Ông Biden ưu tiên dân Mỹ, nói ‘có dư mới chia sẻ vắc xin’ với thế giới
Tuyên bố xuất hiện trong cùng ngày Mỹ, EU và một số nước giàu bác bỏ một nỗ lực tập thể của 80 nước ở Tổ chức Thương mại thế giới. Nhóm này kêu gọi tạm thời bỏ các quy định về sở hữu trí tuệ để tăng tốc sản xuất vắc xin trong nước.
Binh sĩ Mỹ tiêm vắc xin Pfizer cho một người dân ở Florida ngày 10-3 – Ảnh: REUTERS
“Chúng tôi sẽ bắt đầu và đảm bảo người Mỹ được chăm sóc trước tiên rồi mới cố gắng giúp phần còn lại của thế giới”, Tổng thống Biden nói với báo giới Mỹ ngày 10-3.
Phát ngôn được đưa ra ngay sau khi ông Biden chỉ đạo mua thêm 100 triệu liều vắc xin của hai hãng Merck và Johnson & Johnson.
Mặc dù thừa nhận đại dịch COVID-19 sẽ không biến mất cho tới khi toàn thế giới đều chế ngự được virus, ông Biden nhấn mạnh chính quyền ông vẫn ưu tiên dân Mỹ trước.
“Nếu có dư, chúng tôi mới chia sẻ với thế giới. Chúng tôi biết sẽ không an toàn cho tới khi cả thế giới đều được an toàn”, Tổng thống Biden khẳng định, đồng thời lưu ý Mỹ đã cam kết sẽ chi 4 tỉ USD cho cơ chế phân phối vắc xin COVAX.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cam đoan chính quyền ông Biden vẫn muốn góp sức cho tham vọng tiêm chủng toàn cầu, song trước tiên cần đảm bảo tiêm đủ liều cho những người Mỹ “muốn được tiêm chủng”.
Video đang HOT
Cũng theo bà này, Washington đang thảo luận với các đối tác về việc triển khai vắc xin ngừa COVID-19 tới những nước đang phát triển nhưng từ chối đi vào chi tiết.
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố xuất hiện trong cùng ngày Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước giàu bác bỏ một nỗ lực tập thể của 80 nước ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhóm này kêu gọi WTO vì đại dịch khẩn cấp, hãy tạm thời bỏ các quy định về sở hữu trí tuệ với hi vọng có thể tăng tốc sản xuất vắc xin, đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nam Phi và Ấn Độ là hai nước đi đầu trong nỗ lực này. Tuy nhiên, các nước giàu như Mỹ lập luận cần phải bảo vệ sở hữu trí tuệ vắc xin COVID-19, bởi có như vậy mới khuyến khích được đổi mới và sáng tạo, giữ ổn định nguồn cung và giá vắc xin.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, tính đến sáng 9-3 đã có gần 128 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp nước Mỹ. Hơn 96 triệu liều trong số này đã được tiêm cho người dân.
Nước Mỹ bắt đầu tuần lễ lịch sử
Nhiều sự kiện quan trọng, mang tính quyết định liên quan Thượng viện Mỹ và cuộc chiến bầu cử sẽ xảy ra trong tuần này.
Ngày 4/1 đánh dấu ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội Mỹ sau khi tuyên thệ nhậm chức vào cuối ngày 3/11. Tuy nhiên, tình hình nhân sự hiện tại của Quốc hội lần này có đôi chút khác biệt.
Đảng Dân chủ vẫn nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, tuy nhiên thế đa số bị thu hẹp hơn sau khi mất nhiều ghế về tay đảng Cộng hòa.
Bà Nancy Pelosi tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Hạ viện, đảm nhận vị trí mà bà nắm giữ suốt 17 năm qua.
Các nghị sỹ Cộng hòa đã làm tốt hơn kỳ vọng và hiện sẵn sàng bổ sung số lượng đáng kể các nữ chính khách vào hàng ngũ trong Quốc hội mới.
Chính trường Mỹ sẽ chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tuần này. (Ảnh: CNN)
Tại Thượng viện, cán cân quyền lực vẫn chưa được quyết định khi tất cả mọi con mắt đều đổ dồn vào một cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra ở Georgia vào ngày 5/1 này. Kết quả tại Georgia sẽ quyết định đảng nào nắm quyền kiểm soát Thượng viện.
Nếu một trong hai Thượng nghị sỹ Cộng hòa đương nhiệm Kelly Loeffler và David Perdue giữ vững ghế của mình, đảng Cộng hòa vẫn sẽ chiếm đa số tại Thượng viện. Nhưng nếu ứng viên đảng Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock thắng thế, đảng Dân chủ sẽ giành lại quyền kiểm soát Thượng viện.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy cách biệt giữa các ứng viên là rất mong manh và chưa thể nói trước điều gì.
Tới ngày 6/1, Lưỡng viện Mỹ sẽ có phiên họp chung để kiểm phiếu đại cử tri và công bố người được bầu làm Tổng thống.
"Thứ Tư, ngày 6/1 là một ngày cực kỳ ý nghĩa", bà Pelosi viết trong bức thư gửi các thành viên đảng Dân chủ.
Những năm trước, đây chỉ là sự kiện mang tính hình thức.
Năm nay, mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi ít nhất 12 Thượng nghị sỹ dự định tham gia cùng khoảng 140 nghị sỹ Hạ viện bỏ phiếu chống lại Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 6/1 tới.
Nếu một Hạ nghị sỹ và một Thượng nghị sỹ ủng hộ việc phản đối kết quả bỏ phiếu, cả hai viện sẽ ngừng kiểm phiếu và thảo luận riêng trong vòng 2 giờ đồng hồ. Để phản đối thành công, nỗ lực này sẽ cần có sự ủng hộ của đa số thành viên ở cả Hạ Viện và Thượng viện.
Tuy nhiên, nỗ lực này khó có thể thành công khi Hạ viện hiện do đảng Dân chủ kiểm soát trong khi lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện kêu gọi các Thượng nghị sỹ đảng này không tham gia việc thách thức kết quả bầu cử.
Các cuộc thảo luận hôm 6/1 có thể kéo dài sang ngày 7/1 . Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định, mọi chuyện sẽ sớm ngã ngũ và nỗ lực lật kèo bầu cử sớm muộn cũng sẽ thất bại. Quốc hội sẽ tuyên bố ông Biden là người chiến thắng cuộc bầu cử hôm 3/11 và trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo.
Vào trưa 20/1, ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức và chính thức bắt đầu tổng thống.
Do đại dịch, sự kiện này bị thu nhỏ đáng kể. Ủy ban nhậm chức của ông Biden cũng kêu gọi mọi người không tham gia vào lễ nhậm chức để tránh lây lan virus.
"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một lễ nhậm chức giúp mọi người được an toàn, tôn vinh các truyền thống và thể hiện tầm nhìn mới của nước Mỹ dưới thời chính quyền Biden-Harris", Giám đốc điều hành Ủy ban nhậm chức Tony Allen cho biết trong một tuyên bố.
Phớt lờ Tổng thống Trump: Chiến lược cao tay của ông Biden Biden và các cố vấn lựa chọn chiến lược "phớt lờ" trước người tiền nhiệm đang tìm cách ngăn cản chiến thắng gần như không thể đảo ngược của ông. Cùng với hàng loạt thách thức khi tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20/1 tới như đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp cao, căng thẳng âm ỉ với Nga và Trung Quốc, Tổng...