Ông bố đau đớn chứng kiến 3 con trai lần lượt yếu dần rồi tàn phế
Suốt 27 năm qua, dù liên tục vào viện điều trị nhưng 3 con trai của ông cứ ngày một yếu dần và tàn phế do mắc căn bệnh không có thuốc chữa.
Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng đều cảm thấy bất hạnh khi 1 đứa con không may mắc bệnh nhưng gia đình ông Dương Mạnh Cường (58 tuổi, Hưng Yên) bất hạnh gấp 3 khi 3 cậu con trai cứ thay nhau đi viện suốt 27 năm qua. Đứa này chưa kịp ra viện thì đứa khác lại vào. Thời gian ông ở viện gấp nhiều lần thời gian ở nhà.
Chuỗi bi kịch bắt đầu từ năm 1993, cậu con trai đầu lòng của vợ chồng ông là Dương Mạnh Kiên khi đó mới 6 tuổi không may bị vấp ngã, sưng tấy và xuất huyết bầm tím khắp chân mãi không khỏi.
Gia đình đưa con lên BV Nhi TƯ thăm khám. Ông và vợ chết lặng khi bác sĩ thông báo con trai mắc bệnh máu khó đông (Hemophilia), không có thuốc chữa. Kể từ đó, cuộc đời của cậu con trai cả gắn với bệnh viện, hễ con đau là gia đình tức tốc đưa đến BV Nhi, sau này là Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để điều trị.
Ông Cường chăm con trai cả tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ
Đau đớn chưa nguôi ngoai, 11 năm sau, vào năm 2004, vợ chồng ông lại tiếp tục nhận hung tin khi 2 con trai kế tiếp là Dương Mạnh Quyết (sinh năm 1989) và Dương Đức Bằng (sinh năm 1992) cùng mắc bệnh tương tự và phải điều trị liên tục.
“Giai đoạn 2007-2008, nhiều thời điểm 3 anh em chúng nó cùng đi viện, cùng nằm chung 1 giường. Vợ chồng tôi vô cùng xót xa, nhiều đêm không thể chợp mắt. Người ta đi viện mong sẽ có ngày con lành bệnh trở về còn con mình cứ ngày một yếu dần rồi tàn phế”, ông Cường khẽ lau nước mắt kể.
Trước đây, việc điều trị Hemophilia gặp nhiều khó khăn do thiếu thuốc, điều trị tại bệnh viện chỉ hỗ trợ phần nào nên tỉ lệ bệnh nhân bị tàn tật rất cao.
Cứ thế ròng rã 27 năm qua, ông luôn coi bệnh viện là nhà, tháng nào cũng vào viện chăm con ít nhất 1-2 lần, nhiều tháng 3 lần, mỗi lần cả tuần ròng.
Hiện tại, cả 3 con trai của ông Cường đi lại rất khó khăn do máu chảy khắp các cơ, khớp gây đau đớn, những khi đau quá phải ngồi xe lăn, còn lại phải chống nạng đi cà nhắc.
Ông nói, có nhiều lúc định bỏ cuộc nhưng nghĩ lại nếu mình gục ngã thì ai sẽ chăm các con, nghĩ đến đây ông lại gạt nước mắt gắng gượng.
Toàn bộ thu nhập cả gia đình hiện nay trông chờ vào đồng lương dạy mầm non ít ỏi của vợ, nhưng năm sau bà cũng nghỉ hưu và số tiền 1 triệu đồng phụ cấp tàn tật của các con. Mọi thứ giá trị trong nhà cũng theo thời gian đội nón ra đi, số tiền vay ngân hàng hơn 100 triệu gần như không có khả năng chi trả.
Trước khi biết các con mắc bệnh, ông Cường từng làm thợ xây nhưng từ ngày gắn với bệnh viện, ông đã nghỉ hẳn ở nhà. Sức khoẻ của ông cũng rất yếu khi được chẩn đoán teo thận phải, bác sĩ đã chỉ định mổ nhưng gia đình dồn tiền chăm con còn chưa đủ nên lịch mổ của ông cứ khất hẹn hết lần này đến lần khác.
