Ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm: Cẩn trọng bài học cam sành
Trước và sau Tết Nguyên đán, giá mít Thái siêu sớm lên “cơn sốt” khi giá được thương lái thu mua tại vườn từ 40.000-50.000 đồng/kg nên nhiều nhà vườn mở rộng diện tích.
Khoảng 3 tháng trước, nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại ĐBSCL hốt bạc khi một trái mít 10-15 kg có giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg nhưng từ khoảng hơn 1 tháng nay, giá loại trái cây này đã giảm một nửa.
Anh Nguyễn Thanh Hậu, một chủ cơ sở thu mua mít Thái siêu sớm tại xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nói: “Vài tháng trước, thấy mít Thái siêu sớm có giá nên tui mở cơ sở thu mua cho nhà vườn xung quanh với giá khoảng 40.000-45.000 đồng/kg. Một ngày, cơ sở thu mua 3-4 tấn và bán hết cho thương lái. Song, hiện giá mít giảm mạnh, chúng tôi mua vào chỉ 20.000 đồng/kg”.
Theo anh Hậu, phần lớn thương lái gom mít ở các điểm thu mua tại ĐBSCL để xuất sang Trung Quốc nhưng thời điểm này, do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên dội chợ làm giá giảm. “Nhà vườn quanh đây giờ trồng mít nhiều lắm. Ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nông dân cũng có trồng và chúng tôi hay xuống đó mua” – anh Hậu cho biết.
Giá mít Thái siêu giảm đã giảm đến 50% so với tháng trước
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), mấy năm trước, diện tích cây mít Thái siêu sớm tại địa phương vào khoảng 600-700 ha nhưng từ năm 2017 đến nay tăng lên gần 1.000 ha. “Diện tích tăng lên do nông dân thấy cây cam sành lão hoá nên đốn và trồng mít. Nông dân không chạy theo phong trào mà đốn cây đang cho sản lượng tốt để trồng mít Thái. Những năm trước, giá mít Thái cũng 14.000-18.000 đồng/kg nhưng đầu năm nay có tăng lên hơn 40.000 đồng/kg do thị trường Trung Quốc “ăn hàng” mạnh và hiện nay giảm xuống còn 20.000 đồng/kg vì vào mùa thu hoạch rộ” – ông Trương lý giải.
Bài học về cây cam sành vẫn còn đó khi khoảng năm 2015, giá cam sành có thời điểm lên hơn 40.000 đồng/kg. Nhiều nông dân ở Hậu Giang, Vĩnh Long… khi đó đã bỏ lúa để lên liếp trồng cam, dẫn đến tình trạng diện tích cam sành tăng nhanh chóng. Nhưng chỉ được một thời gian, cây cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh, rồi giá cũng theo đà giảm xuống.
Thời điểm giá cam sành tăng cao, diện tích trồng cam tại huyện Châu Thành cũng được mở rộng, vào khoảng 5.000 ha. Sau một thời gian, giá thu mua cam sành loại 1 tại vườn chỉ còn từ 12.000-15.000 đồng/kg, nông dân lại phá bỏ vườn cam bị lão hoá trồng mít Thái nên hiện diện tích cam sành giảm hơn trước.
Theo ông Lê Văn Lon (ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành), khi giá cam sành tăng mạnh, ông mạnh dạn chuyển 1 ha trồng lúa sang trồng cam sành. Ông làm được mấy vụ thì cam rớt giá. Đến nay, nông dân này vẫn chưa thu hồi được vốn đã bỏ ra.
“Mình có khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt chạy theo thị trường dù loại trái đang “sốt”. Phải trồng chuyên canh, chọn giống đạt chuẩn, am hiểu kĩ thuật thì trái mới cho năng suất và chất lượng ổn định. Giả dụ địa phương quy hoạch trồng mít Thái 1.000 ha nhưng dân trồng chỉ 500 ha, cho sản lượng vừa phải, bảo đảm có giá quanh năm nhưng người dân lại không chịu” – ông Trương rút ra bài học.
Giá mít Thái giảm còn vài nghìn đồng một kg
Hơn tuần qua, giá mít Thái tại các nhà vườn miền Tây xuống còn 4.000-8.000 đồng một kg, mức giảm mạnh nhất từ đầu năm.
Theo ông Bảy, ở Long An, mít đang vào vụ thu hoạch nhưng thương lái ít mua, doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm lượng hàng nên giá đi xuống mạnh. Nếu tuần trước, mít Thái loại 1 bán giá 15.000 đồng một kg thì nay còn khoảng 7.000 đồng, giảm 50% so với đầu tuần trước. Với mức giá trên, nhà vườn không có lời vì mùa nắng, chi phí chăm sóc cao, trong khi hoạt động tưới tiêu tốn kém.
Mít Thái loại 2,3 tại vườn chỉ 4.000-5.000 đồng một kg. Ảnh: Lê Ngân.
Cũng cho biết, mít giảm giá sâu so với vụ mùa năm ngoái, anh Thắng, thương lái chuyên mua mít ở Đồng Tháp thông tin, thời điểm này năm ngoái, anh mua hàng tấn mít cho doanh nghiệp và các đầu mối sỉ ở thành phố thì nay lượng đặt hàng giảm một nửa. Do đó, giá cũng đi xuống mạnh.
Hiện giá mít Thái tại nhà vườn ở Đồng Tháp cũng như nhiều tỉnh miền Tây chỉ ở mức 6.000-8.000 đồng một kg cho hàng loại 1 và 4.000-5.000 đồng cho loại 2, 3.
Theo anh Thắng, từ đầu năm đến nay, sức mua loại trái cây này khá thấp. Lượng hàng xuất khẩu hạn chế. Do đó, khi vào mùa giá mít giảm sâu chỉ còn vài nghìn đồng một kg dù đã hết giãn cách xã hội. "Nhiều nhà vườn gọi đến cắt mít nhưng tôi không dám lấy hàng loạt mà chỉ mua theo đơn đặt hàng trước", anh nói.
Mít Thái bán tại chợ TP HCM chỉ 15.000-20.000 đồng một kg. Ảnh: Hồng Châu.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cho thấy, giá mít hôm nay (19/5) tại vườn chỉ 7.000 đồng một kg, giảm 50% so với tháng trước. Với mức giá này người trồng có nguy cơ thua lỗ.
Hiện nay, dù giá mít đang giảm sâu nhưng việc chuyển đổi từ trồng lúa sang mít của nông dân miền tây vẫn rầm rộ. Do đó, sở nông nghiệp các tỉnh tại đây khuyến cáo nông dân chỉ nên chuyển đổi canh tác sang trồng cây ăn trái ở những khu vực có địa hình phù hợp, đúng quy định. Ngoài ra, các tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư chế biến nông sản để tạo sức cạnh tranh cho các loại trái cây trong vùng.
Khảo sát tại các chợ TP HCM cho thấy, giá mít Thái bán ra cũng giảm một nửa so với tháng trước, chỉ còn 15.000-20.000 đồng một kg. Nhiều cửa hàng trái cây cho biết, lượng mít về chợ nhiều, giá rẻ nhưng sức mua yếu nên cuối giờ chiều giá mỗi kg giảm còn 10.000-13.000 đồng.
Bình Thuận: Trồng "rừng" mít Thái ra toàn trái khổng lồ, thương lái tranh nhau mua Mô hình trồng mít Thái của gia đình ông Nguyễn Hữu Tân ngụ ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Mặc dù tuổi đã khá cao, nhưng ông vẫn cần mẫn, chăm chỉ và chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản...