O ép, vòi tiền cả những hũ tro cốt hồi hương trên “Chuyến bay giải cứu”
Chiều 20/7, tự bào chữa tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “ chuyến bay giải cứu”, bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife) trình bày những ấm ức đã trải qua trong quá trình xin cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước.
Bị cáo Trần Thị Mai Xa được cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022 đã đưa hối lộ 20 lần, tổng số tiền hơn 8,1 tỷ đồng. Với hành vi này, bị cáo Xa bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án từ 4 – 5 năm tù.
Bào chữa tại tòa, bị cáo Xa cho biết, trong hai chuyến bay đầu tiên, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao gửi công văn tới các bộ thì 3 bộ đồng ý, 1 bộ chưa đồng ý nên bị cáo rất lo lắng. Bị cáo gọi điện cho Phòng Bảo hộ công dân, thuộc Cục Lãnh sự thì được trả lời có một chút vướng mắc.
“Bị cáo thực sự rất run, bởi vì bị cáo như chim ngã sợ cành cong, bị cáo rất sợ không được cấp phép bay vì bị cáo không còn nhà để bán nữa. Khi bị cáo đến nơi chưa đồng ý hỏi thì cán bộ ở cục nói, doanh nghiệp của em bị từ chối vì sếp không biết doanh nghiệp em là ai”, bị cáo Xa trình bày.
Bị cáo Trần Thị Mai Xa (đứng) tại phiên tòa.
Theo bị cáo Xa, khi cán bộ đưa ra lý do như vậy, trong lòng bị cáo rất ấm ức. Bị cáo cảm thấy mình đang làm những điều rất tốt, làm theo chủ trương nhân đạo của Nhà nước mà tại sao mình lại bị từ chối cấp phép chuyến bay bởi vì lý do cá nhân. Khi đó, vì không có sự lựa chọn khác nên bị cáo đã phải xoay tiền để đáp ứng yêu cầu thì mới được ý kiến đồng thuận.
“Đáng lẽ lúc đó, Cục Lãnh sự phải giải quyết vướng mắc chứ không phải bị cáo tới đó giải quyết. Bị cáo thực sự rất giận Cục Lãnh sự, bởi đó là cơ quan chủ trì, sao để bị cáo rơi vào hoàn cảnh đó”, bị cáo Xa giãi bày.
Cũng theo bị cáo Xa thì đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sai phạm của bị cáo khi đưa tiền cho các cán bộ trong vô thức. Bị cáo không ý thức được về điều đó, nhưng lần đầu tiên bị cáo đã bị ép phải đưa tiền rồi thì lần sau cứ thế phải đưa thôi, như thông lệ”, bị cáo Mai Xa bức xúc.
Video đang HOT
Bị cáo Xa trình bày, trên những chuyến bay do công ty của bị cáo tổ chức, có chuyến bay 240 chỗ, trong đó có khoảng 10 hũ tro cốt được mang về. Khi bị từ chối cấp phép cho công ty, bị cáo hỏi lý do thì phía Cục Lãnh sự cho biết: “Bên đó nói chưa có sự cấp thiết”.
“Trong lúc dịch bệnh, cả thế giới đang hoảng loạn thì thế nào là cấp thiết? Những hũ tro cốt, những người chết vì tai nạn và dịch bệnh mà không được đưa về nước thì có thực sự cấp thiết hay không? Tại sao bị cáo làm những việc rất có ý nghĩa, giúp đồng bào mà lại bị gây khó khăn như vậy?”, bị cáo Xa giãi bày.
Trước khi dừng lời, bị cáo Xa mong đại diện Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử xem xét, đồng cảm với bị cáo cùng với các bị cáo khác là doanh nghiệp liên quan đến vụ án này và có cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội không?
Với những lời bào chữa trên, cuối cùng, bị cáo Xa mong Hội đồng xét xử cân nhắc cho bị cáo được hưởng một bản án khoan hồng của pháp luật
Những ai bị đề nghị điều tra trong giai đoạn hai vụ án "chuyến bay giải cứu"?
Sáng 18/7, phiên tòa xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" tiếp tục phần tranh luận của các bị cáo và luật sư bào chữa với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố.
Trong phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị điều tra trong giai đoạn hai vụ án này đối với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và một số người khác.
Trong bản luận tội các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát nêu rõ, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Nhà nước đã tổ chức hơn 1.000 chuyến bay đưa hơn 200 nghìn công dân từ 62 vùng lãnh thổ về nước là thể hiện chính sách đúng đắn và chủ trương nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Mục đích và ý nghĩa của các chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước rất tốt đẹp. Thế nhưng, chủ trương đó đã bị một số cán bộ biến chất làm cho hoen ố, mất uy tín với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Điều đáng lên án là một số bị cáo trong nhóm nhận hối lộ đã biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân. Theo đó, một số bị cáo trong nhóm nhận hối lộ đã nhũng nhiễu, gây khó khăn, buộc các doanh nghiệp phải chi phí "bôi trơn" để được cấp phép các chuyến bay đưa công dân về nước.
Bị cáo duy nhất trong số 54 bị cáo bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên án tử hình về tội nhận hối lộ là Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên).
Bị cáo Phạm Trung Kiên (đứng).
Bị cáo Kiên được xác định đã 253 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Trước và trong thời gian diễn ra phiên tòa, bị cáo Kiên đã nộp khắc phục số tiền 15 tỷ đồng.
Trong thời gian làm Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2022, bị cáo Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, trình duyệt, ký văn bản trả lời đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trình Thứ trưởng Bộ Y tế xét duyệt. Sau đó, hồ sơ sẽ được trả về Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan...
Cũng trong bản luận tội, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra mở rộng điều tra giai đoạn hai của vụ án này.
Theo quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, từ hành vi phạm tội của bị cáo Kiên thấy rằng, cần phải kiến nghị để điều tra làm rõ hành vi và trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, là người ký công văn chấp thuận gửi Bộ Ngoại giao duyệt cấp phép cho các chuyến bay để xử lý trong giai đoạn hai của vụ án.
Một trường hợp khác cũng bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị điều tra trong giai đoạn hai của vụ án này là bà Ngô Thị Lan Phương (chị bị cáo Ngô Quang Tuấn, cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải).
Bị cáo Tuấn đã có hành vi nhận hối lộ số tiền hơn 1,8 tỷ đồng, bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 5 đến 6 năm tù.
Cáo trạng xác định, quá trình đề xuất giải quyết cấp phép các chuyến bay combo, bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam) đã liên hệ, đặt vấn đề và được bị cáo Tuấn đồng ý giúp giải quyết cấp phép các chuyến bay. Sau đó, bị cáo Vy đã 5 lần chuyển tiền cho bị cáo Tuấn tổng cộng 1,3 tỷ đồng vào tài khoản của bà Ngô Thị Lan Phương.
Trong số tiền 1,3 tỷ đồng, có 700 triệu đồng của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife) và 600 triệu đồng của bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Du lịch Lữ Hành Việt) chuyển cho bị cáo Vy để đưa hối lộ cho bị cáo Tuấn.
Để che giấu hành vi nhận hối lộ, ngày 18/1/2022, bị cáo Tuấn yêu cầu chị gái là bà Ngô Thị Lan Phương chuyển khoản lại 1,1 tỷ đồng cho bị cáo Vy. Ngày 19/1/2022, bị cáo Tuấn yêu cầu bị cáo Vy rút 1,1 tỷ đồng đưa lại cho mình tại quán cafe gần trụ sở Bộ Giao thông Vận tải.
Tại phiên tòa, bà Ngô Thị Lan Phương giao nộp cho Hội đồng xét xử một tập chứng cứ là tài liệu tin nhắn và cho rằng, đây là tin nhắn trao đổi giữa bà và bị cáo Vy thể hiện giao dịch dân sự là vay mượn và góp vốn mua đất.
Đại diện Viên kiểm sát nhận thấy, hành vi của bà Ngô Thị Lan Phương có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm nên đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị cơ quan điều tra điều tra làm rõ trong giai đoạn hai của vụ án.
Một bị cáo khác trong vụ án này là Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra) bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt từ 19 - 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền 800.000 USD.
Ngoài hành vi lừa đảo, quá trình điều tra, bị cáo Hoàng Văn Hưng thừa nhận, đã tiết lộ thông tin là điều tra viên chính vụ án "chuyến bay giải cứu" nên đại diện Viện kiểm sát nhận thấy, hành vi này của bị cáo Hưng có dấu hiệu của tội xâm phạm hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị điều tra và xử lý trong giai đoạn hai của vụ án.
Quá trình luận tội các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm, một số bị cáo khác có dấu hiệu của tội rửa tiền nên đề nghị tiếp tục điều tra làm rõ trong giai đoạn hai của vụ án
Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) bất ngờ nhận tội Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao) không thừa nhận đã nhận hối lộ. Nhưng sang ngày xét xử thứ 3 (13/7), bị cáo Lan bất ngờ thừa nhận đã 32 lần nhận hối lộ của 8 doanh nghiệp với tổng số tiền 25 tỷ đồng Trong ba ngày xét...