Oanh tạc cơ Mỹ lần đầu đến Na Uy
4 chiếc B-1B tới căn cứ Orland của Na Uy để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dài hạn đầu tiên ở đây, khi Mỹ tăng hiện diện gần Nga.
Không quân Mỹ cho biết biên đội 4 oanh tạc cơ chiến lược B-1B thuộc Không đoàn ném bom số 7 xuất phát từ căn cứ Dyess, bang Texas và đáp xuống sân bay quân sự Orland của Na Uy hôm 22/2.
“Đây là lần đầu oanh tạc cơ Mỹ làm nhiệm vụ trên đất Na Uy. Kể từ năm 2018, những sứ mệnh oanh tạc cơ như vậy đã giúp các tổ lái làm quen với môi trường tác chiến, cũng là cơ hội để Mỹ tăng cường phối hợp với các đồng minh NATO và đối tác trong khu vực”, thông cáo của không quân Mỹ có đoạn viết.
Một trong 4 chiếc B-1B hạ cánh xuống Na Uy hôm 22/2. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
Biên đội B-1B sẽ tham gia nhiều nội dung huấn luyện và diễn tập, bao gồm ứng phó với các khủng hoảng toàn cầu. “Huấn luyện với phía Na Uy giúp chúng tôi hoàn thiện năng lực phòng thủ và răn đe, đồng thời tăng cường ổn định khu vực”, tướng Jeff Harrigian, tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE), cho hay.
Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE) thường xuyên tiếp nhận nhiều đợt triển khai máy bay quân sự, bao gồm các đợt triển khai BTF. Tuy nhiên, các oanh tạc cơ Mỹ gần như chỉ hoạt động tại căn cứ Fairford của không quân hoàng gia Anh, nơi đóng vai trò là căn cứ tiền phương của oanh tạc cơ Mỹ ở châu Âu.
Mỹ những năm gần đây nỗ lực mở rộng số địa điểm phục vụ hoạt động của oanh tạc cơ tại châu Âu. Với việc căn cứ Orland nằm cách vòng Bắc Cực hơn 480 km, đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tại đây là tín hiệu cho thấy không quân Mỹ tăng cường phối hợp hoạt động với đồng minh NATO và đối tác khác ở gần biên giới phía tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở vùng Bắc Cực.
Căn cứ Orland là nơi Na Uy bố trí phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của mình, đồng thời định kỳ tiếp nhận các máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không E-3A của NATO đến từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức.
Không quân Mỹ hồi tháng 7/2020 công bố Chiến lược Bắc Cực mới, kêu gọi tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm “đối phó mối đe dọa từ Nga”. Bắc Cực được nhận định là điểm nóng tiềm tàng trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến nỗ lực cạnh tranh nhằm giành quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và các tuyến hàng hải mới hình thành khi băng tan.
Các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động tại khu vực Bắc Cực thường xuất phát từ căn cứ Fairford ở Anh hoặc cất cánh từ Mỹ và bay không dừng tới đây. Việc triển khai oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy cho thấy Mỹ đang tăng cường phối hợp với đồng minh NATO và đối tác khác ở khu vực gần biên giới tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở Bắc Cực và gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn tới Moskva.
Mỹ tìm căn cứ dự bị đề phòng Iran
Quân đội Mỹ tìm những địa điểm để binh sĩ trú chân, tránh tập trung tại căn cứ lớn dễ bị tập kích khi nổ ra xung đột với Iran.
"Chúng tôi không định xây căn cứ mới, cần phải làm rõ điều đó. Chúng tôi muốn có khả năng triển khai đến những nơi khác để làm nhiệm vụ khi căng thẳng leo thang. Đây là điều mà bất kỳ chiến lược gia quân sự nào cũng muốn thực hiện để tăng độ linh hoạt, khiến đối phương khó tấn công hơn", tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, nói hôm 18/2 trong chuyến thăm Trung Đông.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết quân đội Mỹ đang lên kế hoạch phát triển nhiều cảng biển và sân bay quân sự ở khu vực sa mạc miền tây Arab Saudi, biến chúng thành căn cứ dã chiến nếu nổ ra chiến tranh với Iran.
Một góc căn cứ của Mỹ tại sân bay quân sự Prince Sultan ở Arab Saudi hồi năm 2020. Ảnh: USAF .
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông năm 2018. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Những khoản đầu tư khổng lồ cho chương trình tên lửa và hệ thống hầm ngầm giúp Iran duy trì khả năng răn đe, đủ sức buộc Mỹ và đồng minh trả giá đắt nếu nổ ra chiến tranh ở Trung Đông. Tehran dường như đang sở hữu hàng nghìn tên lửa các loại với tầm bắn tối đa 2.500 km, đủ sức đe dọa mọi căn cứ của Washington trong khu vực.
Quân đội Mỹ trong hai tháng qua đã nhiều lần triển khai oanh tạc cơ B-52H tuần tra khu vực và điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư, trong khi Tehran cũng tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đơn vị hải lục không quân và tên lửa đạn đạo.
Tình hình có dấu hiệu hạ nhiệt khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden rút nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz khỏi Trung Đông sau hơn hai tháng hiện diện thường trực. Washington cũng tỏ ý sẵn sàng nối lại quan hệ ngoại giao với Tehran nếu nước này tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Na Uy đóng băng viện trợ cho Myanmar Na Uy quyết định đóng băng viện trợ song phương cho Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Đông Nam Á hồi đầu tháng. "Cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 đã thay đổi các điều kiện cho sự can dự của Na Uy vào Myanmar và là lý do khiến Na Uy đóng băng chương trình hợp tác chuyên...