Ông bố Trung Quốc chi 1.400 USD đổi bàn ghế mới cho lớp con gái
Người cha đã chi khoảng 1.400 USD để thay mới toàn bộ bàn ghế cho lớp con gái. Dân mạng Trung Quốc nói hành động này như một cú tát vào mặt cơ quan giáo dục.
Ông Zeng sống ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, có con gái đang học lớp 2 tại một trường tiểu học địa phương. Nhận thấy bàn ghế ở lớp con gái đã quá cũ và không thoải mái, ông Zeng quyết định chi 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1.400 USD) để thay mới toàn bộ bàn ghế cho lớp của con, theo SCMP.
“Bàn ghế lớp con tôi làm bằng gỗ. Tôi không biết những bộ bàn ghế đó đã được sử dụng bao lâu rồi. Mặt bàn không nhẵn nên rất khó viết. Ghế không có lưng tựa, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nếu ngồi trong thời gian dài”, người cha thông tin.
Ban đầu, ông Zeng đề nghị nhà trường thay bàn ghế cho học sinh. Nếu nhà trường không thể làm theo lời đề nghị, người cha sẵn sàng bỏ tiền ra mua.
Những bộ bàn ghế cũ được loại bỏ vì khiến trẻ không thoải mái khi ngồi lâu. Ảnh: SCMP.
Video đang HOT
Nhà trường nói họ không thể mua bàn ghế mới cho trẻ do kinh phí hạn hẹp. Do đó, ông Zeng đã tự bỏ tiền túi để mua sắm rồi vận chuyển toàn bộ bàn ghế đến trường. Phụ huynh này và nhà trường đều thống nhất những bộ bàn ghế này sẽ được sử dụng khi các bé lên lớp.
Người cha chia sẻ thêm khi nhìn thấy bàn ghế mới, học sinh trong lớp rất háo hức. “Cô giáo thông báo bàn ghế là do tôi tặng. Con gái tôi rất tự hào về điều đó”, ông Zeng nói.
Thông tin về việc người cha bỏ tiền túi mua bàn ghế cho lớp con gái đã thu hút 100 triệu lượt xem trên Weibo và 10 triệu lượt xem trên Douyin. Dưới các bài đăng, dân mạng tranh cãi liệu hành động của người cha có phù hợp hay không.
“Người cha này rất yêu thương lớp của con gái, tôi rất hoan nghênh điều này. Chúng ta nên có nhiều khoản quyên góp như vậy”, một người bình luận trên Douyin.
Tương tự, một người khác bày tỏ ý kiến ủng hộ: “Người cha có ý tốt. Tôi thấy khoản quyên góp của anh ấy không có gì sai trái”.
Tuy nhiên, không ít người nói rằng hành động này của người cha là sai, dễ gây tác động tiêu cực lên phụ huynh, học sinh.
“Những đứa trẻ khác cũng sẽ đòi cha mẹ đóng góp cho trường lớp. Khi đó, phụ huynh sẽ phải tham gia ‘cuộc đua’ quyên góp”, một dân mạng nói.
Bên cạnh đó, một người lên án nhà trường, cho rằng việc thay mới bàn ghế là trách nhiệm của trường. Người này nhận xét hành động của người cha như một cái tát vào mặt cơ quan quản lý giáo dục.
Nhà trường và cơ quan quản lý đã bác bỏ những bình luận tiêu cực trên mạng, cho rằng những bình luận này mang tính chất bóp méo sự thật. Giáo viên chủ nhiệm lớp con gái ông Zeng cho biết tất cả học sinh đều vui, phụ huynh cũng rất biết ơn sự đóng góp của người cha.
Sau khi những tranh cãi nổ ra trên mạng, ông Zeng giải thích ông không cố ý khiến con gái trở nên nổi trội hơn bạn bè cùng lớp. Các phụ huynh khác cũng ủng hộ việc làm của ông.
“Tôi không giàu có như một số dân mạng đồn đoán. Tôi chỉ muốn làm điều gì đó có ích cho con gái và bạn bè cùng lớp”, ông Zeng phân trần.
New Zealand mở cửa đón du học sinh, sinh viên quốc tế từ ngày 1/8
Chính phủ New Zealand ngày 18/5 đã quyết định mở cửa biên giới cho du học sinh quốc tế sớm hơn kế hoạch đồng thời điều chỉnh về chính sách cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp.
(Ảnh: Cơ quan giáo dục New Zealand)
Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENG) vừa cho biết Chính phủ nước này sẽ mở cửa biên giới hoàn toàn cho học sinh, sinh viên quốc tế từ 23h59' ngày 31/7 (giờ New Zealand) thay vì vào tháng Mười như công bố trước đây.
Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho nộp thị thực sớm hơn dự kiến, đồng thời cho thấy cam kết của Chính phủ New Zealand trong việc phục hồi và củng cố quá trình tái xây dựng nền giáo dục quốc tế của quốc gia này.
Trong thông báo này, Chính phủ New Zealand cũng công bố một số điều chỉnh vềpost-study work rights (PSW) - quyền lợi cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp tại nước này.
Cụ thể, khi theo học toàn thời gian tại New Zealand ít nhất 30 tuần, sinh viên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ xin thị thực PSW cho các chương trình đào tạo cử nhân, cử nhân danh dự, chứng chỉ sau đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ.
Đối với sinh viên quốc tế theo học chương trình cấp độ 7 không cấp văn bằng trở xuống, người học sẽ đủ điều kiện xét duyệt thị thực PSW nếu chương trình theo học nằm trong nhóm nghề nghiệp ưu tiên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế sẽ được phép làm việc trong lĩnh vực đã theo học.
Thời hạn thị thực PSW được cấp tương đương với thời gian du học sinh theo học toàn thời gian tại New Zealand, với thời gian tối đa lên đến ba năm. Riêng bậc thạc sỹ và tiến sỹ, thời gian thị thực PSW vẫn được giữ nguyên là ba năm, với điều kiện nghiên cứu sinh quốc tế phải theo học ít nhất 30 tuần toàn thời gian tại New Zealand.
Ngoài ra, sinh viên du học tại New Zealand vẫn được quyền đi làm trong thời gian đi học với thời gian tối đa 20 tiếng/tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ.
Những thay đổi trên chỉ áp dụng cho sinh viên quốc tế nộp thị thực từ ngày 11/5/2022 trở đi. Quy định thị thực PSW cũ vẫn áp dụng cho sinh viên đã học tại New Zealand, hoặc đang giữ thị thực sinh viên - bao gồm nhóm 5.000 sinh viên trong đợt đặc cách nhập cảnh lần thứ tư (được quay trở lại New Zealand trước tháng Bảy để chuẩn bị cho học kỳ hai của năm học).
Con 31 tháng tuổi nói ngoại ngữ như gió, mẹ Việt chia sẻ loạt kinh nghiệm và tài liệu học tập siêu bổ ích, phụ huynh nào cũng có thể tự dạy con ở nhà Có ba tiêu chí quan trọng để đồng hành cùng con học tiếng Trung. Chị Yên chia sẻ chi tiết kèm các tài liệu cụ thể giúp bố mẹ dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Rất nhiều gia đình muốn cho con mình học một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt nhưng không phải ai cũng làm được điều này, và nhất...