Ở với người Nhật nhiều năm, cô gái Việt biết được loạt sản phẩm diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi nhà vệ sinh cực chất lượng
Những sản phẩm loại bỏ mùi hôi này chỉ có giá mấy chục nghìn, có thiết kế và công năng siêu xịn sò và rất dễ mua ở Việt Nam.
Nấm mốc, độ ẩm cao có mùi khó chịu và gây hại đến sức khỏe. Nếu sống với người Nhật, bạn sẽ được chứng kiến những thói quen sợ độ ẩm cao của người dân xứ phù tang lớn đến mức, họ sẵn sàng đóng cửa, bật điều hoà cả ngày để giảm độ ẩm trong nhà cho không khí khô ráo.
Ở chung căn hộ với một người bạn Nhật Bản 2 năm qua, Thu Hà (25 tuổi, nhân viên công sở, Tokyo) học được rất nhiều thói quen dọn dẹp, diệt khuẩn, xử lý mùi ẩm trong phòng tắm, giặt, đặc biệt là các sản phẩm hiệu quả, giá vừa túi tiền và dễ mua ở Việt Nam.
Ti tỉ món đồ chăm sóc bồn cầu sáng sạch, khô ráo, không bám mùi
Người Nhật cực quan tâm đến trải nghiệm thoải mái khi dùng WC. Bằng chứng là bồn cầu của người Nhật nổi tiếng với những tiện ích có 1 không 2 và việc giữ bồn cầu sạch bóng, khô ráo, không mùi cũng rất được coi trọng. Bởi vậy, phòng vệ sinh có rất nhiều sản phẩm làm sạch, diệt khuẩn hay ho.
Bồn cầu điển hình trong một căn hộ Nhật: nhỏ, sạch sẽ, khô ráo và có rất nhiều sản phẩm làm sạch chuyên dụng.
Viên diệt khuẩn nước giật bồn cầu: Bồn rửa tay đi vệ sinh của người Nhật gắn ngay trên bình nước, nhằm tái sử dụng nước rửa tay để giật bồn cầu. Bởi vậy, ngay trên nắp lavabo thoát nước, bạn có thể đặt một viên sáp diệt khuẩn, dần được hoà tan vào dòng nước chảy vào bồn chứa. Sản phẩm này giúp làm sạch bề mặt trong bồn cầu, tránh mảng bám và diệt khuẩn, khử mùi nhẹ. Một gói gồm khuôn đựng và ba lõi có giá 977 JPY (211.000 đồng), dùng được khoảng 12 tuần.
Viên làm sạch bồn cầu, đặt ở nắp lavabo thoát nước bồn rửa tay, chảy xuống bình chứa bồn cầu.
Xịt lau bồn cầu: Chai xịt trực tiếp tạo bọt và dễ dàng tiếp cận đến mọi ngóc ngách của bồn cầu, ưu việt hơn các loại nước vệ sinh bồn cầu của người Việt. Bên cạnh đó, bạn không cần phải dội nước ướt nhẹp mà chỉ cần dùng khăn ướt lau. Một chai xịt của KAO thể tích 380ml có giá 311 JPY (67.000 đồng).
Chai xịt tạo bọt tiếp cận mọi ngóc ngách bồn cầu, dễ dàng lau sạch bằng khăn ẩm, không cần nước.
Viên khử mùi, kháng khuẩn: Những viên khử mùi (toilet deodorizer) được yêu thích không chỉ nhờ tỏa ra mùi thơm, mà còn có khả năng khử mùi trong không khí và ngăn mùi hôi, mùi ẩm mốc bám vào các bề mặt trong phòng. Mỗi viên khử mùi có thể thích 6ml, có thể dùng được khoảng 2 tháng, giá khoảng 72.000 đồng.
Viên khử mùi trong không khí, ngăn mùi hôi bám vào các bề mặt đồ đạc.
Hàng loạt sản phẩm chăm sóc mọi ngóc ngách nhà tắm sạch sẽ, thơm tho
Nhà tắm, nhà vệ sinh người Việt mình thường chỉ có mỗi một chai nước vệ sinh dùng chung. Còn nhà tắm của người Nhật có hàng loạt sản phẩm diệt khuẩn, chống ẩm mốc thế này đây.
Chai xịt lau sàn, lau tường, chống nấm mốc nhà tắm: Chai dạng xịt tạo bọt giống chai xịt bồn cầu.. Người Nhật thường ngâm bồn nước nóng nên nhà tắm dễ đọng nhiều hơi nước. Bởi vậy, chai xịt này được thiết kế để loại bỏ không chỉ cặn nước cứng, cặn xà phòng mà còn ngăn nền nhà, bồn tắm bị nhờn nhớt, các dòng nấm mốc khác nhau. Một chai xịt 380ml có giá 61.000 đồng, có gói refill.
Video đang HOT
Chai xịt lau sàn, tường nhà tắm, loại bỏ cặn nước cứng, cặn xà phòng, ngăn nền trơn nhớt và chống nấm mốc do độ ẩm cao.
Chai xịt làm sạch cống úp ngược: Điểm “cool” nhất của sản phẩm này là được thiết kế phun vào miệng cống khi bạn úp ngược bình xịt. Nhờ đó, việc đổ dung dịch bọt này vào làm sạch, diệt khuẩn, khử mùi hôi cống nước trở nên siêu tiện lợi. Dung dịch này dùng để làm sạch, khử mùi, diệt vi khuẩn cống nước, đường ống nước, tránh mùi hôi bốc ra từ các ống nước.
Bọt làm sạch ống cống và đặc biệt, các đường ống nước – nơi dễ ẩm mốc mà không nhiều gia đình chú ý làm sạch.
Gói khử mùi loại bỏ mùi ẩm của máy giặt
Máy giặt cũng là một vị trí nhạy cảm thường có mùi ẩm mốc nếu bạn đậy nắp máy giặt khi không sử dụng. Người Nhật thường sử dụng gói khử mùi cho máy giặt và các vị trí dễ bị ẩm mốc trong nhà như tủ quần áo, tủ giày. Mỗi khi sử dụng xong máy giặt, bạn chỉ cần cho gói khử mùi này vào. Máy giặt sẽ sạch sẽ, không có mùi ẩm và không tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi trong các kẽ hở máy, đảm bảo vệ sinh. Một gói khử ẩm, loại bỏ nấm mốc dùng được khoảng 3 tháng, có giá 85.000 đồng.
Người Nhật dùng gói khử mùi, chống ẩm mốc cho máy giặt khi máy để không.
Bạn sẽ cảm thấy hối hận nếu không biết sớm hơn 11 cách tiết kiệm của người Nhật cực bổ ích này
Nổi tiếng về sự hiện đại và giàu có nhưng cách tiết kiệm của người Nhật vẫn là điều nhiều người trên thế giới cần phải học hỏi.
Việc tiết kiệm của người Nhật đã được hình thành trong tư duy và lối sống ngay khi còn nhỏ. Họ có thói quen sử dụng các phương tiện công cộng để hạn chế chi phí bảo trì cũng như xăng xe, thắt chặt chi tiêu và tự trồng các loại rau sạch trong nhà.
Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt này lại giúp người Nhật tiết kiệm được rất nhiều chi phí sinh hoạt phát sinh trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu và học 11 cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
1. Sử dụng xe đạp
Sử dụng xe đạp là cách tiết kiệm tiền của người Nhật. Hình minh họa.
Nhắc tới người Nhật, bạn thường nhớ tới hình ảnh lượng người đi bộ trên đường phố tương đối lớn. Họ cũng sử dụng nhiều tàu điện ngầm công cộng.
Tuy nhiên, có một phương tiện khác cũng được người Nhật sử dụng nhiều đó chính là chiếc xe đạp. Lý do người Nhật sử dụng xe đạp nhiều như vậy là họ có thể tiết kiệm được một khoản tiền xăng, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hiểm và thuế.
Rất nhiều chi phí được cắt giảm, cũng như tăng cường sức khỏe khi sử dụng xe đạp khiến đây là một trong những phương tiện được người dân Nhật yêu thích.
2. Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Với những quãng đường di chuyển quá lớn, không thuận tiện sử dụng xe đạp thì người Nhật sẽ chuyển sang đi các phương tiện công cộng, điển hình là tàu điện ngầm.
Và tất nhiên, loại phương tiện công cộng này sẽ tốn ít chi phí hơn các phương tiện cá nhân. Thậm chí, có những vùng tại Nhật Bản người dân còn bán hết các phương tiện cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng.
3. Thắt chặt chi tiêu trong gia đình
Thắt chặt chi tiêu là cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật. Hình minh họa.
Người Nhật không sống ở những căn hộ quá lớn, họ chọn ở nhà có kích thước chỉ vừa đủ. Nó thuận tiện cho công việc, sinh hoạt và cũng là thói quen giúp tiết kiệm được một khoản để xây nhà.
Hơn nữa, người Nhật cũng không có thói quen thuê người giúp việc. Với những công việc nhà nếu có thể thực hiện thì các thành viên sẽ phân công nhau để làm.
Chỉ những công việc nằm ngoài khả năng xử lý họ mới thuê. Đây cũng là mẹo tiết kiệm tiền mà người Việt cần học hỏi người Nhật trong cuộc sống.
4. Trồng rau sạch tại vườn nhà
Người Nhật rất coi trọng sức khỏe và khắt khe với chế độ an toàn của các loại thực phẩm. Vì thế, họ sẽ dành một phần trong diện tích ngôi nhà để tự trồng các loại rau củ quả.
Chỉ cần dành một chút thời gian sau giờ làm việc để chăm sóc, họ đã có nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình. Đây cũng là một phương pháp các bà nội trợ nên học hỏi.
5. Tiết kiệm thời gian
Làm việc hiệu quả là cách người Nhật tiết kiệm thời gian, công sức. Hình minh họa.
Theo quan niệm của người Nhật, thời gian còn quý hơn cả vàng bạc. Vì vậy, họ luôn nghiêm túc khi làm việc để tạo ra năng suất cao nhất. Dù được hỗ trợ đắc lực bởi những phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhưng họ vẫn có tinh thần làm việc rất cao.
Nhờ vậy, hiệu suất lao động luôn cao mà tiết kiệm được thời gian, công sức. Đây chính là cách quản lý và sử dụng thời gian của người Nhật mà hầu hết các nước bạn cần học hỏi.
6. Tiết kiệm tiền bạc
Có thể bạn chưa biết, Nhật Bản là quốc gia có xu hướng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng cao nhất. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến hơn 20% tổng thu nhập của người Nhật được gửi cho quỹ này.
Họ có nhiều mục đích khác nhau như nghỉ hưu, du lịch. Nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là sử dụng tiền mặt thay vì dùng thẻ để chi tiêu.
Với những đồng tiền lẻ, họ sẽ dành để vào hũ hoặc ngăn riêng trong ví. Và sử dụng nó để chi tiêu cho các khoản lặt vặt.
7. Tiết kiệm năng lượng tối đa
Tiết kiệm năng lượng trong nhà để giảm thiểu chi phí. Hình minh họa.
Ở Nhật, khi thời tiết chuyển lạnh họ thường không bật điều hòa hay máy sửa ở toàn bộ không gian. Thay vào đó, họ chỉ bật ở những phòng có người. Việc làm ấm khu vực có người qua lại, giúp tiết kiệm điện tối đa.
Tương tự, vào mùa hè họ không làm mát cả khu nhà mà chỉ tập trung ở khu vực có người. Nhờ bí quyết sử dụng điện này mà người Nhật không quá tốn kém cho tiền điện sinh hoạt của gia đình.
8. Giảm thiểu thịt trong khẩu phần ăn
Giá thành của các loại thịt sẽ cao hơn so với các loại rau củ. Mỗi tuần, người Nhật sẽ có từ 1-2 bữa chỉ ăn rau để thanh lọc cơ thể cũng như tiết kiệm chi phí cho bữa ăn.
Với những bữa ăn hàng ngày, người Nhật chỉ sử dụng lượng thịt vừa đủ, không thừa để gây lãng phí.
9. Giảm chi tiêu những thứ không quan trọng
Trong các bữa ăn của mình, nếu để ý bạn sẽ phát hiện lượng thức ăn của người Nhật ít hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Người nội trợ của Nhật cũng chỉ nấu vừa đủ ăn, không thừa. Điều này đòi hỏi sự khéo léo trong việc tính toán lượng thực phẩm cho từng bữa ăn.
Một trong những cách tiết kiệm nữa của người Nhật là hạn chế mua đồ thừa trong nhà. Hầu hết những vật dụng bày trong không gian nhà đều có kích thước nhỏ để phù hợp với không gian sống.
Đồng thời, họ cũng rất có ý thức trong chuyện giữ gìn đồ đạc dù dùng khá lâu nhưng vẫn như mới.
10. Sử dụng hàng nội địa
Hàng nội địa Nhật không cần trình bày quá nhiều bạn cũng đã biết chúng có chất lượng thuộc hàng nổi tiếng trên thế giới rồi. Chúng được thiết kế với độ bền cao, tính năng đầy đủ và an toàn.
Người Nhật có thói quen sử dụng hàng nội địa thường xuyên và trong hầu hết các vấn đề của cuộc sống.
11. Áp dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo
Phương pháp Kakeibo nổi tiếng của người Nhật, giúp tiết kiệm tới 35% các khoản chi tiêu không hợp lý.
Nói đến cách tiết kiệm tiền của người Nhật thì không thể bỏ qua việc áp dụng phương pháp quản lý tài chính Kakeibo. Phương pháp này nhằm mục đích quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả.
Đây được coi là truyền thống của Nhật Bản, được truyền lại cho các thế hệ và mọi người vẫn sử dụng vì tính hữu dụng của nó.
Theo phương pháp Kakeibo này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia thành 4 phong bì tương ứng với 4 nhu cầu khác nhau:
- Chi phí thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,...
- Chi phí không thiết yếu: mua sắm, giải trí,...
- Chi phí đầu tư: sách vở, tài liệu,...
- Chi phí phát sinh: hiếu hỷ, ma chay, sửa nhà,...
Theo một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, khi áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo, đã giúp các bà nội trợ cắt giảm đến 35% chi tiêu không hợp lý. Góp phần vào việc quản lý tài chính gia đình một cách dễ dàng và hiệu quả.
Thời đại 4.0, đến cọ toilet cũng thông minh thế này: Đầu chổi tự xoay, chất liệu siêu mềm và đèn UV diệt khuẩn, giá gần 1 triệu Chiếc cọ toilet thông minh nhất thế giới sẽ giúp chị em làm sạch phòng tắm dễ dàng hơn, loại bỏ vết bẩn và cả vi khuẩn một cách hiệu quả nhất. Phòng tắm có thể thiếu đồ trang trí, nhưng một cây cọ toilet thì không. Món này từ trước tới nay vẫn vậy, không có nhiều thay đổi, chỉ như một...