiệm nghề, học hỏi người đi trước)
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Liệu. Ảnh: Trần Lý
Cùng bàn về vấn đề này, tại hội thảo “Hướng nghiệp suốt đời – Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0″, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng nhận xét, việc hướng nghiệp rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua công tác hướng nghiệp đang là khoảng trống mênh mông.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Liệu cho hay, nếu chọn đúng ngành yêu thích, các em sẽ phát huy được năng lực nhưng nếu chọn sai ngành thì sẽ dẫn tới những hệ lụy không chỉ cho sinh viên mà cho cả xã hội vì dẫn đến tình trạng nhân lực thừa hoặc thiếu. Đây cũng là lý do vì sao sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều.
“Muốn hướng nghiệp được thì phải nắm được số liệu, căn cứ vào thực tiễn chứ không phải áp đặt ý kiến chủ quan của bố hoặc mẹ”, Phó Giáo sư Nguyễn Quang Liệu nói.
Vì vậy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng, hướng nghiệp thực sự phải gắn kết giữa gia đình – nhà trường – người học – người lao động – doanh nghiệp.
Hàn Quốc: Kế hoạch hạ tuổi tới trường gặp khó
Tất cả trẻ em ở Hàn Quốc có thể sẽ được phép vào trường tiểu học sớm hơn một năm - Bộ Giáo dục nước này cho biết.
Theo đó, các cuộc thảo luận chính thức về việc giảm độ tuổi tới trường từ 6 xuống 5 tuổi sẽ sớm được bắt đầu. Nếu có được sự đồng thuận của xã hội, việc này sẽ được áp dụng vào năm 2025.
Phụ huynh và học sinh phản đối hạ độ tuổi nhập học.
Không thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, việc thay đổi độ tuổi của trẻ bắt đầu vào tiểu học sẽ không thay đổi hệ thống giáo dục quốc gia gồm 6 năm tiểu học - 3 năm THCS - 3 năm THPT - 4 năm đại học như hiện nay. Trong hệ thống này, 9 năm tiểu học và THCS là bắt buộc.
Nếu được hoàn thiện, hệ thống tuổi mới của học sinh sẽ dần được thực thi trong khoảng thời gian 4 năm vì những hạn chế trong việc cung cấp giáo viên và không gian trường học.
Bộ trưởng Giáo dục Park Soon-ae cho biết, việc phụ huynh có đồng ý với hệ thống tuổi học sinh mới hay không sẽ đóng vai trò quan trọng trong thực hiện. Bộ Giáo dục sẽ lắng nghe ý kiến của các quan chức nhà trường, chuyên gia giáo dục và phụ huynh liên quan đến vấn đề này.
Người đứng đầu Bộ Giáo dục Hàn Quốc nói, chính phủ sẽ thúc đẩy việc tích hợp các trường mẫu giáo và trung tâm chăm sóc trẻ em đang được Bộ Giáo dục và Bộ Y tế giám sát một cách riêng biệt.
Các trung tâm giữ trẻ thường nhận trẻ em từ vài tháng tuổi đến 5 tuổi, trong khi các trường mẫu giáo thường nhận trẻ từ 3 tuổi đến trước tuổi đi học. Việc tích hợp 2 loại hình cơ sở này từ lâu đã được thảo luận trong nỗ lực thu hẹp chênh lệnh xã hội.
Ngoài việc hạ độ tuổi nhập học, các kế hoạch chính sách khác được Bộ Giáo dục công bố bao gồm tăng cường giáo dục cho người khuyết tật, tạo 445 lớp học mới cho học sinh có đa dạng văn hóa và đào tạo 1 triệu chuyên gia kỹ thuật số vào năm 2027 thông qua thành lập thêm trường trung học dạy nghề và trường trung học chuyên biệt.
Lớp học tại một trường tiểu học ở quận Dobong, Seoul.
Ý kiến của phụ huynh
Nghị sĩ Kang Deuk-gu của đảng Dân chủ Hàn Quốc đã công bố một cuộc khảo sát với 131.070 phụ huynh học sinh và nhân viên giảng dạy của trường. Kết quả cho thấy, 97,9% không tán thành việc hạ độ tuổi nhập học của học sinh.
