Ông Francois Fillon sẽ đại diện cánh hữu tranh cử tổng thống Pháp
Ông Francois Fillon vừa đánh bại đối thủ cùng đảng Alain Juppe trong cuộc bầu cử sơ bộ đợt 2 để trở thành người đại diện cánh hữu tranh cử tổng thống Pháp năm tới.
Ông Francois Fillon, cựu thủ tướng Pháp sẽ trở thành ứng cử viên đại diện phe cánh hữu ở Pháp tranh cử tổng thống năm 2017 – Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, ông Francois Fillon 62 tuổi, nhà cải cách ủng hộ thị trường tự do, một tín đồ Thiên Chúa giáo mộ đạo, cam kết sẽ làm thay đổi nước Pháp nếu đắc cử.
Chính khách này từng công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ với thủ tướng Anh của những năm 1980 Margaret Thatcher. Ông cam kết sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu công đã làm nước Pháp thụt lùi. Ông nói: “Người ta phải phá bỏ một ngôi nhà để có thể xây dựng lại nó đàng hoàng hơn”.
Ngày 27-11 ông Francois Fillon đã đánh bại đối thủ cùng đảng Những người Cộng hòa là cựu thủ tướng Alain Juppe, 71 tuổi, trong cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức theo phong cách Mỹ và trở thành người đại diện cho đảng này tranh cử tổng thống Pháp năm 2017.
Các thăm dò dư luận cho thấy ông Francois Fillon sẽ đối đầu trực tiếp với bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (FN) trong vòng bầu cử thứ hai vào tháng 5 năm tới.
Trong đợt bầu cử sơ bộ đầu tiên ngày 20-11, ông Fillon đã giành được hơn gấp đôi số phiếu so với cựu tổng thống Pháp Sarkozy.
Video đang HOT
Có lẽ vì phong cách khiêm nhường, ít nói nên ông Fillon chỉ thực sự được chú ý nhiều hơn sau những bứt phá đáng kể trong chiến dịch tranh cử sơ bộ kéo dài hai tháng qua.
Sau một loạt những lần xuất hiện trong các cuộc tranh luận trên truyền hình với phong cách quả quyết, dứt khoát, cử tri Pháp đã ngả về ông thay vì lựa chọn ứng cử viên gây chia rẽ là ông Sarkozy cũng như ông Juppe, một người bị đánh giá là thiếu tinh thần cải cách.
Cam kết cải cách mạnh mẽ
Ông Fillon cam kết tiến hành những thay đổi đột phá để khởi động lại nền kinh tế khó khăn của Pháp và giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp đang bế tắc ở khoảng 10%.
Ông cũng hứa sẽ xóa bỏ chế độ tuần làm việc 35 giờ, một trong những điều vô cùng khó chịu còn lại ở Pháp.
Ông nói sẽ cắt giảm 500.000 việc làm công chức, những cải cách mà đối thủ Juppe cùng những người phản đối khác chỉ trích là quá tàn bạo.
Ông Fillon là người bỏ phiếu phản đối hôn nhân đồng tính khi dự luật đó được tổng thống Francois Hollande đề xuất. Về quan điểm cá nhân ông phả đối chuyện phá thai nhưng cho biết sẽ không sửa luật và cũng không cấp ngân sách cho việc đó.
Ứng cử viên tổng thống này cũng là người giữ quan điểm cứng rắn trong các vấn đề liên quan tới nhập cư và Hồi giáo. Ông đã viết cuốn sách có tựa đề “Đánh bại chế độ chuyên chế Hồi giáo” và tin rằng “có một vấn đề liên quan tới Hồi giáo” tại Pháp sau hàng loạt các vụ tấn công cho những kẻ thánh chiến tự phát trong nước gây ra.
Ông nói: “Không, nước Pháp không phải là một quốc gia đa văn hóa. Nước Pháp có một lịch sử, một ngôn ngữ và một văn hóa đã được làm giàu một cách tự nhiên từ bên ngoài”.
Ủng hộ quan hệ với Nga
Ông Fillon có quan hệ gần gũi với tổng thống Nga Vladimir Putin trong giai đoạn cả hai người cùng làm thủ tướng nhiệm kỳ 2008-2012. Sự thân thiết giữa hai chính khách hé mở những vấn đề về chính sách ngoại giao của ông nếu ông đắc cử.
Ông Fillon luôn cho rằng nước Pháp phải giữ quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng cũng phải khôi phục lại quan hệ với Matxcơva, ông coi đây là vấn đề trung tâm để giải quyết cuộc xung đột tại Syria.
(Theo Tuổi Trẻ)
Pháp điều tra vụ rò rỉ tài liệu liên quan đến Tổng thống Hollande
Văn phòng công tố bắt đầu điều tra để xem liệu những giấy tờ trên bàn Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay trước mặt các phóng viên có gây tổn hại đến an ninh quốc gia hay không.
Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: balkaneu
Cuộc điều tra liên quan đến bài báo đăng trên Le Monde hôm 24/8, trong đó hai phóng viên nhớ lại cuộc gặp cách đây ba năm với ông Hollande. Khi đó, ông đang chờ Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định về việc không kích chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, sau cuộc tấn công hóa học ở Ghouta hôm 21/8/2013 làm hơn 300 người chết.
Bài báo về giai đoạn từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2016, khi họ gặp ông Hollande khoảng 60 lần, xuất hiện trong cuốn sách của các phóng viên. Họ kể về việc có mặt trong văn phòng tổng thống với những giấy tờ có in chữ "tuyệt mật" trên bàn ông, theo Reuters.
"Hollande tham khảo một tài liệu cụ thể. Chúng tôi có được bản sao. Được tham mưu trưởng của ông viết một ngày trước đó, 29/8. Nó mô tả chi tiết thời gian diễn ra cuộc không kích của Pháp. Đó là cẩm nang về sự can thiệp của Pháp", bài báo viết. Họ cũng đăng những đoạn trích từ tài liệu, mô tả chiến dịch, trong đó, chiến đấu cơ Rafale sẽ bay từ căn cứ của Pháp ở Abu Dhabi, phóng 5 tên lửa Scalp vào các căn cứ của Syria nếu ông Hollande thông qua.
Chiến dịch đã không diễn ra bởi cuối cùng, ông Obama quyết định không tấn công. Văn phòng công tố Paris hôm qua cho biết Bộ Quốc phòng đã được yêu cầu xác nhận liệu các văn bản có phải tài liệu mật hay không và xem xét mức độ tổn hại đến an ninh quốc gia.
Cuộc điều tra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ông Hollande, vài ngày trước khi ông dự kiến thông báo về quyết định có tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai hay không. Văn phòng Tổng thống Pháp từ chối bình luận.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cựu nhân viên FBI lý giải về cử chỉ bàn tay "lạ" của các chính trị gia khi diễn thuyết Dù bạn không phải là một người quan tâm đến chính trị, đôi khi bạn đọc báo hoặc xem tivi cũng thấy lướt qua hình ảnh các chính trị gia nổi tiếng thế giới với bàn tay nắm hờ và giơ lên khi đang diễn thuyết. Để ý kĩ hơn một chút, bạn sẽ thấy họ đều nắm nhẹ bàn tay lại, ngón...