Video đang HOT
Dù vậy khi nghĩ tới tương lai, gương mặt người đàn ông khắc khổ vẫn ánh lên những tia hy vọng, ông chỉ mong mình còn đủ khoẻ để có thể chở che, đồng hành cùng các con.
Hemophilia (bệnh máu khó đông) là bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu số 8 (Hemophilia A) hoặc yếu tố 9 (Hemophilia B).
Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X, do đó nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh còn phụ nữ thường xuất hiện dưới dạng mang gen bệnh nên không có triệu chứng.
Theo đó, nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường, khi sinh con trai thì con hoàn toàn bình thường (không truyền bệnh cho thế hệ sau), con gái mang gen bệnh.
Nếu mẹ mang gen bệnh, bố bình thường, 50% con gái bình thường, 50% con gái mang gen bệnh; 50% con trai bình thường, 50% con trai bị bệnh.
Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen thì 100% con gái mang gene, trong đó 50% biểu hiện ra ngoài; 50% con trai bị bệnh.
Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ, khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Một số ít trường hợp chảy máu trong não.
Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bằng cách bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…
Ở Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia, tuy nhiên 60% bệnh nhân trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị thường xuyên.
Rất nhiều trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn, khi bệnh nhân đến viện đã ở trong tình trạng quá nặng, đã trở thành tàn tật, thậm chí là phải chấp nhận vĩnh viễn mất đi một phần cơ thể. Trong khi nếu được điều trị đầy đủ, kịp thời, người bệnh vẫn có cuộc sống gần như người bình thường.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Bị đau đầu và uống thuốc giảm đau không khỏi, người phụ nữ đi khám thì nhận được hung tin "chỉ còn 24 giờ để sống"
Renae vừa mới chụp quét MRI để chắc chắn về nguyên nhân gây ra cơn đau đầu khủng khiếp. Nhưng rồi, khi chồng cô đi về phía cô trong phòng chờ bệnh viện, cuộc sống của cô và anh đã thay đổi mãi mãi.
Năm 2017, Renae Williamson, 39 tuổi, sẽ không bao giờ quên được cái nhìn trên khuôn mặt của chồng sau khi các bác sĩ chia sẻ với anh thông tin về bệnh của cô.
Nhìn thấy chồng mặt mày nhợt nhạt và dường như đang đi rất chậm rãi về phía mình, dù không biết bác sĩ đã nói gì với anh ấy, nhưng Reanae biết đó không phải là tin tốt.
Renae vừa mới chụp quét MRI để chắc chắn về nguyên nhân gây ra cơn đau đầu khủng khiếp như thể tê liệt mà cô đang phải chịu đựng. Nhưng rồi, khi chồng cô đi về phía cô trong phòng chờ bệnh viện, cuộc sống của cô và anh đã thay đổi mãi mãi.
Renae Williamson và chồng trong ngày cưới.
Chia sẻ trên trang MamaMia, cô cho biết: "Cả hai chúng tôi chỉ nhìn nhau và khóc. Hóa ra, "chứng đau nửa đầu" mà tôi đang chịu đựng là do một khối u. Bác sĩ nói, nếu tôi cứ để vậy thêm 24 giờ thì tôi sẽ chết".
Trong lúc ngồi chờ kết quả chụp, Renae lại cảm thấy cơn đau đầu ập đến, nó như thể đập thình thịch vào đầu cô. Cô đã nói với chồng rằng chỉ muốn về nhà và nằm nghỉ. Nhưng sau khi nhận "hung tin", cô biết rằng mình không thể được đi ngủ như đã hy vọng. Thay vào đó, cô được đưa đến phòng cấp cứu tại một bệnh viện Sir Charles Gardner gần đó.
Kết quả chụp MRI phát hiện ra cô có một khối u lớn - và nếu không xử lý thì cô chỉ còn 24 giờ để sống.
Nicole là chị em sinh đôi của Renae và cô bị chứng đau nửa đầu. Ngày hôm trước, Renae đã gọi điện cho Nicole để hỏi xem có cách nào giảm cơn đau đầu khủng khiếp hay không vì cô bị như vậy suốt 4 ngày rồi. Theo như mô tả của cô thì ban đầu, cơn đau đầu chỉ gây khó chịu chứ không đau đớn, nhưng sang ngày thứ 2 thì đau hơn và cô phải uống thuốc giảm đau. Đến ngày thứ 3, cô có cảm giác như lần đầu tiên mình gặp phải cơn đau nửa đầu và tự nhủ nếu nó không hết cô sẽ phải gọi cho Nicole. Đến ngày thứ 4, cô phải gọi cho Nicole và được khuyên là nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ đã đề nghị cô chụp MRI vì Renae chưa bao giờ bị đau đầu dữ dội như vậy trước đây. Không ngờ, kết quả lại phát hiện ra cô có một khối u lớn - và nếu không xử lý thì cô chỉ còn 24 giờ để sống.
Tại bệnh viện Sir Charles Gardner, Renae được chụp chiếu lại một lần nữa và kết quả vẫn là 2 khối u, một khối u rất nhỏ và 1 khối u 2,2cm. Khối u này đã gây ra sự tích tụ áp lực và dẫn đến đau đầu. Những ngày sau đó, cô được theo dõi chặt chẽ và chụp chiếu thêm nhiều lần nữa. Kết quả phát hiện thêm 2 khối u khác, 1 trong phổi trái và 1 trong hạch bạch huyết bên háng phải.
Cô đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u 2,2cm nhưng rồi điều tồi tệ nhất vẫn xảy ra.
Ngày 21/6/2017, cô đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u 2,2cm nhưng rồi điều tồi tệ nhất vẫn xảy ra. Renae được phép về nhà nhưng được bảo không làm những công việc hàng ngày như lái xe, nấu ăn hay nhấc bất cứ thứ gì quá nặng. Mặc dù ca phẫu thuật diễn ra tốt đẹp và cô được ra viện sau 5 ngày nhưng 7 ngày sau, cô bắt đầu bị rò rỉ dịch não tủy từ chỗ phẫu thuật. Lập tức cô được đưa trở lại bệnh viện và phải nằm bất động trong 11 ngày, không được di chuyển nếu không báo trước với y tá.
Cuối cùng, Renae được chẩn đoán có khối u ác tính và theo như các bác sĩ, nó không có nguồn gốc chính và do cô có gen Braf. Không những thế, theo lời các bác sĩ chuyên về ung thư thì khối u của cô "có chân trên máy gia tốc", tức là nó phát triển rất nhanh và cô phải kết hợp các loại thuốc để "mua thời gian của mình".
Có một điều an ủi rất lớn với Renae, đó là sự hỗ trợ của chồng, gia đình và bạn bè. Và cô nói rằng cô còn phải sống lâu hơn nữa.
Hơn 1 tháng trước, một khối u lớn khác và 3-4 cái nhỏ hơn lại được tìm thấy phía sau bộ não của Renae. Cô lại phải tiếp tục phẫu thuật để loại bỏ chúng. "Tôi đã ở trong phòng chăm sóc đặc biệt qua đêm và cho phần lớn ngày hôm sau trước khi được chuyển vào phòng riêng. Nhưng rồi tôi vẫn bị buồn nôn và nôn thường xuyên, thậm chí còn nghiêm trọng. Đây là tin không vui vẻ gì vì nó là dấu hiệu cho thấy việc điều trị của tôi không hiệu quả", cô nói.
