Ông Yanukovych kêu gọi Ukraine trưng cầu dân ý, Obama “đòi” Nga rút quân
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày hôm nay 28/3, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng Nga phải “rút quân” khỏi biên giới Ukraine trong khi Tổng thống bị lật đổ Yanukovych kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh CBS News, Tổng thống Mỹ Obama cho rằng quyết định của Tổng thống Nga Putin, cho tập trung quân ở biên giới có thể “đơn giản là nỗ lực hăm dọa Ukraine, hoặc cũng có thể họ có những kế hoạch thêm khác”.
Tổng thống Obama đã kêu gọi Nga “rút quân” khỏi biên giới Ukraine và hạ nhiệt căng thẳng.
Nga bị Ukraine, Mỹ cùng EU cáo buộc đã huy động nhiều ngàn binh sỹ gần biên giới phía đông của Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn trước khi rời Italia vào ngày thứ năm, Tổng thống Obama cảnh báo lãnh đạo Nga không được “quay trở lại kiểu hành xử đã thống trị thời Chiến tranh Lạnh”.
“Tôi cho rằng có cảm giác mạnh mẽ về dân tộc chủ nghĩa Nga và có cảm giác phương Tây bằng cách nào đó đã giành được lợi thế trước Nga trong quá khứ và ông ấy (Putin) muốn, ở một số khía cạnh, đảo ngược điều đó hoặc bù đắp cho điều đó”, ông Obama cho biết.
Và ông Obama tuyên bố Mỹ “không có lợi ích gì khi bao vây Nga” và “không có lợi ích gì ở Ukraine ngoài để người Ukraine tự ra quyết định đối với cuộc sống của chính họ”.
“Những gì tôi liên tục nói là ông ấy có thể đang hoàn toàn hiểu sai phương Tây. Ông ấy rõ ràng là đang hiểu sai chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Video đang HOT
Trong khi đó, một quan chức an ninh Nga cho biết các biện pháp tình báo đã được tăng cường nhằm đối phó với đe dọa của phương Tây đối với ảnh hưởng của Nga. “Đã có sự gia tăng mạnh về những đe dọa từ bên ngoài đối với nhà nước. Mong muốn hợp pháp của người ở Crimea và các vùng miền đông Ukraine đang gây ra sự kích động ở Mỹ và các đồng minh của họ”, phó giám đốc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) Alexander Malevany được hãng thông tấn Interfax dẫn lời cho biết.
Ông cho biết Nga đang có “những biện pháp tình báo phản công” nhằm đáp trả nỗ lực của phương Tây nhằm “suy yếu ảnh hưởng của Nga ở một khu vực có tầm quan trọng lớn”.
Tổng thống bị lật đổ Yanukovych kêu gọi trưng cầu dân ý ở Ukraine
Kêu gọi của ông Tổng thống bị lật đổ của Ukraine được đưa ra trên truyền hình vào ngày hôm nay. Ông kêu gọi các vùng ở Ukraine tổ chức một cuộc cầu dân ý, nhằm quyết định số phận của mỗi vùng, thay vì tiến hành cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Chính quyền hiện nay ở Kiev, chính quyền đã lật đổ ông Yanukovych vào tháng trước, đã lên kế hoạch tiến hành bầu cử tổng thống sớm vào 25/5 tới.
“Chỉ có một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc và không cần đến một cuộc bầu cử tổng thống vội vàng mới có thể ổn định được đáng kể tình hình chính trị hiện nay và bảo đảm được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ukraine”, ông Yanukovych cho hay trên kênh tin tức Rossiya-24.
Nga khẳng định ông Yanukovych là lãnh đạo hợp pháp của Ukraine và ông vẫn là tổng thống được nhân dân Ukraine bầu lên để lãnh đạo nước này.
Tổng thống bị lật đổ Yanukovych đã từ chối chạy đua trong cuộc bầu cử sắp tới, và gọi cuộc bầu cử là phi pháp.
Rất nhiều vùng đông nam, với rất nhiều người dân tộc Nga, cũng đã từ chối tính hợp pháp của chính phủ mới và bày tỏ lo ngại về việc bổ nhiệm những chính trị gia cực hữu vào các vị trí chủ chốt ở Kiev.
Crimea, từng là vùng tự trị thuộc Ukraine, đã tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 vừa qua, theo đó các cử tri ủng hộ gia nhập Liên bang Nga. Nga sau đó đã phê chuẩn đề nghị này.
Ông Yanukovych cũng cho biết thêm ông sẽ rời Đảng các vùng và yêu cầu giữ chức vụ của ông là chủ tịch danh dự.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Triều Tiên coi Trung Quốc là "kẻ trở mặt" và" kẻ thù"?
Báo Hàn Quốc mới đây đưa tin một trong những học viện quân sự hàng đầu của Triều Tiên đã treo tấm biển tố Trung Quốc là "kẻ trở mặt và kẻ thù" của nước này.
Triều Tiên được cho là muốn "dùng Trung Quốc nhưng không tin Trung Quốc"?
Thông tin được tờ Chosun Ilbo, một tờ báo bảo thủ của Hàn Quốc, đăng tải vào ngày 24/3 vừa qua.
Theo tờ báo, tấm biển hiệu cho rằng Trung Quốc là "kẻ trở mặt và kẻ thù" được treo ở Học viện quân sự Kang Kong của Triều Tiên. Tờ báo đăng tải thông tin dựa trên "các nguồn tin" và không nói rõ thêm về các nguồn tin này.
Tờ báo cũng dẫn một nguồn tin khác cho biết: "Quan điểm của chính quyền Triều Tiên là dùng Trung Quốc, chứ không tin họ".
Do nguồn tin trích dẫn không cụ thể, nên một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của thông tin do tờ Chosun đăng tải.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, việc gọi Trung Quốc là "kẻ trở mặt và kẻ thù" không phải là điều chưa từng có tiền lệ với Triều Tiên. Trên thực tế, cụm từ này được lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành từng nói ngay sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào năm 1992. Sau đó, các tấm biểu ngữ với cụm từ này đã được treo ở học viện quân sự Kang Kon suốt 3 năm cho đến tận năm 1995.
Những tấm biểu ngữ tương tự cũng được treo trong một thời gian ngắn ở học viện này sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai năm 2009.
Theo tờ Chosun, "lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh treo lại tấm biển tại học viện sau khi Trung Quốc gia nhập cùng Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trừng phạt họ vào năm ngoái, do nước này tiến hành bắn thử tên lửa tầm xa và thử hạt nhân lần 3".
Ahn Chan-il, chủ tịch của Viện Thế giới nghiên cứu về Triều Tiên, cho biết với tờ NK News, tờ báo chuyên đưa tin về Triều Tiên, rằng thông tin mới trên là sự thực. "Cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc và Chủ tịch Trung Quốc chắc chắn đã ảnh hưởng đến quyết định treo lại tấm biển hiệu của Triều Tiên", ông nhận định.
"Triều Tiên sợ ảnh hưởng của Trung Quốc và treo tấm biển hiệu là một trong những cách để chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ phía Trung Quốc", ông cho biết thêm.
Theo Dantri
Ba tổng thống Mỹ và một bí ẩn mang tên Putin Bill Clinton thấy ông lạnh lùng và đáng lo ngại, nhưng dự đoán ông sẽ là một lãnh đạo cứng rắn và có khả năng. George W. Bush muốn ông trở thành bạn bè và đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng ngày càng vỡ mộng. Barack Obama thì cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với ông,...