Oái oăm: Cưới vợ xong bị tù vì cô dâu chưa đủ 18 tuổi
Hai bên đã tổ chức đám cưới; sau “cơm không lành, canh không ngọt”, nhà gái tố cáo cô dâu chưa đủ 18 tuổi nên chú rể thành bị cáo.
TAND tỉnh Sóc Trăng vừa xét xử phúc thẩm vụ án giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với bị cáo Nguyễn Tuấn Khanh. Bị hại trong vụ án là cô gái đã từng được gia đình đứng ra tổ chức đám cưới và sau đó cô về chung sống một thời gian với Khanh.
Vụ án “Em chưa 18″
HĐXX phúc thẩm đã tuyên phạt Khanh 18 tháng tù về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (giảm một nửa mức án so với án sơ thẩm).
Nội dung vụ án thể hiện: Tháng 11-2020, Nguyễn Tuấn Khanh gặp TTNT khi T cùng với mẹ đến nhà Khanh thu tiền hụi. Từ đó cả hai có cảm tình với nhau, đến tháng 3-2021 thì hai bên gia đình tổ chức lễ cưới.
Sau lễ cưới, cả hai sống đời vợ chồng tại nhà của Khanh ở phường 1, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng. Cuối tháng 6-2021, họ xảy ra mâu thuẫn nên T về nhà mẹ ruột sống.
Ngày 22-7-2022, mẹ T có đơn tố giác gửi Công an thị xã Ngã Năm nêu rằng Khanh có hành vi quan hệ tình dục với T khi T chưa đủ 16 tuổi.
Ảnh đám cưới của Khanh và T. Ảnh: NVCC
Tháng 5-2023, Khanh bị TAND thị xã Ngã Năm đưa ra xét xử sơ thẩm về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 145 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Video đang HOT
Trình bày tại phiên tòa, cả Khanh và luật sư bào chữa đều đề nghị HĐXX xem xét trưng cầu giám định tuổi của bị hại.
Theo Khanh, Khanh hoàn toàn không biết T chưa đủ 16 tuổi khi tổ chức lễ cưới. Khi Khanh hỏi T bao nhiêu tuổi thì mẹ T nói: “Sang năm 2021 là đủ 18 tuổi”. Tuy nhiên, sau này mới phát hiện giấy khai sinh của T ghi T sinh ngày 17-7-2005.
Tòa bác yêu cầu giám định lại tuổi bị hại
Sau khi xem xét, HĐXX đã phạt Khanh ba năm tù, còn buộc Khanh bồi thường 8.940.000 đồng do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bị hại.
Về đề nghị giám định để xác định lại tuổi của bị hại, HĐXX nhận định dù bị hại không có giấy chứng sinh nhưng các giấy tờ khác của bị hại không có mâu thuẫn. Đồng thời, giấy khai sinh của bị hại được UBND thị trấn Ngã Năm (nay là UBND phường 1) cấp vào ngày 29-8-2005 là chưa trễ hạn. Từ khi được cấp đến nay cũng không có ai khiếu nại hay có cơ quan nào thu hồi và bị hại vẫn sử dụng giấy khai sinh này vào việc đi học.
“Không có tài liệu, chứng cứ cho rằng có nghi ngờ về tính xác thực các tài liệu, giấy tờ do cơ quan điều tra đã thu thập để xác định độ tuổi của bị hại” – TAND thị xã Ngã Năm nhận định.
Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, lý giải việc tổ chức đám cưới năm 2021, Khanh cho biết do hai bên gia đình hẹn đến thời gian này T mới đủ 18 tuổi. Khi tổ chức đám cưới xong, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên cả hai quyết định sẽ làm giấy đăng ký kết hôn trễ. Tuy nhiên, hơn ba tháng sau thì xảy ra vụ việc.
Khanh cũng cho hay đang chờ bản án của tòa cấp phúc thẩm để tiếp tục làm thủ tục đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Phiên tòa ấm tình người ngày cuối năm
Tòa động viên bị cáo bồi thường thêm để gia đình bị hại rút kháng cáo tăng hình phạt. phiên tòa hình sự cuối năm giúp níu giữ tình người mong manh nhưng lấp lánh niềm thương yêu.
Ngày 17-1, TAND TP Cần Thơ xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Dương Bá Thăm (46 tuổi) về tội cố ý gây thương tích do có kháng cáo của đại diện gia đình bị hại yêu cầu tăng hình phạt, tăng tiền bồi thường.
Mâu thuẫn nhỏ nhặt, người chết, người vào tù
Hồ sơ vụ án thể hiện tối một ngày tháng 5-2022, ông ĐTS đi dự đám cưới trong xóm, do ông có uống rượu bia nên được mọi người đưa về nhà ngủ. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, ông S quay lại nhà đám và đánh bạc ăn thua bằng tiền cùng anh em Thăm và một số người khác.
Trong lúc đánh bạc, ông S và anh em Thăm mâu thuẫn trong việc chung chi tiền bạc nên hai bên cự cãi. Cha của anh em bị cáo lên tiếng can ngăn về việc đến đám cưới gia đình người khác mà gây ồn ào. Ông S cầm ghế định đánh cha của Thăm nên Thăm dùng tay đánh vào mặt ông S làm ông té ngã xuống nền gạch bất tỉnh.
Bị cáo Thăm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 17-1. Ảnh: NHẪN NAM
Sau đó, ông S được đưa cấp cứu ở nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, đến chiều hôm sau thì ông tử vong do xuất huyết não sau chấn thương sọ não nặng do tác động với vật tày. Gia đình bị cáo đã bồi thường cho gia đình bị hại hơn 90 triệu đồng.
Xử sơ thẩm, TAND quận Ô Môn phạt bị cáo Thăm sáu năm tù về tội cố ý gây thương tích theo điểm a khoản 4 Điều 134 BLHS. Ngoài ra, tòa còn buộc bị cáo bồi thường tổn thất tinh thần cho gia đình bị hại 74,5 triệu đồng (50 tháng lương cơ sở) và 90 triệu mai táng phí...
Sau đó, các con của bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường thêm 50 tháng lương cơ sở nữa.
Tòa nỗ lực hòa giải, hàn gắn tình người
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã dành nhiều thời gian để giúp níu giữ tình người giữa hai gia đình. Theo đó, tòa động viên bị cáo cố gắng bồi thường thêm, còn gia đình bị hại rút kháng cáo tăng hình phạt. Bởi lẽ vụ án này không xuất phát từ mâu thuẫn trước. Hai gia đình trước nay vẫn hòa thuận.
Một người con gái của bị hại òa khóc. Chị cho rằng vì bị cáo mà cha của chị ra đi đột ngột, không lời trăng trối với con cháu. Đã vậy, khi cha chị ngã xuống thì bị cáo không đưa đi cấp cứu...
HĐXX làm rõ nguyên nhân dẫn đến xô xát và giải thích rằng bị cáo không cố ý tước đi mạng sống của bị hại. Bị cáo đánh một cái khiến bị hại ngã xuống thì mọi người can ngăn bị cáo và đuổi về. Bị cáo về nhà, không biết tình trạng của bị hại. Đến khi bị hại được đưa đi cấp cứu thì vợ bị cáo cũng đi theo.
Vị thẩm phán nói thêm với các con của bị hại rằng nguyên nhân vụ việc thì đã rõ, không có lửa làm sao có khói. Xã hội thì có người nọ người kia, có người nóng nảy, có người lại bình tĩnh ôn hòa.
Ở đây, hành vi của bị cáo gây ra hậu quả thì bị cáo phải gánh chịu. Gia đình bị cáo cũng thể hiện sự lo lắng khi vợ bị cáo đi cùng xe cấp cứu, rồi lo hơn 90 triệu đồng bồi thường. Giờ có bồi thường thêm 100 tháng lương hay 200 tháng lương thì cũng không bù đắp được sự mất mát.
Bị cáo phải đi tù cũng khó khăn cho gia đình. Hai bên cần giữ lại tình người để mai kia, bị cáo chấp hành xong hình phạt, về nhà, còn nhìn mặt nhau.
Sau cùng, bị cáo đồng ý bồi thường thêm 50 tháng lương cơ sở nữa và nhiều lần xin lỗi. Gia đình bị hại đồng ý rút kháng cáo tăng hình phạt nên tòa đình chỉ phần kháng cáo này. Về trách nhiệm dân sự, tòa ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo về việc bồi thường thêm.
Cần tăng tiền bồi thường để trả nợ cho cha
Con của bị hại gọi bị cáo là "bác Bảy". Họ cũng trải lòng với "bác Bảy" rằng bác có ở tù thêm vài năm cũng không giải quyết được gì. Họ chỉ mong sớm có tiền bồi thường để trả nợ cho cha, còn bị cáo sớm được về chăm lo cho gia đình.
Con trai của bị hại nói: "Tui cũng muốn giữ cái tình người. Cha tui lúc còn sống có vay tiền để làm ăn. Nay cha đã mất, anh em tui cũng khó khăn, muốn dành tiền bồi thường để trả nợ cho cha".
Ngăn chặn hiểm họa từ pháo tự chế Còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão nhưng nhiều nơi trên cả nước đã xảy ra những chuyện buồn từ pháo tự chế. Từ xưa đến nay, sau tiếng pháo nổ thường là tiếng cười nói sảng khoái để biểu thị niềm vui, niềm hạnh phúc của con người trong những sự kiện quan trọng như: Đám cưới,...