Ung thư đã không chỉ có tác động đến tâm lý mà nó còn thiệt hại lớn về tài chính. Renae cho biết, cô đã phải bỏ việc, bán căn hộ của 2 vợ chồng và không thể ra ngoài ăn tối. Thẻ tín dụng của họ cũng gần như cạn kiệt. Nhưng có một điều an ủi rất lớn với Renae, đó là sự hỗ trợ của chồng, gia đình và bạn bè. Và cô nói rằng cô còn phải sống lâu hơn nữa.
Làm sao để phân biệt cơn đau đầu lành tính với một khối u trong não?
Những cơn đau đầu đột ngột tấn công bạn luôn để lại một câu hỏi: Chúng đến từ đâu? Đau đầu có nhiều dạng, từ đau âm ỉ, kéo dài cho đến những cơn đau như búa bổ chợt đến rồi chợt đi. Và khi biết rằng hơn 50% bệnh nhân ung thư não có triệu chứng đau đầu, đó là lúc bạn lo lắng.
Tuy nhiên, thực tế thì "nhức đầu không phải triệu chứng phổ biến của khối u não", giám đốc chương trình Khoa học thần kinh liên ngành Martin Allen Samuels, tại Bệnh viện Brigham and Women nói. " Đó là quan niệm sai lầm nhất. Khối u não tạo ra những suy giảm thần kinh, ví dụ như thay đổi chức năng nhận thức, khả năng tư duy, những lỗi trong giao tiếp, những thay đổi trong hành vi. Trên thực tế, đau đầu chỉ là một triệu chứng phụ".
Ông cho biết thêm: "Những cơn đau đầu đến và đi gần như không bao giờ báo hiệu khối u não; chúng gần như luôn luôn là chứng đau nửa đầu. Bất cứ ai đã có tiền sử với các cơn đau đầu theo giai đoạn, 98.999% cơn đau đầu tiếp theo của họ là chứng đau nửa đầu, nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau đầu cho tới thời điểm này".
Đau nhức có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của đầu, có khi ở bên trái có khi lại bên phải. Ngay cả cảm giác đau lệch về một bên đầu với cơn đau nhói và đặc biệt khó chịu vẫn không phải là một khối u não. Samuels lưu ý rằng chứng đau nửa đầu điển hình nhất là ở một phía của đầu, thường là vùng quanh mắt. Bản thân từ đau nửa đầu trong tiếng anh, migraine, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cũng có nghĩa là "đau ở một bên đầu".
Samuels nói: " Mức độ nghiêm trọng của cơn nhức đầu không đồng nghĩa với căn bệnh gây ra nó cũng nghiêm trọng. Đau nửa đầu có thể rất khủng khiếp, đau đến mất ngủ, [nhưng] những cơn đau đó lành tính. Đau nửa đầu không phải là bệnh ác tính, có điều chúng vẫn hành hạ người mắc phải khiến họ mất sức lao động".
Khi nói đến chuyện có một khối u trong não, những gì bạn nên lo lắng là một vài triệu chứng khác chứ không phải đau đầu. Theo Samuels đó là: những biểu hiện suy giảm chức năng trên cơ thể diễn ra ở tốc độ hàng tuần. Chẳng hạn, bạn có thể nghi ngờ khối u não khi thấy một bên cơ thể yếu dần đi theo từng tuần hoặc từng tháng.
Một khối u não cũng có thể khiến một người mất dần thị giác, tình trạng xấu đi theo từng ngày hoặc từng tuần. Bệnh nhân sẽ có các hành vi bất thường, bởi khi khối u lớn, nó làm mất chức năng bình thường của não bộ.
Theo Trí Thức Trẻ
Những tai nạn hy hữu do niềng răng Một phụ nữ ở Australia đột nhiên đau bụng dữ dội do sợi dây kim loại để niềng răng tuột vào đâm thủng ruột non. Khi niềng răng, bạn có cảm giác đau đớn, sụt cân, viêm lợi, hôi miệng, ăn uống khó khăn... Ngoài ra, thỉnh thoảng xảy ra các tai nạn hy hữu và có thể nguy hiểm đến tính mạng....