Ông bố 3 con có mẹo học toán hữu ích cho trẻ tiểu học, con tiếp thu kiến thức nhanh mà cực kỳ hứng thú
Với những cách tiếp thu kiến thức kiểu “ vừa học vừa chơi” này, ông bố mong muốn tạo cho con những khoảng thời gian thú vị, là lúc tái tạo năng lượng cho con sau 1 ngày học căng thẳng.
“Có một bạn lớp 3 tâm sự với mình là “hồi còn nhỏ thì được bố mẹ chơi cùng rất vui, nhưng lúc vào lớp 1 thì không còn như vậy nữa” . Thế là trong đầu của mình tự nhiên xuất hiện một số câu hỏi:
- Có bao giờ chúng ta tự hỏi mình, tại sao lúc con học mẫu giáo thì chúng ta nghĩ ra đủ cách để dạy con học, chơi với con thật là vui vẻ nhưng những cảm xúc đó biến mất khi vào tiểu học?
- Liệu con không thích học là do bài khó hơn hay do phụ huynh không còn dành thời gian nhiều cho con và cảm xúc của con bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của bố mẹ?” , anh Nguyễn Hùng Cường (Hà Nội), bố của ba bé 11 tuổi, 5 tuổi và 2 tuổi chia sẻ.
Gia đình anh Cường.
Từ những trăn trở này, anh đã quyết định dành thời gian để cùng con khám phá những thú vị của toán học, đồng thời chia sẻ các video dạy con để truyền cảm hứng cho các phụ huynh khác.
Theo anh, là người bố, anh chỉ muốn việc học giữa cha mẹ và con không có áp lực. Với những cách tiếp thu kiến thức kiểu “vừa học vừa chơi” này, anh hy vọng sẽ tạo cho con được những khoảng thời gian thú vị, là lúc tái tạo năng lượng cho con sau 1 ngày học căng thẳng. Theo anh, việc dạy kiến thức này không thể thay thế được phương pháp truyền thống.
Một số mẹo học toán cùng con của anh Cường được các phụ huynh yêu thích:
1. Mẹo giúp tăng tốc khả năng học thuộc bảng nhân
* Ghi nhớ phép nhân qua việc hình ảnh hóa
Ví dụ với phép tính: 2 x 1 = 2 . Bố mẹ hướng dẫn con vẽ ra hai hình người. “Hai người này đi sau đó gặp thêm hai người nữa, như vậy sẽ thành 4″. Cứ tương tự như vậy để gấp 2 lần, 3 lần, 4 lần… để hướng dẫn con các phép nhân 2 x 2, 2 x 3, 2 x4… tiếp theo.
Các phép tính nhân với 3, 4, 5 đều thực hiện tương tự.
Hình ảnh hóa phép tính.
Video đang HOT
* Phương pháp xương cá
Bố mẹ vẽ một hình ảnh mô phỏng xương cá ra giấy.
Bố mẹ vẽ một hình ảnh mô phỏng xương cá ra giấy.
Ở hàng trên hiển thị số lần: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Ở hàng dưới hiển thị số nhân. (Ví dụ 4).
Đầu tiên 0 lần. 0 lần 4 thì chúng ta hướng dẫn bé ghi 0. Nhắc các con số nào nhân với 0 lần đều bằng 0.
Tiếp theo, 4 x 2 có nghĩa là hai lần 4. Vậy, 4 4 = 8.
4 x 3 nghĩa là 3 lần 4.Vậy, 4 4 4 = 12.
Từ đây chúng ta có thể hướng dẫn con cho phép tính 4 x 4 : 12 4 = 16; 16 4 = 20… cho đến hết các phép tính.
2. Mẹo giải toán có lời văn
Bước 1: Tìm từ khóa
Trước khi bắt đầu làm, xác định xem những từ khóa để biết đâu là phép cộng, đâu là phép trừ. Phụ huynh có thể cho con chơi một trò chơi nhỏ để nhận diện từ.
Trước khi bắt đầu làm, xác định xem những từ khóa quan trọng.
Ví dụ: Những từ khóa thường có trong phép trừ như: Bán đi, cho đi, tặng, cho, biếu, bị mất, ít hơn, kém. Những từ khóa thường có phép cộng: Mua thêm, lấy thêm, được tặng, được cho, tất cả, cả hai, nhiều hơn…
Bước 2: Tách dòng
Ví dụ: Hoa có 5 quả táo. An có hơn Hoa 7 quả. Hỏi An có bao nhiêu quả táo?
Thay vì tóm tắt lại đề bài, bố mẹ hướng dẫn con tách từng dòng của đề bài ra.
Hoa có 5 quả táo.
An có hơn Hoa 7 quả.
Hỏi An có bao nhiêu quả táo?
Bước 3: Vẽ ra
Bố mẹ có thể hướng dẫn con vẽ hai hình người, đồng thời ghi số quả táo của mỗi người tương ứng bên cạnh.
Bước 4: Trình bày và tính kết quả
Anh Cường cho rằng, đây là những bài toán rất dễ với người lớn nhưng với học sinh lớp 1 còn khá mông lung về các con số, đọc còn chưa rõ thì việc trình bày sao cho bé dễ hiểu không phải chuyện đơn giản. Việc tìm từ khóa và tư duy qua hình ảnh sẽ giúp các con dễ tưởng tượng và nhớ bài học lâu hơn.
Chuyên gia 'mách nước' cấm tận gốc dạy thêm, học thêm lớp 1
Để cấm dạy thêm, học thêm triệt để cần quan tâm tới nhu cầu chính đáng của phụ huynh và giáo viên.
Những ngày Hà Nội lạnh hơn 10 độ C, càng tối, trời càng lạnh nhưng sau khi tan sở, chị Hương Bình (Hà Nội) vội vàng mua chiếc bánh mì kẹp thịt rồi đến trường đón con, giục con ăn nhanh còn đến lớp học thêm nhà cô.
Mới lớp 1 nhưng một tuần có đến 4 buổi con chị Bình phải đi học thêm nhà cô giáo chủ nhiệm, trong đó có 3 buổi học tiếng Việt và 1 buổi học Toán.
Lúc đầu chị Bình cũng nói không với việc cho con đi học thêm vì chị nghĩ tuổi của con chỉ cần khỏe mạnh, đến lớp đọc viết bình thường là được. Thế nhưng, lứa của con chị là lứa đầu tiên học chương trình sách giáo khoa mới lớp 1 với thay đổi, có những chỗ chị Bình bó tay không biết giải thích cho con ra sao.
"Rồi cô giáo chủ nhiệm liên tục gọi điện nói con tôi tiếp thu chậm, viết xấu, đề nghị bố mẹ tăng cường phối hợp với nhà trường kèm cặp. Ngày nào cũng ăn cơm xong hai mẹ con đánh vật với bài vở nhưng đâu cũng vào đó, cô giáo vẫn gọi điện nhắc liên tục.
Biết cô dạy thêm ở trung tâm gần trường nên tôi cho con đi học luôn. Từ hôm cho con đi học, không thấy cô phản ánh cháu viết xấu, về nhà tôi dạy con cũng đỡ áp lực", chị Bình tâm sự.
(Ảnh minh họa: NLĐ)
Thạc sĩ Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) nói: "Bộ GD&ĐT cấm dạy thêm bậc tiểu học nhưng lại không quy định rõ ràng khiến nhiều giáo viên vẫn có thể lách luật dạy thêm.
Luật quy định giáo viên trường công không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng họ lại có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tức là không tổ chức nhưng vẫn tham gia dạy thêm được.
Giáo viên tham gia dạy thêm không được dạy học sinh mình đang dạy chính khóa ở trường khi chưa báo cáo hiệu trưởng. Thế nhưng, thực tế, khi giáo viên liên kết với các trung tâm dạy thêm thì hiệu trưởng cũng không thể biết họ có dạy học sinh trong trường của mình hay không vì không thể đến trung tâm kiểm tra được", thạc sĩ Phương Anh nói.
Theo thạc sĩ Phương Anh, nếu cấm dạy thêm triệt để thì phải có quy định cụ thể, nghiên cứu các khả năng, trường hợp cụ thể để giáo viên không thể lách luật được.
Hơn nữa, hiện nay phụ huynh ở các thành phố lớn rất chú trọng đầu tư việc học hành cho con em mình.
"Cấm học thêm nhưng chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 1 lại vô vàn kiến thức mà bố mẹ chịu không thể dạy được con, lớp 1 mà học những câu văn dài dằng dặc thì phụ huynh đưa con đi học thêm là nhu cầu chính đáng của họ.
Thay vì cấm dạy thêm tôi nghĩ nên tiếp cận dạy thêm, học thêm ở góc độ tổ chức giảng dạy học tập theo kiểu nối dài các môn học chính khóa trong trường, trong phạm vi học 2 buổi/ngày là quá đủ.
Cái quan trọng không kém so với giảm tải chương trình là cần tăng thêm các chế độ đãi ngộ cho giáo viên. Cụ thể là trả tiền dạy tăng giờ, tăng tiết, tiền buổi 2 đầy đủ để giáo viên có thêm thu nhập và không phải lo chuyện "cơm, áo, gạo, tiền".
Tôi tin rằng sau một ngày làm việc vất vả ở trường không giáo viên nào thích tối còn phải ngồi dạy thêm cho học sinh. Nếu họ không bị gánh nặng kinh tế họ cũng sẽ chuyên tâm và cống hiến cho công việc nhiều hơn".
'Toát mồ hôi' với chương trình học lớp 1 của con Đó là chia sẻ của rất nhiều phụ huynh có con học lớp 1 năm nay, đặc biệt là với môn tiếng Việt. Học sinh lớp 1 năm nay là lứa đầu tiên theo học chương trình, sách giáo khoa mới - NGỌC DƯƠNG Có con học lớp 1 theo chương trình năm nay, chị Hoàng Thị Thu (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ:...