PGS Nguyễn Kế Hào kiến nghị về SGK: GS Đào Trọng Thi lên tiếng
Liên quan đến việc PGS Nguyễn Kế Hào kiên nghị lên Thủ tướng, Phó thủ tướng về Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Công nghệ; Toán 1 – Công nghệ bị loại, GS Đào Trọng Thi cho rằng: “Không có ưu tiên nào cả, không có ai đứng trên pháp luật là điều chắc chắn”.
SGK Tiếng việt 1 – Công nghệ
Bộ GD&ĐT trả lời không thỏa đáng?
Ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong lần thẩm định này có 5 bộ SGK tương ứng 9 môn học sẽ là 45 bản thảo các môn học. Qua hơn 2 tháng thẩm định, đến thời điểm này, Hội đồng đã đánh giá không đạt 9 bản thảo gồm: Hoạt động trải nghiệm 3 bản; giáo dục thể chất 3 bản; Tự nhiên và Xã hội 1 bản; Toán 1 bản; Tiếng Việt 1 bản. Trong 9 bản thảo bị loại từ vòng 1, có 2 bộ SGK của GS Hồ Ngọc Đại.
Ngày 7/10, PGS Nguyễn Kế Hào và các đồng nghiệp tại Trung tâm công nghệ giáo dục đã gửi bản kiến nghị dài 3 trang lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trước đó, PGS. Hào đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trong đó, PGS. Hào cho rằng, thư trả lời của Bộ GD&ĐT có phần vô cảm, chưa giải đáp thoả đáng. Trong đó, ông nêu 4 vấn đề kiến nghị với Phó Thủ tướng. Cụ thể, sách Toán, Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại có thực tiễn 40 năm nhưng vẫn phù hợp với quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Bộ GD&ĐT đề nghị GS Đại chỉnh sửa bộ sách để thẩm định lại là khó khả thi vì chỉnh sửa cần nhiều thời gian và sẽ mất đi bản sắc của SGK công nghệ giáo dục; Quan điểm giáo dục trong SGK của GS Đại được thừa nhận trong công cuộc đổi mới là: lấy học sinh làm trung tâm hay mỗi ngày đến trường là một ngày vui… GS Hào cho rằng, các bộ sách đang thẩm định theo Thông tư 33 nhưng chưa thẩm định trên thực tiễn trong khi SGK của GS Đại được thẩm định nhiều lần và có lịch sử lâu dài.
Vì thế, PGS Nguyễn Kế Hào tiếp tục đề nghị Phó Thủ tướng nên xem xét bộ SGK của GS Đại vận dụng Thông tư 33 một cách không sơ cứng, chi tiết mà căn cứ vào mục tiêu giáo dục và chuẩn đầu ra. Ông cũng xin Phó Thủ tướng cho gặp trực tiếp để trình bày một số vấn đề quan trọng của bậc giáo dục tiểu học.
Video đang HOT
Không ai đứng trên Luật
Trong khi PGS Nguyễn Kế Hào lấy lịch sử 40 năm thực tiễn của bộ sách, được hàng trăm nghìn học sinh, giáo viên ở các địa phương đón nhận để kiến nghị thì Hội đồng thẩm định nêu lý do bộ sách bị loại là “không phù hợp”, “một số chỗ vượt tầm” chương trình hiện hành.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, việc đánh giá các bản thảo SGK dựa trên 4 tiêu chuẩn với 13 tiêu chí trong Thông tư 33/2017 của Bộ ban hành và đánh giá nội dung dựa vào Thông tư 32. Trong đó, các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định cụ thể như: nội dung, hình thức. Hội đồng thẩm định xây dựng 40 minh chứng cần đạt để lấy đó làm căn cứ đánh giá. Hội đồng làm việc trên tinh thần thực hiện đúng Luật. Những bộ sách không đáp ứng chương trình sẽ nghiêm khắc đánh giá và thực hiện công bằng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia giáo dục cho rằng, khi thẩm định thì yếu tố thực nghiệm được đánh giá quan trọng. Ngoài ra, chương trình mới với chương trình hiện hành có sự khác biệt nhưng không đi ngược với nhau. Nếu đủ sự cởi mở thậm chí có thể lấy SGK các nước về điều chỉnh, sắp xếp lại cũng sẽ đạt được yêu cầu. Điều quan trọng là kiến thức lõi và mục tiêu giáo dục.
Còn GS.VS Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội quy định tất cả SGK trước khi được sử dụng một cách rộng rãi trong các nhà trường phải được Hội đồng thẩm định thông qua. “Bởi vậy sẽ không có ưu tiên nào cả, không có ai đứng trên pháp luật là điều chắc chắn. Nếu nghĩ ưu tiên là mơ hồ, ngây thơ trong Nhà nước pháp quyền”, ông Thi nói.
Cũng theo ông Thi, không thể đem lịch sử bộ sách mấy chục năm ra để lấy đó làm căn cứ ưu tiên. Vì thẩm định SGK mới theo thực hiện theo các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, các tiêu chí, tiêu chuẩn được xây dựng thế nào, chặt chẽ không thì lại là chuyện khác.
Theo ông Phạm Tất Dong, Nguyên Phó trưởng Ban tuyên giáo T.Ư, nếu có ý kiến kiến nghị cần phải làm rõ năng lực, trách nhiệm của các hội đồng thẩm định quốc gia, xem họ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ hay không. Nếu có thì xử lý còn nếu không phải thẳng thắn với nhau.
“Còn kiến nghị lên Phó Thủ tướng hay Thủ tướng, tôi cho rằng, các nhà chức trách cũng sẽ hỏi lại ý kiến của Hội đồng thẩm định. Chúng ta đang và tiếp tục thực hiện nền giáo dục mở, nếu trường học một mình dạy học một cõi là không nên. Trong tương lai, tất cả các SGK, tài liệu giáo dục nên thực hiện mở, đưa lên mạng cho giáo viên, học sinh lựa chọn chứ không phải là chọn hoặc bộ này hoặc bộ kia. Khi đó, mới có sự công bằng giữa các tác giả, Nhà xuất bản còn như hiện nay vẫn sẽ khó khăn trong việc lựa chọn”, ông Dong cho biết.
Theo Tiền phong
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1: Bản thảo nào cũng có lỗi
Hiện ngoài thông tin về bản thảo sách giáo khoa (SGK) Công nghệ Giáo dục Toán, Tiếng Việt lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại được Hội đồng Thẩm định đánh giá không đạt, nhiều ý kiến băn khoăn về "số phận" các bản thảo khác ra sao?
Tìm mua sách giáo khoa.
"Không bản thảo nào đạt 100% ở vòng 1"
Theo ông Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), trong tất cả bản thảo SGK được thẩm định ở vòng 1 (gồm 5 bộ với 9 môn học, một số môn có nhiều hơn 5 bản thảo), không bản thảo nào đạt 100% ở vòng 1. Hội đồng đánh giá đạt và cần sửa chữa với một số bản thảo, tác giả có một tháng để sửa lại theo góp ý của Hội đồng thẩm định rồi đề nghị thẩm định vòng 2. Tác giả cũng có quyền không sửa.
Có một số bản thảo được Hội đồng đánh giá không đạt ở vòng 1, ngoài sách của GS Hồ Ngọc Đại còn có bản thảo của môn Hoạt động trải nghiệm và môn Giáo dục thể chất. Với những bản không đạt này, các tác giả có thời gian để sửa lại không hạn chế, nên có thể sửa nhanh hoặc chậm theo góp ý của Hội đồng Thẩm định. Khi nào sửa xong nộp lại, Hội đồng sẽ thẩm định như thẩm định lần đầu.
Như ở môn Toán lớp 1 có 6 bản thảo. Trong đó, bản thảo của GS Hồ Ngọc Đại đã bị loại ở vòng thẩm định 1 nên chỉ còn 5 bản thảo được tiếp tục thẩm định tại vòng 2. Các bản thảo này đang trong quá trình sửa chữa để chờ thẩm định vòng 2 sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 1/10.
Theo nguồn tin riêng của báo Đại Đoàn Kết, trong số các bản thảo nộp về Hội đồng Thẩm định, không có bản thảo nào không cần chỉnh sửa. Tất cả các thành viên của Hội đồng sẽ "soi" từng trang một. Sau khi toàn bộ thành viên của tổ thẩm định không còn ý kiến gì khác thì mới chuyển sang trang khác. Mỗi một bộ Toán gồm khoảng 200 trang, tức là các thành viên đã thẩm định khoảng 1.200 trang bản thảo.
