Nuôi tôm, cua “khác người”, 1 nông dân tỉnh Cà Mau lãi tiền tỷ
Nông dân Trần Quang Hiên (ngụ ấp 5, xã Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nhiều năm nay đã nổi tiếng khắp nơi bởi ông có cách luân canh tôm – cua khác lạ.
Từ mô hình nuôi luân canh tôm-cua độc đáo này, mỗi năm ông Hiên có thể thu lãi tiền tỷ.
4 lần thất bại, 4 lần đứng lên
Gặp lại ông Hiên vào một ngày cuối tháng 6, ông vẫn nhiệt tình chia sẻ về công việc làm ăn và trong câu chuyện, ông còn chỉ dẫn chúng tôi về nhiều điều trong cuộc sống như mọi khi.
Đây không phải là lần đầu chúng tôi gặp ông, bởi ông là nhận vật quen thuộc xuất hiện trong các bài báo của Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt có đề cập đến kỹ thuật nuôi tôm.
Mô hình nuôi tôm luân canh cua của ông Hiên, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Dù đã nổi tiếng khắp vùng bởi kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả cao, ít rủi ro, nhưng ít ai biết rằng, ông Hiên từng trải qua 4 lần thất bại trong nuôi tôm và nhiều lần thua lỗ.
Khoảng năm 1994, khi nước mặn xâm nhập vào địa phương, cũng như những người khác, ông Hiên bắt đầu thả nuôi tôm quảng canh với diện tích 0,6ha.
Nhờ chịu khó chăm sóc tôm đúng kỹ thuật, ngày đêm theo dõi ao tôm nên nhiều vụ tôm ông thắng lợi, có vốn tích lũy và mua thêm đất để tiếp tục mở rộng diện tích, rồi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Video đang HOT
Nuôi tôm theo hình thức này đang ổn định thì phong trào nuôi tôm tại địa phương ngày càng phát triển, nhiều người nuôi ồ ạt, không đúng kỹ thuật, môi trường nước do đó bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Hiên quyết định chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để chủ động quản lý tốt nguồn nước.
Ông Hiên nhớ lại: “Bắt tay vào nuôi vụ đầu tiên năm 2011, đây cũng là lúc nước có độ mặn cao, 3 ao tôm chết rất nhiều, thiệt hại gần 30 triệu đồng. 1 tháng sau đó tôi tiếp tục thả nuôi nhưng tôm lại chết, lại lỗ thêm 40 triệu đồng. Thời điểm này, đây là số tiền thật sự lớn đối với một nông dân như tôi”.
Nhưng ông Hiên không bỏ cuộc, ông quyết định ngừng nuôi tôm, mua 4.000 con cua giống thả vào 3 ao nuôi. Không ngờ vụ cua năm đó ông thắng lớn, thu lãi khoảng 250 triệu đồng.
Có được nguồn vốn từ việc trúng đậm vụ cua đó, ông mạnh tay mua con giống tôm về thả 2 ao, nhưng không may lại hư mất 1 ao. Sau đó ông tiếp tục hùn vốn nuôi chung với một người cháu và lại thất bại.
“Sau nhiều lần thua lỗ liên tiếp, tôi cũng nản nhưng nghĩ mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nên quyết tìm ra nguyên nhân tôm bị thiệt hại. Thời điểm này, tôi mày mò, học hỏi, đi khắp nơi để xem những mô hình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả”-ông Hiên chia sẻ.
Theo ông Hiên, nhờ lần mua cua thả vào ao tôm đã giúp ông rút ra bài học là người nuôi tôm chỉ nên thả 1 vụ trong năm, thời gian còn lại thả nuôi cua luân canh. Từ đó đến nay ông đều áp dụng theo phương pháp này và chưa thất bại thêm vụ nào.
Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tôm luân canh nuôi cua
Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi đối tượng nuôi, nên vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2015, ông Hiên thu về 1,8 tỷ đồng, sau khi trừ các loại chi phí ông còn lãi gần 1,2 tỷ đồng.
Ông Hiên đang thu hoạch cua.
Từ chỗ nghiên cứu sản xuất và đưa vào áp dụng thực tiễn hiệu quả, ông Hiên cũng mày mò, tính toán để nâng cao giá trị con tôm.
Nhiều năm nay, lợi nhuận trong mô hình nuôi trồng thủy sản của ông luôn cao hơn những hộ khác cũng là nhờ việc ông không bán tôm muối đá cho thương lái. Theo đó ông Hiên chỉ tiến hành thu tỉa, bán tôm sống cho các công ty đặt hàng, nên giá bán cao hơn.
“Sau nhiều lần thua lỗ liên tiếp, tôi cũng nản nhưng nghĩ mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nên quyết tìm ra nguyên nhân tôm bị thiệt hại. Thời điểm này, tôi mày mò, học hỏi, đi khắp nơi để xem những mô hình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả”, ông Trần Quang Hiên chia sẻ.
Đặc biệt, điều mà nhiều nông dân khác rất nể phục ở ông Hiên đó chính là biết cách tổ chức sản xuất. Với mỗi vụ tôm, ông không bao giờ thả cùng lúc 4 ao tôm mà chỉ thả tôm giống 1 ao với mật độ khá dày, khoảng 180 con/m2.
Sau đó, khi tôm đến 30-40 ngày tuổi thì bắt đầu chuyển một phần tôm sang ao thứ 2, sau đó tiếp tục chuyển thêm 2 lần nữa. Từ ao thứ 2, 3, 4 thì mỗi ao đảm bảo mật độ 15-20 con/m2, như vậy tôm rất nhanh lớn, phát triển tốt và rất ít bệnh.
