Ông trùm đường dây mua bán 100 kg ma túy thoát án tử
Bị cáo Trung được coi là ông trùm của đường dây nhưng không bị tuyên án tử. Lý do HĐXX lượng hình dựa trên khối lượng ma túy khi bắt quả tang.
Chiều 23-8, sau hai ngày xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trần Tuấn An (29 tuổi, ngụ Cà Mau) tử hình, Lê Nguyễn Hoàng Anh (30 tuổi, ngụ TP.HCM) tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Cùng tội, Cao Trí Trung (49 tuổi), Trương Thị Ngọc Ánh (50 tuổi), Nguyễn Thanh Thúy (22 tuổi), Trần Thị Thùy Linh (34 tuổi), Tăng Thành Linh (40 tuổi) và Nguyễn Thị Thảo Hiền (43 tuổi) đều bị tuyên án chung thân. Sáu bị cáo còn lại lãnh án từ ba năm tù đến 20 năm tù.
Trong vụ án này bị cáo Trung được coi là ông trùm của đường dây nhưng không bị tuyên án tử.
Lý do, HĐXX lượng hình dựa trên khối lượng ma túy khi bắt quả tang. Lượng ma túy không thể chỉ kết luận qua lời khai. Hai bị cáo An và Anh là hai người bị bắt quả tang với lượng ma túy hơn 5 kg nên bị tuyên mức án cao nhất theo lượng định.
Các bị cáo tại tòa
Theo hồ sơ, tối 14-6-2013, công an bắt quả tang Lê Nguyễn Hoàng Anh đang mua bán ma túy, thu giữ 15 bánh heroin (gần 6 kg). Bốn ngày sau, công an bắt Trung, thu giữ nhiều viên thuốc lắc và nhiều mẫu ma túy trong nhà và xe hơi. Mở rộng điều tra, công an bắt tiếp các đồng phạm.
Bị bắt, Trung khai nhận đầu tháng 3-2013 gặp bạn là Kiều, biết có nhiều nguồn cung cấp heroin từ các tỉnh miền Bắc và đề nghị kiếm đầu tiêu thụ. Sau đó Trung bàn với Kiều góp vốn mua heroin từ Bắc vào và giao cho đàn em làm nhiệm vụ trực tiếp đứng ra giao dịch gom “hàng” về đưa cho Kiều cất giữ.
Chỉ sau ba tháng lập đường dây xuyên Việt này, Trung mua của Hoàng Văn Phơn (đang bị bắt trong vụ án khác), Nguyễn Thế Thanh (cùng quê Nghệ An) năm lần, tổng cộng 117 bánh heroin với giá 183 triệu đồng/bánh và mua của Nguyễn Thị Lan một lần 50 bánh với giá 9.000 USD mỗi bánh. Đến ngày xảy ra vụ án, Trung giao lại số ma túy này cho Kiều chế biến thành 213 bánh.
Video đang HOT
Sau đó, “hàng” đưa cho đàn em bán được 81 bánh với giá 185 triệu đồng mỗi bánh. Còn lại Trung và đàn em bán tiếp 62 bánh, giao 55 bánh cho Kiều cất giữ.
Khi đường dây bị triệt phá, đường dây này đã mua bán hơn 100 kg heroin nguyên chất và chế phẩm.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Thực hư án tử dành cho các VĐV Triều Tiên "phạm lỗi lầm" ở Olympic Rio
Thông tin cho rằng một nữ vận động viên (VĐV) Triều Tiên có thể phải lĩnh án tử hình do chụp ảnh tự sướng với đối thủ người Hàn Quốc tại Olympic Rio 2016 hay những VĐV Triều Tiên để tuột mất huy chương Vàng (HCV) sẽ phải đối mặt với hình phạt tàn khốc sau khi về nước đang lan truyền mạnh mẽ trên Intenet, khiến nhiều người quan ngại...
Gần đây, nhiều tờ báo lá cải của phương Tây đưa tin, nữ VĐV thể dục Triều Tiên Hong Un Jong có thể phải đối mặt với sự trừng phạt tàn khốc sau khi trở về nước vì ôm và chụp ảnh tự sướng với VĐV Hàn Quốc khi tham dự Olympic Rio 2016 ở Brazil. Hành động này bị cho là sẽ "chọc giận" nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Bức ảnh tự sướng của VĐV Triều Tiên Hong Un Jong và đối thủ người Hàn Quốc Lee Eun-ju đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng.
Theo đó, nhiều người quan ngại, nữ VĐV Hong có thể đối mặt với hình phạt nặng nề nhất sau khi về nước đó là án tử hình. Lee Young-Jong, một nhà báo chuyên về Triều Tiên cho hay, luật pháp Triều Tiên cho phép tử hình những người bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ, phản quốc và khủng bố. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh xử tử một số người mắc các tội danh nhẹ hơn như bị cáo buộc xem phim Hàn Quốc, phim khiêu dâm hoặc sở hữu sách Kinh thánh...
Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng, trước khi đoàn VĐV Triều Tiên sang Brazil dự Olympic Rio 2016, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra tối hậu thư rằng, đoàn hoặc phải mang về ít nhất 5 HCV, hoặc sẽ bị gửi tới trại tập trung lao động khổ sai.