Trả lời câu hỏi: Trong một ngày Hội đồng có chia thời gian cụ thể sẽ thẩm định được bao nhiêu trang bản thảo hay không, một thành viên của Hội đồng Thẩm định SGK Toán lớp 1 cho biết: "Chúng tôi làm việc theo từng trang. Mỗi trang bản thảo đều được tất cả các thành viên trong Hội đồng bàn bạc tỉ mỉ, thống nhất nội dung nào đạt, nội dung nào cần chỉnh sửa theo hướng nào. Vì vậy, không có thời gian cụ thể cho việc thẩm định từng trang sách mà chỉ khi nào tất cả các thành viên trong Hội đồng không còn ý kiến nữa mới chuyển qua thẩm định trang khác. Cách làm việc chi tiết, kỹ càng như vậy đảm bảo không bỏ lọt bất kỳ lỗi nào". Đồng thời, vị này cho biết thêm, thẩm định bao gồm nhiều vấn đề kỹ thuật, các bước cần tuân thủ nghiêm ngặt, không phải thích ai thì chấm tốt cho người đó và ngược lại nên những ý kiến bảo Hội đồng thiên vị cho người này, người kia là không chính xác.
Không công khai bao nhiêu lỗi
Đó là ý kiến của một thành viên Hội đồng Thẩm định. Ông lý giải việc công bố bộ sách này có 50 hay 100 hay 200 lỗi sẽ ảnh hưởng đến câu chuyện cạnh tranh sau này. Bởi sau khi Bộ trưởng tuyên bố là bộ sách này đạt thì đến lượt các địa phương sẽ chọn sách. "Các địa phương sẽ căn cứ vào nhiều ý kiến khác nhau để chọn nên là thành viên của Hội đồng, chúng tôi không thể đưa ra đánh giá bộ SGK nào tốt hơn hay ít lỗi hơn. Như vậy là không khách quan. Trách nhiệm của chúng tôi là đánh giá bộ sách đạt hay không đạt, tức là sách đúng còn sách hay thì phải để người dạy, người học quyết định" - vị này cho biết.
Cũng theo thành viên này, dù số lỗi nhiều hay ít, quan trọng là khi Hội đồng góp ý các tác giả đều nghiêm túc lắng nghe và sửa lỗi. Đến thời điểm này có những bản thảo đã sửa lỗi gần xong do Hội đồng góp ý đến đâu họ sửa đến đấy.
Ở vòng 2 tới đây, nếu tác giả không nghiêm túc sửa chữa các lỗi đã góp ý, Hội đồng sẽ bỏ phiếu đánh giá là đạt hoặc không đạt. Không có mức "đạt và cần sửa chữa" như vòng 1 nữa. Sau đó, các bộ sách đạt sẽ được xem xét để trình Bộ trưởng phê duyệt.
Còn theo ông Thái Văn Tài, thời điểm này, tất cả tác giả được kết luận là đạt nhưng phải sửa chữa đều nộp lại bản thảo để Hội đồng thẩm định vòng 2.
Được biết, 5 bộ SGK lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới là của 3 nhà xuất bản được lọt vào vòng thẩm định lần 2 là của NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, NXB ĐH Sư phạm TPHCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam có nhiều bản thảo nhất vì có kinh nghiệm, tiềm năng.
Dự kiến, tới đầu tháng 10/2019, các bộ sách đạt yêu cầu sẽ được Hội đồng Thẩm định công bố. Ông Thái Văn Tài khẳng định, SGK đã được Hội đồng thẩm định là phù hợp với toàn quốc; đảm bảo phù hợp với thực tế dạy học của nhà trường ở những vùng miền khác nhau và đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, cần lưu ý SGK chỉ là tài liệu dạy học quan trọng, chương trình thống nhất chung toàn quốc là pháp lệnh cao nhất và tất cả hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải dựa vào chương trình, theo đúng yêu cầu của chương trình.
Thu Hương
Theo daidoanket
Công bố các sách giáo khoa lớp 1 mới trong tháng 10 Bộ GD-ĐT sẽ công bố các sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021. Chia sẻ với VietNamNet sáng 7/10, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ công bố các sách giáo khoa lớp...