Ông chủ Tân Hiệp Phát xài “luật của Thanh” chiếm đoạt 2 dự án ngàn tỉ đồng của nữ đại gia
Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh nói bà Đặng Thị Kim Oanh, chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh Đồng Nai, khi đến vay tiền: “Đây là cuộc chơi của Thanh, phải tuân theo luật của Thanh”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận đề nghị truy tố bị can Trần Quí Thanh (SN 1953), giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, và 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981), phó giám đốc Tân Hiệp Phát; Trần Ngọc Bích (1984), nguyên phó giám đốc Tân Hiệp Phát, về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Cơ quan điều tra cáo buộc 3 cha con bị can Thanh đã chiếm đoạt số tiền 767 tỉ đồng của 4 bị hại thông qua chiêu cho vay lãi thế chấp bằng các dự án, thửa đất thấp hơn với giá trị thực tế. Sau đó, 3 bị can đã “dùng thủ đoạn gian dối, nắm quyền kiểm soát, tạo ra các lý do để không trả lại tài sản”.
Bằng thủ đoạn này bị can Thanh đã chiếm đoạt của bà Đặng Thị Kim Oanh, chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh Đồng Nai, số tiền hơn 600 tỉ đồng.
Theo kết luận, năm 2017, bà Đặng Thị Kim Oanh cần tiền để tiếp tục đầu tư vào dự án Minh Thành ở Đồng Nai nhưng không vay được vốn ngân hàng. Qua một người quen hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, nữ đại gia Kim Oanh được kết nối với trợ lý của ông Trần Quí Thanh.
Trợ lý của chủ tịch Tân Hiệp Phát thông tin với bà Oanh rằng “Chú Thanh có nguồn tài chính, nhiều tiền lắm”. Khi bà Oanh chuyển hồ sơ dự án Minh Thành thì trợ lý ông Thanh nói chỉ vay được 350 tỉ đồng và hỏi “chị còn dự án nào không”.
Khi biết bà Oanh đang đầu tư thêm dự án Nhơn Thành, trợ lý của ông chủ Tân Hiệp Phát cho biết chỉ có cách “chuyển nhượng các dự án Minh Thành, Nhơn Thành cho ông Thanh” thì được vay 500 tỉ đồng và điều kiện phải “cắt phế” lại 5% số tiền vay trả phí môi giới. Hình thức vay tiền là chuyển nhượng cổ phần hoặc làm thủ tục mua bán các dự án bà Oanh đang sở hữu.
Video đang HOT
Sau đó, bà Oanh đến trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát nhưng không gặp được ông Trần Quí Thanh. Đến đầu tháng 11-2019, ông Thanh đồng ý gặp bà Oanh tại trụ sở Tân Hiệp Phát và được trợ lý yêu cầu “phải bỏ hết điện thoại bên ngoài vì chú không thích ai cầm điện thoại khi làm việc với chú”.
Tại cuộc gặp, ông Thanh đồng ý cho nữ đại gia vay với điều kiện phải chuyển nhượng toàn bộ 2 dự án sang cho Tân Hiệp Phát. Thấy điều kiện ông chủ Tân Hiệp Phát đưa ra bất lợi và “thiệt thòi” cho mình, nữ đại gia Kim Oanh nài nỉ tìm phương án khác.
Tuy nhiên, ông Thanh nói: “Tôi không phải ngân hàng nên không ký hợp đồng cho vay. Hàng tháng cứ đóng lãi đều, đủ, đúng hạn thì tôi cho chuộc tài sản. Tôi vẫn làm việc với những người khác như thế, đây là cuộc chơi của Thanh, phải tuân theo luật của Thanh”.
Trong các cuộc gặp sau có cả các con gái ông Thanh. Sau khi xem xét các giấy tờ, ông chủ Tân Hiệp phát đồng ý cho vay 500 tỉ đồng với lãi suất 3%/tháng, trả trước 3 tháng, kèm với điều kiện chuyển nhượng 50% cổ phần dự án Minh Thành cho Trần Uyên Phương giá 235 tỉ đồng, chủ cũ của dự án chuyển 50% còn lại cho Trần Ngọc Bích và Công ty TCS (công ty của gia đình ông Thanh quản lý) giá 265 tỉ đồng. Với dự án Nhơn Thành, bà Oanh phải chuyển 100% cổ phần đang sở hữu cho Trần Ngọc Bích giá 150 tỉ đồng.
“Trong thời gian 9 tháng, nếu trả đầy đủ tiền gốc, lãi đúng thời hạn đặt cọc theo cam kết mua lại thì tui trả 2 dự án cho bà. Nếu vi phạm thời hạn trả nợ lãi, bà sẽ mất 2 dự án”- lời ông Thanh, theo kết luận điều tra.
Thấy phương án phía Tân Hiệp Phát đưa ra dễ “rủi ro”, bà Kim Oanh đề nghị hai bên soạn hợp đồng thế chấp khoản cho vay bằng tài sản là 2 dự án. Tuy nhiên ông Thanh từ chối vì “quy trình cho vay này đã được nghiên cứu chặt chẽ và được áp dụng nhiều lần”.
“Nếu quý vị không vay thì thôi, chấm dứt tại đây. Năm nay tui cho vay như thế này cỡ hơn 4.000 tỉ với hơn chục dự án rồi”- bị can Thanh nói và yêu cầu bà Oanh phải làm theo “luật ngầm” trong “cuộc chơi” của mình.
Thấy thế bà Oanh năn nỉ “2 dự án của em trị giá 1.200 tỉ đồng, vay chỉ được có 500 tỉ đồng mà phải ký chuyển nhượng cho anh thì khó cho em quá” và xin được ký hợp đồng vay tiền. Song bị ông Thanh từ chối.
Do không tìm được nguồn tài chính khác, bà Oanh chấp nhận đồng ý vay 500 tỉ đồng của ông chủ Tân Hiệp Phát vì “tin tưởng vào uy tín và lời nói của anh”. Toàn bộ con dấu, hồ sơ tài liệu liên quan dự án được bàn giao cho con gái của ông Thanh.
Theo cơ quan tố tụng, tại thời điểm làm hợp đồng chuyển nhượng, dự án Minh Thành có giá trị gần 600 tỉ đồng nhưng trên hợp đồng giữa bà Oanh và phía ông Thanh chỉ có giá trị 500 tỉ đồng song thực tế nữ doanh nhân chỉ nhận 350 tỉ đồng. Dự án Nhơn Thành, thời điểm đó có giá trị gần 600 tỉ đồng nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Oanh và phía ông Thanh ghi giá 150 tỉ đồng.
Ngay sau khi nhận được số tiền vay, ông Thanh yêu cầu nữ đại gia phải thanh toán ngay tiền lãi 3 tháng đầu là 31,5 tỉ đồng và không có biên lai, giấy tờ. Đến ngày 12-5-2020, đến hạn trả lãi lần 3 nhưng do sơ suất nên một ngày sau bà Oanh mới chỉ đạo cấp dưới cầm tiền mặt đến Tân Hiệp Phát nộp. Tuy nhiên, ông Thanh không gặp với lý do bận và không đồng ý nhận số tiền lãi 31,5 tỉ đồng.
Sau nhiều lần liên lạc qua nhiều mối quan hệ, tối 27-5-2020, bà Oanh được ông Thanh đồng ý gặp. Trước khi vào phòng làm việc, ông Thanh yêu cầu trợ lý thu hết điện thoại của nhóm bà Oanh vì “đây là quy định bảo mật của Tân Hiệp Phát”.
Tại buổi làm việc này, ông chủ Tân Hiệp Phát cho rằng phía bà Oanh đã vi phạm thời hạn nộp tiền lãi, vi phạm cam kết nên “không mua lại được dự án”. Sau khi phía bà Oanh xin “anh thương em” thì ông Thanh yêu cầu phải nột tiền phạt thêm 35 tỉ đồng nữa không thì “tui không cần tiền lãi” và bên vay mất quyền mua lại dự án.