Không dừng lại ở đó, khi việc nuôi tôm công nghiệp luân canh cua đã ổn định, ông Hiên lại bắt tay vào kinh doanh tôm giống.
Hiện mỗi năm doanh thu của gia đình ông Hiên từ việc kinh doanh tôm giống khoảng 3 tỷ đồng, thu lãi hơn 250 triệu đồng/năm.
Dịch tả lợn châu Phi trở lại, nông dân Lai Châu trắng tay khi tái đàn
Trong khi việc tái đàn chưa xong thì dịch tả lợn châu Phi lại bùng phát trở lại, khiến nhiều hộ nông dân tỉnh Lai Châu lâm vào cảnh trắng tay.
Thành phố Lai Châu, địa bàn đầu tiên bùng phát dịch tả lợn châu Phi của tỉnh Lai Châu vào ngày 8/6, tại phường Quyết Thắng. Đến nay, dịch đã xuất hiện tại 4/7 xã, phường, với trên 100 con lợn bị tiêu hủy và có nguy cơ lây lan rộng. Nhà lợn có bệnh thì mất trắng khi lợn được mang đi tiêu hủy, hộ còn lợn trong chuồng nơm nớp lo sợ.
Bà Vương Thị Sáu, ở bản Màng, phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu cho biết, sau đợt dịch trước khó khăn lắm, gia đình mới khôi phục lại chăn nuôi khi có tiền hỗ trợ. Những tưởng hết dịch an toàn, mấy chục con lợn của gia đình đang chuẩn bị xuất chuồng thì lại có dịch. Nay chính sách hỗ trợ của nhà nước không còn nên gia đình trắng tay.
"Chúng tôi vay ngân hàng chính sách 50 triệu đồng, dồn hết vào để mua giống, với mua thức ăn cũng chưa đủ và còn phải phụ thêm tiền của gia đình. Đến hôm nay, lợn trong chuồng chết hết rồi và tiền trong nhà cũng hết. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền và Nhà nước hỗ trợ được phần nào hay phần đó, để giúp gia đình bớt khó khăn" - bà Sáu chia sẻ.
Do địa phương chưa ban hành chính sách hỗ trợ mới nên người dân có lợn dịch bị tiêu hủy đợt này đang trắng tay.
Đợt dịch tả lợn châu Phi trước, tỉnh Lai Châu có gần 6.000 hộ dân ở 93 xã thuộc 8 huyện, thành phố bị ảnh hưởng. Mặc dù chính quyền các cấp đã nỗ lực vào cuộc dập dịch, thành lập nhiều chốt kiểm soát động vật trên các tuyến giao thông nhưng vẫn có 20 xã tái phát dịch. Ngày 9/3 vừa qua, tỉnh Lai Châu đã công bố hết dịch thì đến đầu tháng này dịch lại bùng phát trở lại.
Nguyên nhân của việc tái phát dịch được cơ quan chức năng địa phương nhận định là do ổ dịch cũ vẫn còn mầm bệnh. Việc vận chuyển, mổ phải lợn mang mầm dịch đã làm lây lan virus dịch sang các địa bàn khác nhau. Để tránh dịch lây lan nhanh, hiện Chi cục chăn nuôi và thú y đã phối hợp với chính quyền thành phố Lai Châu thực hiện phun tiêu độc khử trùng; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện thống kê và khuyến cáo các hộ chăn nuôi, khoanh vùng để dập dịch.
Để khoanh vùng dịch, hiện cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đã nỗ lực kiểm soát việc mổ và phun thuốc khử trung các khu chăn nuôi.
Ông Nguyễn Anh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng tại địa phương là rất cao, bởi yếu tố dịch tễ của đợt dịch trước xuất hiện tại 93/108 xã, phường, thị trấn. Mầm bệnh hiện nay có ở khắp nơi và để dập dịch hiện nay cũng chưa có vaccine và cũng chưa có thuốc đặc hiệu nên giải pháp phòng bệnh tốt nhất là người dân chủ động hạn chế người tiếp xúc khu chăn nuôi và kiểm soát thức ăn an toàn.
"Biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống dịch, đó là thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Chúng ta phải kiểm soát tốt các hoạt động ra vào trại, định kỳ thường xuyên phải tiêu độc khử trùng khu vực xung quanh chuồng trại, vật dụng chăn nuôi và chuồng trại chăn nuôi. Những cơ sở, trại chăn nuôi nào thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, thì đều giữ được đàn lợn và không để xảy ra dịch bệnh" - ông Hùng nói.
Hiện tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành công văn chỉ đạo các huyện, thành phố, các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật. Trong đó, yêu cầu các cấp, ngành liên quan tập trung tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng của dịch bệnh tả lợn châu Phi tới người dân. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý kỹ các ổ dịch, kiểm soát công tác mổ; củng cố các đội kiểm tra lưu động, nhằm kiểm soát và phòng chống dịch hiệu quả./.
An Giang: "Tuyệt chiêu" cực dễ để bắt đặc sản ốc đắng kiếm nửa triệu/ngày Hiện nay, dọc theo các tuyến kênh trên địa bàn xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) và các địa phương lân cận, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con nông dân bắt "ốc đắng" bán cho thương lái, kiếm trên nửa triệu đồng mỗi ngày. Ốc đắng là loài động vật thâm mềm sinh sôi nảy nở rất...