Ôn thi THPT quốc gia 2020 thế nào khi không có đề minh họa?
TS Sái Công Hồng cho rằng thí sinh có thể xem lại đề chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019.
Ngày 18/2, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, lưu ý thí sinh về định hướng ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Theo đó, học sinh không nên lao vào thi thử quá nhiều, cần có thời gian ôn tập để nâng cao năng lực.
TS Sái Công Hồng – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: A.T.
Sẽ có câu hỏi giải quyết tình huống cuộc sống
- Năm nay, Bộ GD&ĐT không công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh có thể tham khảo, ôn tập qua những tài liệu nào để có sự chuẩn bị tốt nhất?
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được giữ ổn định như năm 2019. Vì vậy, thí sinh ôn tập qua đề thi chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019 đã được Bộ GD&ĐT công bố. Tỷ lệ về độ khó của các câu hỏi trong đề không thay đổi. Đề thi có thể khai thác các đơn vị kiến thức khác nhau.
Phân tích từ đề thi chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019 cho thấy khoảng 70% câu hỏi trong mỗi đề thi thuộc nội dung kiến thức cơ bản. Mỗi đề có 30% câu hỏi đảm bảo độ phân biệt và tính phân hóa. Nội dung đề thi chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, có một phần nhỏ kiến thức của nội dung chương trình lớp 11.
Các câu hỏi của phần lớn môn thi đều được sắp xếp theo từng nhóm về độ khó, được xếp lần lượt từ dễ đến khó. Càng về cuối, mỗi đề thi đều có câu hỏi mang tính chất phân loại ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.
Trong đó, một số câu hỏi kiểm tra việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Nhóm các câu hỏi này mục đích để phân loại các thí sinh có năng lực cao.
- Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi THPT quốc gia 2020, thí sinh cần lưu ý điều gì, thưa ông?
- Thí sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản vì những câu này sẽ chiếm tỷ lệ lớn của tổng số câu hỏi trong bài thi. Khi làm bài, thí sinh nên làm theo thứ tự từ trên xuống, vì độ khó của nhóm câu hỏi sẽ tăng dần. Việc hoàn thành những câu hỏi cơ bản sẽ khiến các em có tâm lý tự tin, hứng khởi.
Nếu thí sinh sa đà vào những câu hỏi khó, dễ rơi vào hoang mang, lo lắng, mất kiểm soát về thời gian làm bài thi.
Lúc này, thí sinh nên tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình THPT, tập trung chủ yếu nội dung chương trình lớp 12.
Các em nên xây dựng kế hoạch ôn tập với chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11, nhằm trợ giúp để nắm vững kiến thức cơ bản lớp 12.
Việc ôn tập các chủ đề có thể hệ thống hóa qua mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi mạch kiến thức với nhau để dễ hình dung, bao quát.
- Phần thi trắc nghiệm cần lưu ý những gì, thưa ông?
Video đang HOT
- Khi làm bài thi trắc nghiệm, trước hết, thí sinh phải đọc kỹ lời dẫn trong các câu hỏi, gạch chân từ khóa của lời dẫn để xác định rõ yêu cầu, tránh nhầm lẫn.
Đặc biệt, các em phải lưu ý những dạng câu hỏi mà lời dẫn ở thể phủ định. Thí sinh nên nghiên cứu kỹ yêu cầu của từng câu hỏi để tính toán, lập luận, phân tích 4 lựa chọn, nhằm tìm phương án đúng.
Trong 4 lựa chọn, chỉ có một phương án đúng, còn lại là gây nhiễu. Những phương án gây nhiễu được xây dựng trên cơ sở liên quan nội dung lời dẫn của câu hỏi nên có thể làm cho thí sinh nhầm lẫn, nếu không tỉnh táo, đọc kỹ câu hỏi.
Trong quá trình làm bài, các em cần đánh dấu những câu hỏi chưa làm được để quay lại làm tiếp.
Đề thi thử không chính xác tác động tâm lý học sinh
- Giáo viên, nhà trường nên tổ chức việc học tập, ôn tập như thế nào cho hiệu quả?
- Để giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, giáo viên nên phân tích định dạng và cấu trúc đề thi chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019 theo các nhóm cấp độ câu hỏi (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Từ đó, giáo viên tạo nên chủ đề và xây dựng kế hoạch ôn tập với các chuỗi kiến thức được theo chủ đề hoặc theo nhóm vấn đề.
Giáo viên cần tổ chức ôn tập, củng cố nội dung kiến thức có tính kế thừa của lớp 10, 11 nhằm trợ giúp học sinh trong quá trình hình thành kiến thức mới và ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản lớp 12.
Nhà trường nên tổ chức thi thử để các em làm quen cấu trúc và cách thức thi, hình thành cách kiểm soát, làm thủ thời gian trong mỗi bài thi.
Kết quả thi thử hay các bài kiểm tra gần với cách thức thi THPT quốc gia giúp học sinh tự đánh giá việc nắm kiến thức trong chương trình của mình, biết chỗ nào còn yếu, còn bị hổng để có kế hoạch ôn tập.
Tuy nhiên, thí sinh không nên lao vào thi thử quá nhiều vì cần có thời gian ôn tập để nâng cao năng lực sau mỗi lần thi thử.
Đề thi thử nên dựa vào cấu trúc đề thi tham khảo và đề thi chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Việc ra đề thi thử không đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, không theo chuẩn kiến thức kỹ năng, quá dễ hay quá khó, đều có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em trong quá trình học và ôn tập.
Theo Zing
Thay đổi kế hoạch thời gian năm học hướng tới quyền lợi của học sinh
Quan điểm của tôi là học bù nhưng cũng phải có thời gian hợp lý để học sinh nghỉ ngơi. Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi.
Trao đổi cụ thể về việc thay đổi kế hoạch thời gian năm học do học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh COVID-19, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, khẳng định tinh thần hướng tới lợi ích của người học; cơ quan quản lý giáo dục địa phương, thầy cô có thể vất vả hơn để dành thời gian cho học sinh ôn tập, có kiến thức vững chắc để đạt kết quả tốt hơn.
Ảnh minh họa/internet
Điều chỉnh nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm học sau
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, Bộ GD&ĐT sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Ông có thể cho biết cụ thể hơn việc này?
Bộ GD&ĐT sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn diễn biến của dịch bệnh để điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học; có thể từ 1 đến 2, thậm chí là 3 tuần nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại địa phương kéo dài, để cac đia phương xây dưng kê hoach hoc bu bao đam kha thi va thưc hiên chât lương, hiêu qua. Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để địa phương, cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch năm học, bố trí việc dạy học bù, bảo đảm yêu cầu kiến thức cho học sinh trước khi học sinh đi học trở lại.
- Nếu thời gian kết thúc năm học lùi lại, thời điểm thi THPT quốc gia liệu có muộn hơn so với năm trước?
Hiện nay, Bộ GD&ĐT vẫn chưa có hướng dẫn về tổ chức thi THPT quốc gia. Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ xác định thời điểm tổ chức kỳ thi phù hợp với thời điểm kết thúc năm học đã được điều chỉnh.
Trong Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 trong toàn quốc có quy định một số mốc thời gian như: kết thúc năm học trước ngày 31/5 hằng năm; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/6 hằng năm; hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 31/7 hằng năm. Nếu lùi thời điểm kết thúc năm học thì những mốc thời gian trên cũng phải điều chỉnh, trên nguyên tắc làm sao để mốc cuối cùng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm học tiếp theo.
Khi điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, với tinh thần hướng tới lợi ích của người học, thời gian để chuẩn bị và tổ chức các kỳ thi chuyển cấp có thể ngắn hơn, các cơ quan quản lý giáo dục, thầy cô có thể vất vả hơn để dành thời gian cho học sinh ôn tập, có kiến thức vững chắc để đạt kết quả tốt hơn.
PGS Nguyễn Xuân Thành.
Có nên cho nghỉ để học thay 3 tháng hè?
- Có ý kiến cho rằng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nên chăng cho học sinh nghỉ dài và để các con học bù trong 3 tháng hè. Ông nghĩ sao?
Không đơn giản như vậy vì còn thời điểm chuyển cấp với các học sinh cuối cấp, mà việc chuyển cấp thì không thể chuyển sang năm học sau. Do đó, khi điều chỉnh thời gian năm học, Bộ GD&ĐT cũng phải tính chuyện này. Cụ thể, như thời điểm tổ chức thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT cũng phải tính toán lùi hơn các năm học trước tương ứng với việc lùi thời điểm kết thúc năm học, nhưng phải làm sao không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch năm học tiếp theo.
