Ông giáo già 16 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật
16 năm qua, thầy Lê Vũ Đạo (86 tuổi, ở phố Trần Nhật Duật TP Nam Định) tình nguyện dạy học ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Không lương, không phụ cấp, bồi dưỡng, thầy miệt mài dạy chữ cho những em nhỏ khuyết tật và bị nhiễm chất độc da cam.
Thầy Lê Vũ Đạo được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tốt nghiệp thủ khoa Sư phạm, trường Đại Học Văn Lang, Hà Nội năm 1940, thầy Đạo được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Trần Quốc Toản, Nam Định. Trong điều kiện đất nước chiến tranh loạn lạc, năm 1944 thầy Đạo xung phong đi bộ đội là cán bộ tiền khởi nghĩa lúc bấy giờ, năm 1946 thầy được phân công trở về Hà Nội làm phái viên tham mưu.
Hòa bình lập lại, thầy trở về làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản. Sau khi nghỉ hưu, quanh quẩn mãi với việc chăm sóc cây cảnh, thấy nhàm chán, thầy Đạo đăng ký vào các hội hoạt động địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, tham gia tổ dân phố… Đến năm 1996, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định ra đời, nhận thấy mình còn khỏe, lại thấy thương các trẻ em khuyết tật, thầy Đạo đã đến xin dạy miễn phí cho các em nhỏ ở Trung tâm.
Từ lúc dạy cho trẻ em khuyết tật ở Trung tâm, mỗi ngày dù nắng hay mưa, thầy Đạo vẫn đạp xe đạp hơn 3km từ nhà đến Trung tâm để dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật và trẻ bị nhiễm chất độc da cam.
Lúc đó, Trung tâm không có gì ngoài dãy nhà cấp 4 cũ nát của một cơ quan chuyển đi để lại. Thầy Đạo cùng với 4 cán bộ nhân viên dọn dẹp, tu sửa lại Trung tâm đảm bảo chỗ ăn ngủ cho các cháu.
Video đang HOT
Sau khi sửa sang lại Trung tâm, Thầy đã được trung tâm dành cho một căn phòng làm nơi dạy học các cháu. Bàn ghế không có, thầy lại đi vận động bà con các khu phố và bỏ cả tiền túi của mình để mua bàn ghế mới, có chỗ cho các cháu ngồi học.
Thầy Đạo tâm sự: “Bọn trẻ ở Trung tâm này không được may mắn như những đứa trẻ bình thường khác. Thương các cháu mà không biết làm gì, chỉ biết dạy các cháu chút kiến thức để lấy đó làm vốn mà bước vào đời…”.
Không những dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật ở Trung tâm, sau mỗi buổi học và các ngày nghỉ, thầy Đạo còn đến trung tâm để giúp các em vận động hồi phục thể lực, trò chuyện với các em…
Dạy trẻ bình thường nhiều lúc đã thấy khó, dạy trẻ em khuyết tật còn khó khăn bội phần, huống hồ ở Trung tâm có nhiều em không chỉ bị tật nguyền mà còn bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, nên nhận thức không được như những người bình thường.
Lúc Trung tâm mới thành lập, chưa có một cuốn sách, giáo trình nào hướng dẫn về cách dạy trẻ khuyết tật, nên thầy Đạo vừa dạy, vừa mò mẫm nghiên cứu cách nào cho trẻ khuyết tật có thể tiếp thu tốt nhất. Ngoài việc tận tình chỉ bảo các em đánh vần, nhận biết từng chữ một, thầy Đạo còn nghĩ ra những dụng cụ học tập vừa phục vụ cho việc giảng dạy của mình, vừa để các em ở Trung tâm có thể nhận biết dễ hơn.
Vào năm 2009, thầy Lê Vũ Đạo là một trong 3 đại biểu của tỉnh Nam Định được vinh danh tại lễ tuyên dương các gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Năm 2010, thầy là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Từ năm 2007 đến năm 2010, thầy được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thầy Lê Vũ Đạo (hàng trên, đứng thứ 4 từ trái qua) trong lần dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 năm 2010.
Năm nay đã bước sang tuổi 86, sức khỏe không còn được như trước, chân tay đã run, mắt thầy đã mờ, nên đầu năm 2012, thầy Đạo đã xin Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật được nghỉ. Nhưng vì nhớ lớp, nhớ các em nhỏ ở Trung tâm, thầy Đạo lại đạp xe đến trung tâm thăm các em.
Trần Huệ – Đức Văn
Theo dân trí
Chủ biên giáo trình ĐH phải có trình độ tiến sỹ
Đó là một trong những nội dung quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục ĐH vừa chính thức được Bộ GD&ĐT ban hành.
Ảnh minh họa.
Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh GS, PGS hoặc trình độ tiến sỹ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó.
Đối với giáo trình trình độ CĐ, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ. Các cơ sở giáo dục ĐH không đủ điều kiện tổ chức biên soạn giáo trình thì Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình phù hợp với chương trình trình đào tạo để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Quy định cũng nêu rõ, mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học.
Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ.
Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt, ngoại trừ các giáo trình đặc biệt.
Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành. Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành. Cuối cùng, hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục ĐH.
Theo VTC
Dạy học cho trẻ tự kỷ: Thiếu đủ thứ Trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng trong khi trường học và giáo viên cho trẻ mắc căn bệnh này vẫn còn ít. Nhiều gia đình có trẻ tự kỷ phải tự học, thậm chí phải tự mở trường dạy khi con mình mắc bệnh. Xếp hàng chờ Để khám bệnh tự kỷ cho con ở TPHCM, từ hơn một năm nay phụ...