Trong cuộc khảo sát trên, 95,2% số người được hỏi phản đối mạnh mẽ cuộc cải cách. Khoảng 79,1% số người được hỏi cho biết không tán thành việc cải cách vì chính phủ đã không thu thập ý kiến từ trước. Khi được hỏi, liệu chính phủ có nên xem xét lại đường lối cải cách của mình sau khi nhận được phản hồi từ phụ huynh và nhà trường hay không? 94,9% số người được hỏi cho biết là có.
Một tập thể gồm 36 giáo viên và các nhóm phụ huynh đã kêu gọi hủy bỏ kế hoạch trên. Nhiều phụ huynh phản đối vì khó tìm được nơi trông con sau giờ tan học vào đầu buổi chiều. Trong hầu hết các gia đình, cả cha và mẹ đều đi làm và các trung tâm chăm sóc trẻ em thường cung cấp dịch vụ giữ trẻ cả ngày.
Trong khi đó, các giáo viên cho rằng, trẻ 5 tuổi còn quá nhỏ để đi học và việc bắt đầu đi học sớm hơn sẽ đồng nghĩa với việc phải học thêm, dạy thêm nhiều hơn khi các bậc phụ huynh cạnh tranh để con mình vượt trội.
Theo ý kiến trên, xét về sự phát triển nhận thức và cảm xúc, việc đi học sớm là không phù hợp và có khả năng gây ra các tác dụng phụ như tăng cường giáo dục tư nhân và cạnh tranh để thi vào đại học.
"Nó sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho các bậc cha mẹ vào thời điểm nhiều người đang bỏ việc để hỗ trợ con cái vào trường tiểu học" - tập thể 36 giáo viên và nhóm phụ huynh trên lên tiếng.
Bộ Giáo dục cho biết, họ dự kiến sẽ có đủ phản hồi của công chúng về kế hoạch của mình vào cuối năm nay để đưa ra các biện pháp mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em và các hỗ trợ khác khi đưa ra chương trình thí điểm.
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Park Soon-ae.
Kế hoạch có thể bị thu hồi?
Trong cuộc họp trực tuyến với các trưởng phòng giáo dục của 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Bộ trưởng Park Soon-ae cho biết, chính phủ sẽ xin ý kiến của họ và công chúng trước khi quyết định thực hiện kế hoạch giảm độ tuổi nhập học từ năm 2025.
Bà Park cũng nhấn mạnh, kế hoạch trên nhằm mục tiêu có nhiều trẻ em trở thành một phần của "hệ thống giáo dục công có chất lượng" của đất nước và hỗ trợ chúng sớm để các em có một khởi đầu bình đẳng hơn. Sự thay đổi này cũng để giảm bớt gánh nặng cho các bậc cha mẹ.
Kế hoạch này cũng được cho là nhằm mở rộng lực lượng lao động bằng cách hoàn thành giáo dục của người dân sớm hơn. Trong khi đó, lực lượng lao động của Hàn Quốc đang bị thu hẹp do tỷ lệ sinh quá thấp.
Mới đây, bà Park đề cập việc cải cách hệ thống trường học cũng có thể bị hủy bỏ nếu công chúng không muốn. Đây được xem là một bước lùi rõ ràng nhưng chính phủ vẫn chưa chính thức cho biết có loại bỏ toàn bộ kế hoạch hay không.
Chính phủ vẫn có kế hoạch thành lập một lực lượng đặc nhiệm để xem xét việc thay đổi độ tuổi nhập học. Nhóm do chính phủ đứng đầu có kế hoạch thực hiện một cuộc khảo sát hỏi ý kiến của công chúng về sự thay đổi này vào tháng 9 tới.
Năm 2019, trong số 38 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 26 nước có trẻ đi học khi 6 tuổi. Trong khi đó, 3 quốc gia là Australia, New Zealand và Ireland cho trẻ nhập học khi 5 tuổi.
Khi học sinh lớp 6 muốn trở thành một người thợ hồ Khi hỏi học sinh lớp 6 rằng các em muốn làm gì, bên cạnh các câu trả lời như Youtuber, kỹ sư, bác sĩ, có một học sinh đã trả lời rằng muốn làm thợ hồ khi quan sát những người thợ hồ làm việc với niềm hạnh phúc... Học kinh doanh sớm để làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều phụ...