Tháng 8-2020, Công ty Kim Oanh Đồng Nai ký công văn gửi bà Phương, Bích và Công ty TCS với nội dung đã chuẩn bị đủ 500 tỉ đồng (dự án Minh Thành 350 tỉ đồng, Nhơn Thành 150 tỉ đồng) và đề nghị ký hợp đồng chuyển nhượng lại dự án. Cùng thời gian này, bà Oanh nhắn tin cho ông Thanh xin được gặp để bàn lại việc chuộc dự án nhưng không được phản hồi.
Cũng theo kết luận điều tra, bị gây khó dễ nhiều lần, ngày 28-10-2020, bà Đặng Thị Kim Oanh cùng con gái và một số nhân viên đến trụ sở Tân Hiệp Phát gặp con gái ông Thanh “quỳ lạy, van xin cho chuộc lại dự án” song bị từ chối. Do đó, bà Oanh đã làm đơn tố cáo ông Trần Quí Thanh và 2 con gái lừa đảo, chiếm đoạt dự án Minh Thành Đồng Nai.
Nhân viên ngân hàng lừa giải ngân, chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng của khách
Với lý do phải giải ngân qua một tài khoản trung gian để hợp thức hóa khoản vay, Pháp đã lừa đảo, chiếm đoạt của 2 khách hàng với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Ngày 24/11, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đức Pháp (SN 1990, trú xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, nguyên cán bộ tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông - OCB) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, năm 2020, Lê Đức Pháp làm việc tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Đà Nẵng. Lợi dụng vị trí công việc khi làm hồ sơ vay vốn cho khách hàng, Pháp đã đưa thông tin gian dối chiếm đoạt tiền vay của nhiều khách hàng.
Cụ thể, tháng 10/2020, chị Lê Thị M.L (SN 1994, trú huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đến chi nhánh ngân hàng OCB để làm thủ tục vay số tiền 1,25 tỷ đồng. Lê Đức Pháp là người được ngân hàng phân công làm hồ sơ vay vốn cho chị M.L. Quá trình làm hồ sơ vay vốn, Pháp bảo chị M.L mượn tài khoản của chị Nguyễn Thị Q.A (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng, là người quen của Pháp) để nhận số tiền được vay nhằm hợp thức hóa mục đích vay vốn.
Ngày 30/12/2020, Chi nhánh ngân hàng OCB đã giải ngân và chuyển khoản toàn bộ số tiền vay 1,250 tỷ đồng của chị M.L vào tài khoản của chị Nguyễn Thị Q.A. Pháp nói chị Q.A đưa toàn bộ số tiền này cho Pháp để Pháp trực tiếp đưa lại cho chị ML.
Lê Đức Pháp tại phiên xét xử ngày 24/11.
Với ý đồ chiếm đoạt một phần số tiền trên, Pháp bảo với chị M.L là khoản vay chưa được giải ngân. Số tiền nhận từ chị Q.A, Pháp chỉ đưa cho chị M.L 500 triệu đồng và còn nói đây là tiền của mình cho chị này mượn để giải quyết công việc. Số tiền còn lại 750 đồng, Pháp chiếm đoạt sử dụng để trả nợ cá nhân hết.
Đến giữa tháng 1/2021 nhận được thông báo từ ngân hàng OCB về việc trả nợ gốc và lãi theo định kỳ, chị M.L mới đến ngân hàng tìm hiểu thì được biết số tiền chị vay đã được ngân hàng giải ngân và bị Pháp chiếm đoạt phần lớn.
Cũng với thủ đoạn tương tự, Pháp chiếm đoạt của chị Nguyễn Thị T.T (trú quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) số tiền 450 triệu đồng. Như vậy 2 khách hàng nói trên đã bị pháp lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 1,2 tỷ đồng và không có khả năng trả lại.
Tại phiên xét xử, Pháp thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Pháp khai do đang mắc nợ một khoản tiền lớn nên liều lĩnh chiếm đoạt khoản tiền vay của khách.
Sau khi xem xét, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Lê Đức Pháp 12 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đề nghị truy tố 3 bố con ông Trần Quí Thanh 3 bố con ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc lợi dụng việc cho vay để chiếm đoạt các dự án Minh Thành Đồng Nai, Nhơn Thành Đồng Nai của bà Đặng Thị Kim Oanh. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập...