Pakistan chặn sóng di động vì sợ khủng bố
Nhà chức trách Pakistan đã chặn sóng di động ở các thành phố lớn vào hôm 23.11 nhằm ngăn chặn bạo lực giáo phái trong khoảng thời gian diễn ra các lễ kỷ niệm chính của người Hồi giáo Shiite.
Theo các quan chức, hơn 90% các vụ đánh bom được những kẻ tấn công kích nổ bằng điện thoại di động.
Tại một số nơi, việc vận chuyển hành khách bằng xe máy đã bị cấm vì lo ngại những kẻ tấn công sẽ sử dụng cách thức này để di chuyển đến mục tiêu.
Lực lượng an ninh tuần tra trên các đường phố Pakistan – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Các cuộc tấn công của người Sunni cực đoan nhắm vào cộng đồng Shiite thiểu sổ đã gia tăng trên khắp Pakistan trong những tháng gần đây.
Hôm 23.11, sóng điện thoại di động đã bị chặn tạm thời tại các khu vực ở thủ đô Islamabad, thành phố cảng phía nam Karachi và Quetta ở đông nam.
“Hơn 90% các vụ nổ bom được thực hiện thông qua SIM điện thoại di động”, Bộ trưởng Nội vụ Rehman Malik nói với các phóng viên.
Theo BBC, hàng ngàn cảnh sát bổ sung cũng được triển khai và các máy bay tuần tra sẽ theo dõi các buổi lễ của người Shia trên khắp cả nước.
Theo TNO
Dân dùng bộ kích sóng gây nhiễu mạng di động
Tại Hà Nội, do một số điểm sóng di động phủ yếu nên nhiều người dân đã tự ý mua và cài đặt các thiết bị kích sóng để sử dụng dịch vụ nên đã làm can nhiễu tần số của các mạng di động.
Các bộ thiết bị kích sóng điện thoại di động hiện được nhiều đơn vị giới thiệu, bán tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình một trang web bán thiết bị kích sóng.
Thông tin nêu trên vừa được ông Đoàn Bình Giám đốc Trung tâm tần số vô tuyến điện (VTĐ) khu vực 1 thuộc Cục Tần số VTĐ, Bộ TT&TT cho biết tại Hội nghị Sơ kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BCVT 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2012 của Sở TT&TT Hà Nội tổ chức ngày 24/7/2012.
Theo ông Đoàn Bình, qua kiểm tra, ở những khu vực, địa bàn dân cư mà vùng phủ sóng điện thoại yếu, để củng cố nâng cao chất lượng cuộc gọi, đã có một số cá nhân, đơn vị tự trang bị các bộ thiết bị kích sóng điện thoại (còn gọi là thiết bị khuyếch đại sóng điện thoại). Tình trạng này khá phổ biến ở một số nơi, ví dụ như kiểm tra ở 1 phố cổ, hay 1 ngách nhỏ ở Thái Thịnh, các cán bộ Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 đã phát hiện tới 3 - 4 bộ thiết bị được người dân sử dụng.
"Việc người dân tự ý lắp, sử dụng bộ thiết bị kích sóng điện thoại đã khiến cho các mạng di động như MobiFone, VinaPhone và Viettel thời gian qua đều đã bị can nhiễu tương đối nhiều. Ở góc độ quản lý nhà nước, đây là hành vi vi phạm bởi lẽ băng tần thông tin di động được Nhà nước cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động và chỉ các nhà mạng được quyền sử dụng, khai thác", ông Bình chia sẻ.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện lãnh đạo Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng người dân phải mua, dùng thêm thiết bị kích sóng là do chất lượng dịch vụ thông tin di động-quyền lợi chính đáng của các thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động, chưa được các nhà mạng đảm bảo tốt. Vùng phủ sóng của các mạng di động tại một số địa bàn còn hạn chế.
Vì thế, ông Bình đề xuất, để giải quyết tình trạng người dân tự ý lắp thiết bị kích sóng gây can nhiễu tần số như hiện nay, các nhà mạng phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, vùng phủ sóng của mình trên cơ sở đó có biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. "Còn về phía người dân, người sử dụng dịch vụ, khi gặp trường hợp vùng phủ sóng kém, cần liên lạc với nhà mạng để yêu cầu nhà mạng khắc phục, giải quyết", ông Bình khuyến nghị.
Trong thời gian tới, Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 1 cũng dự kiến sẽ phối hợp với Sở TT&TT tiến hành kiểm tra chất lượng vùng phủ sóng di động. Với những khu vực sóng kém, yếu, không đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ yêu cầu nhà mạng có giải pháp nhằm cao chất lượng vùng phủ sóng. Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có trên 5.000 trạm BTS của các mạng thông tin di động.
Tuy nhiên, các mạng di động lại cho rằng nguyên nhân sóng yếu không phải do nhà mạng, mà nhiều điểm tại Hà Nội không thể lắp đặt trạm thu phát sóng BTS do người dân phản đối. Vì vậy, nhiều điểm trở thành "vùng lõm" bất đắc dĩ. Các nhà mạng cũng đã sử dụng nhiều giải pháp như dùng trạm lặp để chuyển tiếp sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng chỉ cung cấp được trong vùng nhỏ hẹp. Như vậy, bài toán phủ sóng tại Hà Nội đang gặp bất cập vì nhiều người dân không có sóng để sử dụng dịch vụ, trong khi nhà mạng triển khai lắp trạm phủ sóng thì dân lại cản trở không cho lắp.
Theo vietbao
Hà Nội: Dân dùng bộ kích sóng gây nhiễu mạng di động Tại Hà Nội, do một số điểm sóng di động phủ yếu nên nhiều người dân đã tự ý mua và cài đặt các thiết bị kích sóng để sử dụng dịch vụ nên đã làm can nhiễu tần số của các mạng di động. Thông tin nêu trên vừa được ông Đoàn Bình - Giám đốc Trung tâm tần số vô tuyến...