Ôtô Đức về Việt Nam giảm giá 30%: Dằn tiền chờ xe sang
Khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định thương mại tự do, ôtô nhập khẩu từ châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay.
Khi đó, ôtô nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn. Muốn phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, theo các DN, ngay trong năm nay, Nhà nước cần ban hành thêm những chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư.
Ngóng ưu đãi
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô. Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước”.
Hiện ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích các DN sản xuất, lắp ráp ôtô nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, với phần linh kiện sản xuất trong nước, chắc chắn chí phí sẽ giảm, DN có điều kiện để giảm giá xe và người tiêu dùng dễ tiếp cận với ôtô hơn hiện nay.
Phía các DN sản xuất lắp ráp ôtô cũng rất trông chờ chính sách này ban hành. Tuy nhiên, ý kiến chung đều cho rằng cần có thêm ưu đãi nữa tạo ra sự đồng bộ, mới đem lại hiệu quả.
Video đang HOT
Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, công nghệ thấp vốn đầu tư ít. Thế mạnh là sản xuất các linh kiện cơ khí, nhựa đơn giản, có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Với ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển như vậy, dù có được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước, giá xe cũng khó giảm mạnh. Nếu không có lực lượng các nhà cung cấp linh kiện nội địa với chất lượng đảm bảo thì ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng vô nghĩa.
Điều các DN ôtô phải làm là cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện nội địa, để họ có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển được một đội ngũ các nhà sản xuất linh kiện nội địa hùng hậu, cần có thời gian cũng như chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Theo ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty Hyundai Thành Công, mặc dù công nghiệp hỗ trợ thuộc 6 ngành sản xuất được ưu tiên phát triển, được ưu đãi đầu tư, nhưng mức ưu đãi cũng chỉ như các ngành nghề khác. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ôtô suốt thời gian dài vừa qua cũng chỉ đạt 7-10% giá trị sản phẩm và chưa có đột phá.
Trong khi đó, các DN công nghiệp hỗ trợ cũng đang đối mặt với thách thức khi linh kiện ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN đã về mức 0% từ 2018. Trong khi DN công nghiệp hỗ trợ trong nước phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất linh kiện, thì linh kiện ôtô nhập khẩu được hưởng thuế 0%, nên không có khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, các DN đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng một cơ chế đặc thù về chính sách miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu, vật tư đầu vào để sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô ngay trong năm 2019.
Nếu nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất linh kiện ôtô giảm về 0% sẽ khuyến khích các DN đầu tư cho sản xuất linh kiện và góp phần giảm chi phí, giá xe sẽ giảm.
Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho sản xuất lắp ráp ôtô điện, ôtô lai xăng điện. Những ưu đãi hiện nay, vẫn chưa đủ để khuyến khích các DN đầu tư cho sản phẩm này.
Lo xe nhập tràn về
Ngành công nghiệp ôtô phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Chỉ có sản lượng lớn mới giúp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Vì vậy, cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ôtô. Phải ngăn chặn, không để xe nhập khẩu tràn vào với số lượng lớn giá rẻ.
DN ôtô Việt Nam mong chờ có thêm chính sách ưu đãi với ôtô trong nước.
Hiện xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều và giá ngang bằng với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tuy trùng với đợt nghỉ Tết Âm lịch nhưng lượng ôtô nhập khẩu (CBU) vào Việt Nam trong tháng 2/2019 vẫn tăng mạnh với 14.134 xe.
Trong đó, hầu hết mẫu xe nhập khẩu đều có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 2 tháng đầu năm 2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước (CKD) giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 169% so với cùng kỳ. Nếu nguồn cung tốt hơn nữa, xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới, thậm chí vượt qua để chi phối thị trường.
Sắp tới Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do, ôtô nhập khẩu từ châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay. Xe nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn.
Theo các DN, những chính sách ưu đãi dành cho công nghiệp ôtô, cần phải được xây dựng trong năm 2019, mới có tác dụng. Càng để lâu, cơ hội phát triển công nghiệp ôtô sẽ không còn.
Theo news.zing.vn
Xe nhập Thái Lan và Indonesia đều đặn về Việt Nam
Tín hiệu tích cực cho thị tường ôtô nhập khẩu khi nguồn xe Thái Lan dần ổn định, trong khi xe Indonesia bắt đầu tăng.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 3 tuần gần đây từ 14/9, lượng xe con Indonesia nhập về vượt so với Thái Lan. Cụ thể ôtô Indonesia đạt 2.705 chiếc, trong khi xe từ Thái Lan 2.207 chiếc. Trên thị trường, các dòng xe có xuất xứ Indonesia cũng nhiều hơn năm trước, với sự xuất hiện của Toyota Wigo, Toyota Avanza, Toyota Rush, Mitsubishi Xpander, thay vì chỉ có Fortuner như trước đây.
Tuần đầu tháng 10, lượng ôtô nhập khẩu tiếp tục đạt ngưỡng hơn 3.000 xe như hai tuần trước, lượng xe nhập vào Việt Nam vẫn chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra, một số dòng xe từ các nước Nhật, Trung Quốc cũng được đưa về.
Toyota Rush nhập khẩu từ Indonesia trong lễ ra mắt tại Hà Nội.
Xe nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam trong tuần 28/9-4/10 đạt 3.465 xe, trị giá hơn 65,2 triệu USD. Xe con chiếm 1.392 chiếc, trong khi xe tải (bán tải) nhiều hơn, chiếm 1.817 chiếc.
Lượng xe con nhập khẩu tuần trước có xuất xứ chủ yếu từ Indonesia, với 673 chiếc. Thái Lan đứng thứ 2, với 608 chiếc. Xe từ hai nước này chiếm 92%. Một số quốc gia khác xuất xe sang Việt Nam trong tuần gồm 86 chiếc từ Trung Quốc, 13 xe từ Đức. Nhật, Anh và Slovakia xuất khẩu lượng nhỏ xe còn lại vào Việt Nam.
Trong khi đó, phần lớn xe tải (bán tải) nhập vào Việt Nam trong tuần có nguồn gốc từ Thái Lan, với 1.514 xe, chiếm tỷ trọng 85%. Hầu hết xe bán tải Việt Nam được nhập từ quốc gia này, với các dòng như Ford Ranger, Toyota Hilux, Chevrolet Colorado.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết tháng 8, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu nhiều xe nhất sang Việt Nam, đạt 22.008 chiếc, trị giá hơn 437 triệu USD. Tuy nhiên, số lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái (23.843 xe).
Trong khi đó, Indonesia đứng thứ 2 với 3.083 xe xuất sang Việt Nam, giảm mạnh so với 15.540 chiếc cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các hãng vướng nghị định 116, không thể nhập xe về trong hơn nửa năm nay
Theo xe360.vn
6 mẫu ôtô nhập khẩu miễn thuế vừa cập bến Việt Nam 5/6 mẫu xe nhập khẩu miễn thuế vừa cập bến thị trường Việt đều có mức giá dưới 1 tỷ đồng. Mức giá này tương tối phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. 1. Toyota Wigo (giá từ 345 triệu đồng). Sử dụng động cơ xăng 3NR-VE 4 xi lanh với dung tích 1,2 lít. Động cơ này sản sinh công...