Ôn thi hiệu quả trong 3 tháng cuối
Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để chinh phục ước mơ ĐH, hãy tham khảo một số lưu ý trong quá trình ôn thi mà phóng viên FMC tổng hợp!
Thi thử và làm đề
Thi thử và làm đề là một trong những phương pháp quan trọng giúp bạn làm quen với đề thi và áp lực thời gian trong phòng thi. Nếu có điều kiện, hãy đăng kí thi thử ở trường gần khu vực của mình, nếu không, bạn hoàn toàn có thể tự làm đề thi ở nhà. Mỗi tuần một đến hai đề cho một môn thi, như thế bạn sẽ không bị quá tải.
Một lưu ý rất quan trọng khi làm đề, đó là sau khi kiểm tra đáp án phải xem xét cẩn thận những câu làm sai. Để không phải lặp lại sai lầm một lần nữa, bạn phải đảm bảo hiểu rõ mình sai ở đâu và vì sao lại thế.
Đặc biệt với môn trắc nghiệm như Tiếng Anh, trong quá trình làm bạn phải chú ý đánh dấu cả những câu “đoán mò”. Sau khi kiểm tra đáp án một cách cẩn thận thì sau này bạn sẽ không phải đoán mò nữa!
Tập trung vào kiến thức cơ bản
Bạn thấy bạn bè mình học rất nhiều, học rất rộng? Vì thế bạn cố gắng nhồi nhét nhiều nhất có thể mọi kiến thức bạn thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu ? Để rồi bạn thấy trí nhớ của mình nhập nhằng với hàng đống những chi tiết nhỏ, khó nhớ và chưa chắc đã có trong đề thi?
Thay vì hành hạ bộ não của mình như vậy, hãy dành thời gian ôn lai những kiến thức cơ bản. Các mốc lịch sử, các công thức lượng giác, tiểu sử tác giả hay những cấu trúc ngữ pháp cơ bản….là những thứ ngày nào cũng gặp nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không quan dành thời gian để ôn lại nó.
Hơn nữa những kiến thức này sẽ đem lại cho bạn 4 đến 5 điểm trong bài thi đại học. Vậy thì tại sao lại không dành thời gian để nắm chắc 5 điểm ấy nhỉ?
Video đang HOT
Học có kế hoạch
Nếu học quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của bạn, nếu chỉ tập trung vào một môn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bạn. Chính vì thế, việc lập ra một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật chi tiết là điều rất quan trọng trong quá trình chinh phục kì thi đại học của bạn.
Một lưu ý nho nhỏ là để đạt kết quả tốt nhất thì kế hoạch đặt ra phải phù hợp với đặc thù của môn học nhé. Ví dụ kì thi diễn ra vào buổi sáng, vậy thì hãy dành thời gian buổi sáng để tập làm đề.
Hay vì việc học thuộc lòng cần không gian yên tĩnh thì hãy thực hiện nó vào sáng sớm….
Hãy dành ra một buổi tối và xây dựng lại thời gian biểu sao cho phù hợp nhất với mình nhé !
Loại bỏ áp lực
Đứng trước kì thi đại học vô cùng quan trọng, hẳn là ai cũng sẽ cảm thấy rất áp lực, chưa nói gì đến những áp lực từ phía gia đình, thầy cô….. Và sự thật đã được chứng minh qua rất nhiều thế hệ sinh viên rằng những áp lực ấy không hề có lợi cho kết quả thi.Chính vì thế, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn phải học cách phớt lờ những áp lực ấy.
Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái nhất khi ngồi vào bàn học, và bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi, đừng ngại ngần mà không dành cho mình vài phút nghỉ ngơi.
Ăn đủ, ngủ đủ, giữ cho thể trạng mình khoẻ mạnh cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Và cuộc thì đại học cũng chỉ đơn giản là một khúc quanh trong con đường thực hiện đam mê của bạn mà thôi.
Chuẩn bị kĩ lưỡng
Bạn đã có tới 12 năm để chuẩn bị kiến thức, bài vở, thế nhưng bạn lại quên mất thước kẻ trong giờ thi toán! Bạn hoàn toàn có thể xoay xở để có một chiếc thước kẻ ngay sau đó, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn. Chính vì thế đừng vì mải học mà quên những vật dụng cần thiết khi vào phòng thi nhé!
Khoảng một tuần trước khi thi là khoảng thời gian mà bạn hoàn toàn không thể “nhồi nhét” thêm được chút kiến thức nào vào đầu.
Vì thế hãy chỉ đọc lại sách, vở nhẹ nhàng và dành thời gian chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Bạn có thể ra ngoài mua bút, thước….vừa tạo được tâm trạng thoải mái, vừa đảm bảo không bị áp lực tâm lý khi vào phòng thi.
Những thứ như thẻ dự thi, chứng minh nhân dân là “vật bất ly thân” trong suốt kì thi đại học, vì thế hãy luôn giữ chúng cẩn thận và nhớ mang theo nhé.
Thi hết mình
Đã bao giờ kết thúc một bài kiểm tra, bạn thấy day dứt vì mình đã bất cẩn? Đã bao giờ bạn ao ước “giá như lúc đó mình cẩn thận hơn” ?
Bài kiếm tra trên lớp, nếu bài này kém có thể cố gắng lần sau để gỡ điểm, nhưng bài thi đại học thì không như thế. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất thôi, vì thế hãy làm bài như thể đây là bài thi cuối cùng của cuộc đời mình vậy.
Đừng nghĩ về bố mẹ, thầy cô, hay danh dự của bạn, hãy tập trung cao độ, phân chia thời gian hợp lý và làm bài tốt nhất có thế. Đặc biệt cần kiểm tra cẩn thận những thông tin cá nhân như số báo danh, tên….để tránh nhầm lẫn nhé.
Theo GDTĐ
Cửa hẹp xét tuyển thẳng
Nhiều trường ĐH lớn đưa ra những điều kiện ngặt nghèo đối với những thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng.
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành, các đối tượng được xét tuyển thẳng vào ĐH bao gồm:
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Quyết định số 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, một số trường ĐH đưa ra những quy định rất ngặt nghèo đối với các đối tượng này.
Đơn cử, Trường ĐH Ngoại thương yêu cầu những đối tượng này phải xếp loại học lự các năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu xét tuyển cũng rất ít, chỉ không có 1% tổng chỉ tiêu cảu trường năm 2014. Nhà trường cho biết sẽ căn cứ vào điểm bình quân của điểm tổng kết 3 năm học nói trên để xét tuyển theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Học viện Ngoại giao yêu cầu với xét tuyển thẳng chỉ nhận hồ sơ các thí sinh xếp loại học lực năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp THPT đạt loại Khá, chỉ tiêu là 10 thí sinh. Ngành nhận chỉ tiêu xét tuyển thẳng là Quan hệ quốc tế (Tiếng Trung Quốc).
Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh không hạn chế số lượng tuyển thẳng nhưng điều kiện nộp đơn xét tuyển thẳng vào trường rất cao. Cụ thể: Kết quả học lực 3 năm THPT (lớp 10, 11, 12) đạt loại giỏi trở lên và kết quả thi tốt nghiệp THPT xếp loại giỏi trở lên.
Những thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định.
Theo GDTĐ
Thành phố Hồ Chí Minh: Căng thẳng cuộc chạy đua vào lớp 10 Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2014-2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập trên địa bàn Thành phố là 61.742 học sinh, tăng 1.320 chỉ tiêu so với năm học trước. Học sinh trao đổi sau kì thi vào lớp 10 năm học 2013-2014. Ảnh: THUDỊU. Tuy nhiên, với thực tế...