Ông Trump sắp gặp ông Tập Cận Bình lần cuối trước khi rời Nhà Trắng?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào cuối tuần này để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng toàn cầu. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là lần cuối cùng ông Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau trong một hội nghị cấp cao, Reuters đưa tin.
Ông Trump và ông Tập Cận Bình trong một cuộc gặp (ảnh: Reuters)
2 tuần sau khi ông Trump thua trong nỗ lực tái tranh cử, Tổng thống Mỹ sẽ gặp ông Tập Cận Bình trong cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) do Malaysia chủ trì.
Trong cuộc họp, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận về Covid-19 và tìm cách khôi phục hoạt động kinh tế toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.
Cuộc họp nhằm mục đích kêu gọi sự đa phương thương mại giữa các nước và cởi mở chính sách kinh tế hơn nữa nhằm phục hồi kinh tế trong dịch bệnh. Giới quan sát hy vọng những căng thẳng giữa Trung Quốc – Mỹ gần đây sẽ không ảnh hưởng đến ý nghĩa cuộc họp.
Sau khi lên nắm quyền năm 2017, chính quyền Tổng thống Trump đã phát động chiến tranh thương mại, tuyên bố áp thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại hội nghị cấp cao APEC năm 2018, bất đồng về chính sách kinh tế, thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc khiến lần đầu tiên trong lịch sử, các nước tham gia hội nghị không thể đưa ra một tuyên bố chung.
Video đang HOT
Hôm 19.11, ông Tập Cận Bình cho rằng, “chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ, bắt nạt cùng tư tưởng chống lại toàn cầu hóa kinh tế” sẽ làm tăng rủi ro, bất ổn đối với thương mại thế giới.
Thông điệp của Chủ tịch Trung Quốc dường như ám chỉ tư tưởng “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương cũng bày tỏ hy vọng chính quyền mới của ông Biden sẽ tham gia nhiều hơn vào hoạt động thương mại đa phương.
Tổng thống Trump từng tiết lộ rằng, mình có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với ông Tập Cận Bình nhưng “tất cả đã thay đổi” từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Cuộc gọi cuối cùng giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Quốc xảy ra cách đây đã hơn 8 tháng.
Cuộc gặp cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ông Trump vừa thất cử (ảnh: CNN)
Ngày 6.2, trong cuộc nói chuyện kéo dài 30 phút với ông Tập, ông Trump đã không dưới một lần đề nghị cử đoàn y tế sang giúp đỡ Trung Quốc đối phó dịch bệnh.
“Chúng tôi rất muốn giúp đỡ Trung Quốc xóa sổ dịch bệnh. Chúng tôi muốn tiêu diệt loại virus này và những chuyên gia của CDC Mỹ đã sẵn sàng. Họ chỉ cần thị thực”, ông Trump nói với ông Tập.
Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc gửi lời cảm ơn và từ chối lời đề nghị của ông Trump.
Vài tuần sau cuộc gọi, Mỹ – Trung bắt đầu “lời qua tiếng lại” về nguồn gốc Covid-19. Triệu Lập Kiên – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ám chỉ rằng, Covid-19 có thể do quân đội Mỹ mang tới Trung Quốc.
Ngày 27.3, ông Trump và ông Tập tiếp tục có cuộc điện đàm. Đây cũng là cuộc nói chuyện cuối cùng của ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc trước khi quan hệ giữa hai nước căng thẳng như hiện nay.
Ông Trump khi đó đã gọi những bình luận của phát ngôn viên Triệu là “lố bịch”, trong khi ông Tập cho rằng, giới chức Mỹ nên kiềm chế và không nên sử dụng những lời lẽ công kích Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình gửi thông điệp hợp tác tới Mỹ tại APEC
Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, ký kết hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với nhiều quốc gia trên thế giới.
Hôm nay (19/11), phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Bắc Kinh không mưu cầu "tách rời" và sẽ tích cực hợp tác với mọi quốc gia có mong muốn. Đây là thông điệp đáng chú ý sau khi Bắc Kinh gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden, người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị APEC từ thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Phát biểu trực tuyến với hội nghị từ thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, loài người đang ở vào "thời kỳ lịch sử đặc biệt", dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu đã đẩy nhanh sự thay đổi của cục diện thế giới, khiến cho nền kinh tế thế giới "suy thoái sâu", tác động đến chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu, nới rộng "thâm hụt" về quản trị, niềm tin và phát triển.
Ông một lần nữa lên án sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ và các hành vi bắt nạt, khiến toàn cầu hóa bị đảo ngược, làm trầm trọng hơn rủi ro và tính không xác định của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định xu thế hòa bình và phát triển là không thay đổi, đồng thời cho rằng hợp tác đối phó với thách thức là sự lựa chọn duy nhất của cộng đồng quốc tế.
Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi các quốc gia đoàn kết vượt qua khủng hoảng. Ông nói: "Các nước cần tương trợ bảo vệ lẫn nhau, đồng lòng chung sức, đề cao tinh thần đối tác, thắt chặt trao đổi và phối hợp chính sách, làm sâu sắc hơn hợp tác quốc tế chống dịch một cách toàn diện, duy trì nền kinh tế thế giới mở, cố gắng sớm chiến thắng dịch bệnh, nỗ lực đưa nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm".
Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, ký kết hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với nhiều quốc gia trên thế giới, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đầu tư thương mại song đa phương trong khu vực, chủ động hơn trong việc mở rộng giao lưu hợp tác với bên ngoài.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh, nước này sẽ không "quay ngược lại con đường lịch sử", không mưu cầu "tách rời" hay theo "nhóm nhỏ" khép kín biệt lập. "Cục diện phát triển mới" của Trung Quốc sẽ là "tuần hoàn kép trong nước và quốc tế rộng mở và thúc đẩy lẫn nhau."
Ông Tập Cận Bình còn khẳng định, Bắc Kinh "sẽ tích cực triển khai hợp tác với bất cứ quốc gia, khu vực, doanh nghiệp nào mong muốn hợp tác với Trung Quốc".
Mặc dù đến nay Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa gửi điện chúc mừng tới ông Joe Biden - Tổng thống vừa đắc cử của Mỹ, song đây có thể được xem như những tín hiệu và thông điệp mà Bắc Kinh gửi tới chính quyền kế nhiệm của Washington sau động thái chúc mừng cách đây không lâu.
Ông Tập cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ tại APEC Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo chống chủ nghĩa bảo hộ và khẳng định Trung Quốc sẽ tìm kiếm "sự cởi mở" trong thương mại khi phát biểu tại APEC. "Sự cởi mở cho phép một quốc gia tiến lên phía trước trong khi sự tách biệt sẽ kìm hãm quốc gia đó", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại...