Pfizer đạt bước tiến lớn trong nghiên cứu vắc-xin mới
Công ty dược phẩm sinh học Pfizer vừa cho biết vắc-xin 2 trong 1 ngừa cúm mùa và phòng Covid-19, và vắc-xin mRNA phòng bệnh cúm cho người lớn đã đạt những bước tiến lớn, mang lại hy vọng cho người dân về tiếp cận những vắc-xin mới công nghệ tiến tiến trong tương lai không xa.
Bước tiến lớn, hy vọng mới
Theo Pfizer, vắc-xin 2 trong 1 ngừa cúm mùa và Covid-19 sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trong vài tháng tới. Trong khi đó, vắc-xin mRNA chống lại bệnh cúm cho người lớn vừa hoàn tất các thử nghiệm giai đoạn ba.
Nghiên cứu giai đoạn một và giai đoạn hai của vắc-xin 2 trong 1 cho thấy kết quả khả quan.
Ông Ben Mees, Giám đốc sản xuất cấp cao chia sẻ với báo chí về công nghệ vaccine tại nhà máy Pfizer ở Puurs, Bỉ. Ảnh: Pfizer
Các thử nghiệm ban đầu được tiến hành trên những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi 18-64 cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại các chủng cúm A, cúm B và Sars-CoV-2 sau khi tiêm vắc-xin kết hợp.
Video đang HOT
Với bước tiến này, Pfizer và đối tác BioNTech tiến một bước gần hơn đến khả năng nhận được sự chấp thuận đối với loại vắc-xin kết hợp phòng ngừa Covid-19 và bệnh cúm này.
Tiến sĩ Annaliesa Anderson, Phó chủ tịch cấp cao kiêm người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vắc-xin tại Pfizer cho biết: “Chúng tôi cảm thấy được khuyến khích bởi những kết quả ban đầu này. Vắc-xin này có khả năng làm giảm tác động của hai bệnh về đường hô hấp chỉ bằng một mũi tiêm và có thể đơn giản hóa việc thực hành tiêm chủng cho các nhà cung cấp, bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.”
Bên cạnh vắc-xin 2 trong 1, Pfizer cũng đang hoàn thiện các thử nghiệm giai đoạn ba của vaccine mRNA giúp bảo vệ người lớn khỏi bệnh cúm.
Tại cuộc họp báo tổ chức ngày 24/10 tại Brussels, Bỉ, Tiến sĩ Julia Spinardi, Giám đốc Y khoa cấp cao về Covid-19 tại các thị trường mới nổi, Pfizer, cho biết thử nghiệm sẽ đánh giá tính hiệu quả, độ an toàn, khả năng dung nạp, và khả năng miễn dịch của vắc-xin cúm mRNA.
Họp báo tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Pfizer
“Thử nghiệm giai đoạn ba chỉ được tiến hành ở Hoa Kỳ, nơi mùa cúm đang diễn ra. Chúng tôi đã có khoảng 36.000 người tham gia tại hơn 200 địa điểm và chúng tôi hy vọng sẽ sớm có kết quả để trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm,” Tiến sĩ Julia Spinardi chia sẻ.
Gọi bệnh cúm là “chén thánh khoa học trong nhiều thập kỷ”, tiến sĩ Mark Fletcher, Trưởng nhóm Y Khoa về Vaccine Hô hấp tại Thị trường mới nổi Pfizer cho biết thêm rằng mỗi khi có công nghệ mới, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm nó trên bệnh cúm.
“Điều đáng chú ý với công nghệ mRNA là khả năng kết hợp của nó. Chỉ bằng một lần tiêm, bạn có thể nhắm mục tiêu vào nhiều loại virus khác nhau”, ông nói.
Trong suốt đại dịch Covid-19, công nghệ RNA thông tin, còn gọi là mRNA được chú ý vì vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm. Sau thành công của vaccine Covid-19, việc tiếp tục nghiên cứu một số loại vaccine khác của hãng dược Pfizer đang mở ra nhiều hy vọng đẩy lùi nhiều mầm bệnh chưa có phương pháp ngăn ngừa hiệu quả, lâu dài.
Nguy cơ từ sự chủ quan trước Covid-19
Hiện nay, mọi người có xu hướng ngần ngại tiêm liều tăng cường vì Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu khuyến nghị người dân và chính phủ không nên chủ quan mà nên chú ý hơn đến vấn đề này.
Giáo sư Tikki Pangestu, Trường Y khoa Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Các biến thể mới có thể làm tăng sự lây lan của vi-rút, ngay cả ở những cộng đồng đã có miễn dịch từ trước. Chúng tôi hy vọng điều đó không xảy ra, nhưng đây là loại vi-rút rất khó dự đoán và có thể khiến chúng ta ngạc nhiên theo những cách mà chúng ta không mong muốn. Vì vậy tiêm chủng vẫn cần được ưu tiên hàng đầu của sức khỏe cộng đồng”.
Tiến sĩ Leong Hoe Nam từ Phòng khám Rophi ở Singapore, chia sẻ thêm, trong giai đoạn dịch bệnh hiện này, “mảnh đất màu mở” của lây nhiễm và thông tin sai lệch vẫn còn, với thông tin sai lệch xuất phát từ mạng xã hội khiến một số người do dự”.
“Việc do dự tiêm chủng tiếp tục là một mốchứng minh khoa họci lo lớn. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần giúp người dân tiếp cận thông tin chính xác, đã được để ngăn chặn thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Chúng ta cũng cần vạch trần những lời dối trá và tin giả”, ông nhấn mạnh.
TP Hồ Chí Minh: Trên 500 trường hợp mắc COVID-19 phải nhập viện
Ngày 4/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin, trong 24 giờ qua, Thành phố ghi nhận thêm 105 trường hợp mắc COVID-19 mới; 523 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/5) trung bình mỗi ngày thành phố có 101 ca mắc COVID-19 mới và có 84 trường hợp nhập viện.
Trên 90% bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện đều có bệnh nền.
"Tuy số ca mắc mới và nhập viện do COVID-19 giảm trong những ngày lễ nhưng số ca nặng lại có chiều hướng tăng nhẹ và tập trung vào người có bệnh nền. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý bảo vệ người có nguy cơ cao, tiêm đầy đủ cho người lớn tuổi trong nhà, khi có dấu hiệu mắc COVID-19 nên cách ly", ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết.
Theo phân tích đối với 514 bệnh nhân COVID-19 đang nằm viện ngày 3/5 cho thấy có đến 90,5% số bệnh nhân có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường tuyp 2, bệnh tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, gan...). Trong số bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện, có 169 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp; 21 trường hợp thở máy xâm lấn; 24 trẻ em dưới 16 tuổi và 12 trường hợp là phụ nữ mang thai.
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, số ca mắc và nhập viện giảm có thể do người dân đi chơi lễ và việc khai báo không đầy đủ. Dự đoán, dịp lễ người dân đi chơi khắp nơi, tiếp xúc nhiều người, nguy cơ mắc COVID-19 sẽ gia tăng. Theo đó, trong những ngày sắp tới, người dân khi về thành phố học tập, làm việc sẽ thực hiện khai báo bù và số ca mắc có thể gia tăng.
"Người mắc COVID-19 tự cách ly tại nhà hiện nay vẫn cần khai báo cho trạm y tế địa phương bằng cách gọi điện đến trạm hay cập nhật lên trang web khai báo F0 của thành phố để được xác định có phải COVID-19 hay không, nếu mắc sẽ được tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà", đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố thông tin.
Ngành y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là với dịch bệnh. Người dân tuân thủ V2K (vaccine khẩu trang và khử khuẩn). Với những người lớn tuổi có bệnh nền hay những người làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch nên tiêm đủ 4 mũi vaccine. Việc đeo khẩu trang hiện nay không còn khắc khe như trước, tuy nhiên người dân nên tuân thủ tại một số nơi bắt buộc đeo khẩu trang như bệnh viện.
Mỹ lên kế hoạch thương mại hóa sinh phẩm phòng ngừa, điều trị COVID-19 Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ ngày 30/8 cho biết chính phủ nước này đang lên kế hoạch thương mại hóa các loại vaccine ngừa COVID-19, cũng như những loại thuốc điều trị căn bệnh này trong năm tới. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Bà Dawn O'Connell -...