VĐV cử tạ Om Yun-Chol của Triều Tiên đã để tuột mất HCV và chỉ giành được HCB tại Olympic Rio 2016
Theo BBC, bình luận về những thông tin trên, nhà phân tích chuyên về Triều Tiên và cũng rất hâm mộ thể thao, ông Michael Madden nói rằng, ông không tin rằng những chuyện như vậy sẽ thật sự xảy ra.
Nhà phân tích cho biết, Triều Tiên đang theo đuổi chính sách "ngoại giao" thể thao từ những năm 1980 và xem đây là vấn đề mang tính quốc gia. Đây được xem là một đường lối phi chính trị để Triều Tiên, một đất nước vốn bị cô lập về mặt chính trị kết nối với phần còn lại của thế giới và hưởng lợi từ sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa.
Triều Tiên thậm chí còn từng đàm phán với Hàn Quốc để gửi một đội tuyển bao gồm các VĐV của cả 2 nước tới dự Thế vận hội mùa hè vào các năm 2000, 2004 và 2008, dù trên thực tế, việc này chưa từng diễn ra.
Theo đó, ông Michael chỉ ra rằng, tin đồn VĐV Triều Tiên Hong Un Jong sẽ đối mặt với án tử hình hoặc bị đày tới trại tập trung lao động khổ sai sau khi chụp ảnh tự sướng với đối thủ người Hàn Quốc, Lee Eun-ju đã bỏ qua thực tế, năm 2014, Hong cũng từng chụp ảnh và ôm VĐV người Mỹ Simone Biles ở một giải đấu quốc tế.
Bức ảnh chụp VĐV Triều Tiên Hong Un Jong ôm VĐV người Mỹ Simone Biles năm 2014. Ảnh BBC
Nếu thực sự việc chụp ảnh và ôm một VĐV của một đất nước bị xem là "kẻ thù" của Triều Tiên thì Hong Un Jong đã bị trừng phạt khi ôm VĐV Simone cách đây 2 năm và không thể được phép tham dự Thế vận hội 2016 ở Rio.
Cũng có những thông tin cho rằng, các VĐV Triều sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng nề, tàn khốc bao gồm bị bỏ tù, bị tử hình nếu không giành chiến thắng trong các giải đấu quốc tế.
Trên thực tế, năm 2010, khi đội bóng đá nam Triều Tiên thất bại tại World Cup, một loạt tin đồn tương tự cũng nổi lên cho rằng, họ sẽ bị gửi tới trại tập trung lao động khổ sai.
Tuy nhiên, cho đến nay, thông tin các cầu thủ Triều Tiên bị bắt giam hoặc bị đi đày sau giải đấu chưa từng được xác nhận.
Đội bóng đá nam Triều Tiên thất bại tại World Cup năm 2010 từng bị đồn sẽ phải lĩnh án phạt tàn khốc, chẳng hạn bị bắt giam hoặc bị đi đày tại trại lao động tập trung. Tuy nhiên, thông tin trên chưa từng được xác nhận.
Chỉ biết rằng, các thành viên trong đội tuyển có tham dự một cuộc họp với các quan chức thể thao, huấn luyện viên và vận động viên đồng thời bị phê bình vì đã không giành được chiến thắng cuối cùng.
Sau đó, huấn luyện viên đội tuyển, như nhiều quan chức cấp cao khác của Triều Tiên khác khi không làm tròn nhiệm vụ và trách nhiệm, đã bị điều chuyển công tác sang lĩnh vực xây dựng vài tháng trước khi được điều động trở lại làm việc tại Liên đoàn bóng đá Triều Tiên nhưng giữ vị trí cấp thấp hơn. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Michael, đó chỉ là trường hợp cá biệt.
Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá nam Triều Tiên Kim Jong-Hun từng bị điều chuyển sang làm xây dựng trước khi được phục chức
Ông nhấn mạnh rằng, ở Triều Tiên, thể thao là con đường đưa một người tới thành công, có tiền tài và danh vọng. Đối với các VĐV Triều Tiên, được đại diện đất nước tham dự các giải đấu quốc tế là một vinh dự. Các VĐV đạt thành tích tốt thường được chào đón nồng nhiệt khi về nước, được truyền thông ca ngợi và được nhà nước trao tặng các danh hiệu và giải thưởng lớn như một căn hộ đầy đủ tiện nghi ở Bình Nhưỡng.
Do đó, trên thực tế, đối với các VĐV Triều Tiên không đạt được thành tích tại các giải đấu, điều tồi tệ nhất xảy ra với họ sau khi về nước chính là không được nhắc đến và bị lãng quên.
Theo Danviet
VĐV Triều Tiên trượt HCV Olympic đối mặt án phạt tàn khốc khi về nước? Theo Daily Star, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra tối hậu thư yêu cầu đoàn vận động viên (VĐV) Triều Tiên tham dự Olympic Rio 2016 hoặc mang về ít nhất 5 huy chương Vàng (HCV), hoặc bị đày tới trại tập trung, lao động khổ sai VĐV cử tạ hàng đầu của Triều Tiên Kim Myong Hyok, người vừa để tuột...