Trong công văn số 335/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuân bi cac điêu kiên khi hoc sinh trơ lai trương sau thơi gian tam nghi hoc đê phong, chông dich bênh nCoV cũng ghi rõ: Căn cư tinh hinh thưc tiên tai đia phương, các sở GD&ĐT tham mưu UBND tinh, thanh phô viêc quyêt đinh thơi gian cho cac đôi tương hoc sinh đươc nghi hoc hoăc đi hoc trơ lai phu hơp vơi lưa tuôi va khu vưc; đồng thời, xây dưng kê hoach hoc bu cho hoc sinh tai đia phương theo nguyên tăc phai bao đam thưc hiên đây đu chương trinh giao duc theo quy đinh.
Bố trí thời gian học bù hợp lý, không khiến học sinh quá căng thẳng
- Có thể bố trí thời gian học bù như thế nào khi học sinh các địa phương đều phải nghỉ học dài vì dịch bệnh?
Trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD&ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần). Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù.
Bên cạnh đó, chương trình 35 tuần được thiết kế học 1 buổi/ngày. Đối với các trường có đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày thì việc bố trí dạy bù sẽ thuận lợi hơn vì nhà trường có đủ phòng học cho tất cả học sinh học cả ngày. Đối với các trường dạy 1 buổi/ngày, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có thể bố trí lần lượt cho mỗi lớp học sinh được học bù một số buổi mỗi tuần để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình học.
- Nếu vì quỹ thời gian ít, trường hợp nhà trường phải bố trí học sinh học bù vào cả thứ 7, chủ nhật liệu quá căng thẳng với học sinh?
Quan điểm của tôi là học bù nhưng cũng phải có thời gian hợp lý để học sinh nghỉ ngơi. Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi. Trong thời gian học bù, các em có thể phải học vất vả hơn bình thường nhưng cũng không nên quá sức; vì nếu ép quá cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả việc học.
Địa phương, nhà trường cần tính toán thời gian học bù phù hợp, hài hòa giữa việc học và nghỉ ngơi. Ảnh minh họa/ INT
Trường hợp đặc thù sẽ có phương án đặc thù
- Với địa phương tâm dịch như Vĩnh Phúc, học sinh có thể phải nghỉ dài hơn các tỉnh khác thì sao, thưa ông?
Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của học sinh, thầy cô giáo. Như trường hợp Vĩnh Phúc, học sinh có thể phải nghỉ dài hơn thì địa phương phải nỗ lực hơn; đến thời điểm đi học, học sinh sẽ phải cố gắng hơn so với các địa phương khác để bù lại thời gian đã nghỉ.
Bộ GD&ĐT cũng đã có đề nghị, trong thơi gian cho hoc sinh tam nghi hoc, các sở GD&ĐT chi đao cac cơ sơ giao duc duy tri liên lac giưa nha trương vơi gia đinh va sư liên lac giưa giao viên (nhât la giao viên chu nhiêm) vơi hoc sinh đê giao nhiêm vu hoc tâp va hương dân hoc sinh tư hoc qua cac hinh thưc ưng dung công nghê thông tin phu hơp vơi điêu kiên thưc tiên cua đia phương, nha trương; khuyên khich giao viên giao cho hoc sinh cac nhiêm vu hoc tâp co sư kêt hơp giưa viêc ôn tâp, hê thông hoa kiên thưc va viêc vân dung kiên thưc trong phong, chông bênh dich COVID-19.
Trong trường hợp cá biệt, học sinh phải nghỉ quá dài, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án đặc thù theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ sẽ xin ý kiến cơ quan cấp trên để giải quyết.
- Xin cảm ơn PGS!
- Nhiều ý kiến vẫn thắc mắc về việc Bộ GD&ĐT không quyết định cho học sinh nghỉ học. Ông có thể giải thích thêm, dù Bộ đã đã từng có ý kiến về nội dung này?
Điều này phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Nghị định số 127 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục. Một trong những trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh (được quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 127) là: Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ vào đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 trong toàn quốc.
Điều 4 của Quyết định 2071 ghi rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Dịch bệnh COVID-19 là trường hợp đặc biệt, nên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian nghỉ học của học sinh trên địa bàn.
Hiếu Nguyễn (thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Học sinh nghỉ học vì virus Corona: Trường sẽ linh hoạt bố trí thời gian học bù! Toàn bộ 62 tỉnh, thành phố trên cả nước đã cho phép học sinh các cấp nghỉ học thêm 1 tuần từ ngày 10.2 đến hết ngày 16.2.2020 nhằm phòng, chống dịch viêm phổi do virus Corona. Phóng viên Người Đô Thị đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo...