Nuôi loại côn trùng gớm ghiếc, vợ chồng kỹ sư thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Sau hàng chục năm dành thời gian tìm hiểu và khắc phục những khó khăn, đến nay, trang trại của ông Khang mang về lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi loại côn trùng này.
Kỹ sư cơ khí cơ duyên với nghề nông
Ông Nguyễn Mạnh Khang – 1 kỹ sư chế tạo máy, sau thời gian bôn ba qua nhiều nước châu Âu, ông đã quyết định trở về quê hương và phát triển nghề nuôi giun trùn quế. Sau hàng chục năm, nay trang trại của ông đã mang về lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.
Nhiều người tìm đến trang trại của ông Khang học hỏi kinh nghiệm
Chỉa sẻ với báo chí, ông Khang cho biết, trong thời gian công tác ở nước ngoài, ông có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều lĩnh vực. Cũng nhờ đó ông có cơ duyên đến với nghề nông và mô hình sản xuất khép kín của trang trại nuôi giun trùn quế.
Năm 1997, ông Khang về nước đã mang theo ấu trùng giun về Việt Nam, chính thức khởi nghiệp làm giàu từ phế thải nuôi giun trùn quế tại quê nhà của mình (thị trấn Hưng Hóa, Phú Thọ).
“Tất cả các nguyên liệu như lá cây, bèo tây, rơm rạ, chất thải động vật là tối quan trọng, với nhiều người thì đây là đồ bỏ đi nhưng với tôi thì đây lại là tiền của” – ông Khang cho hay và chia sẻ về quy mô, hoat động và hiệu quả kinh tế của mô hình tại trạng trại mang lại. Cùng với nuôi giun quế, trang trại kết hợp nuôi gà, ngan, lợn và trồng rau, cu, qua sạch từ phân giun mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giun trùn quế là thức ăn cao cấp cho gia súc, gia cầm, thủy sản
Theo ông Khang, giun sống nơi ẩm ướt có nhiều phân rác, củi mục. Nó là loại thức ăn đạm cao cấp dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Đi sâu tim hiêu ông đươc biêt ơ Nhật và Canada, loai giun nay được sử dụng để chế biến mỹ phẩm. Trung Quốc, Han Quôc có những mon ăn, bài thuốc hữu hiệu chữa bệnh từ giun. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng giun để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp giảm ô nhiễm môi trường. Còn phân giun là một loại phân hữu cơ có nhiều tác dụng như kích thích tăng trưởng cây trồng, gia tăng khả năng giữ nước, loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên có thể đẩy lùi bệnh cho cây trồng…
Bà con nông dân học hỏi mô hình nuôi giun trùn quế
Mô hinh nay se rât thich hơp nêu ap dung ơ Viêt Nam, nuôi giun quế cùng lúc giải quyết được 3 vấn đề là: xử lý chất thải, cung cấp thức ăn giàu chất đạm và phân vi sinh để bón cây.
Nhờ áp dụng mô hình khoa học, khi bước vào trang trại của ông Khang như bước vào một công viên xanh, sạch và không có bóng dáng của ruồi, muỗi.
Ứng dụng công nghệ mới mang lại năng suất bất ngờ
Sau một thời gian tìm tòi và khắc phục những khó khăn, đến nay, ông Khang đã cho ra đời nhiều trang trại nuôi giun quế, trong đó có một trang trại khoảng 1ha tại Thị trấn Hưng Hóa lấy tên là trang trại giun Mai Hiền.
Chưa dừng lại, ông Khang cùng vợ đã tìm ra công nghệ đột phá là cho giun ăn chìm, mỗi tháng chỉ cần 1 lần cho ăn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Mạnh Khang chủ trang trại nuôi giun trùn quế (Phú Thọ)
Ông Khang cho biết, không giống như cách cho ăn nổi 3 ngày/lần như trước mà giun vẫn đủ dinh dưỡng và sinh sản đều. Cách làm mới này giúp tiết kiệm thời gian và thức ăn cho giun.
“Thông thường, những người nuôi giun ở Việt Nam sẽ cho ăn nổi, phương pháp này gây ra sự lãng phí thời gian và thức ăn, giảm 50% năng suất vì con giun quế rất sợ ánh sáng nên trong 1 ngày sẽ chỉ ăn 12 tiếng. Nhưng nhờ vào công nghệ ăn chìm giúp giun có thể ăn 24/24″ – ông Khang chia sẻ.
Giun quế sau quá trình nuôi sẽ được xử lý làm phân vi sinh cao cấp, sơ chế thành mồi câu và làm các nguyên liệu chữa bệnh….
Bên cạnh đó, những bã thải sau khi được giun sử dụng hết chất mùn chúng lại được tận dụng trở thành giá thể tốt cho chăn nuôi và trồng trọt.
Nhờ nuôi được mô hình khép kín như hiện tại giúp trang trại giảm chi phí từ 30 – 40% so với bình thường. Sẵn nguồn giun, trang trại chăn nuôi được thêm ngan gà. Cụ thể, mỗi năm xuất bán khoảng 6.000 – 7.000 con gà và ngan từ 2.000 – 3.000 con.
Không chỉ tận dụng bã thải của giun trong chăn nuôi mà trang trại của ông Khang còn mở rộng diện tích trồng rau sạch với hàng chục lao động.
Hiện, ngoài việc sử dụng nguồn thức ăn này để nuôi gà hoặc bón cây, trang trại của ông cũng chế biến giun thành thực phẩm. Doanh thu đến từ việc bán tất cả các sản phẩm trên.
Với tổng quy mô trang trại trên 4.000 m2, ông Khang đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động với thu nhập 4 – 7 triệu đông/tháng. Theo chia sẻ, doanh thu từ mô hình này đạt vài tỷ đồng/năm. Lợi nhuận bình quân của trang trại cung đạt hang chuc triêu đồng/tháng.
“Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh thu từ trang trại cũng bị ảnh hưởng, có giảm hơn so với năm trước” – ông Khang chia sẻ.
Có mặt tại trang trại của ông Khang, ông Nguyễn Xuân Quế, Trưởng ban kiểm tra Hiệp hội Những người Sáng tạo Việt Nam cho rằng, mô hình trang trại khép kín của ông Khang rất khoa học, ông Khang chính là người đang góp công giúp cho những người làm nông nghiệp tại Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Tôi rất ngưỡng mộ mô hình đó. Tôi cũng muốn nói thêm, việc áp dụng mô hình nuôi giun trùn quế trong nông nghiệp phù hợp với tất cả địa hình, quy mô trên cả nước. Dù bạn có nhiều tiền hay ít tiền đều có thể vận dụng hiệu quả mô hình này với điều kiện thực tiễn của gia đình mình” – ông Quế nói thêm.
Chi 2 tỷ đồng để rước con bọ bé tí teo về làm thú cưng
Bên cạnh những loài thú cưng bình thường như chó, mèo, giới đại gia còn dành sự yêu thích đặc biệt cho những loại thú cưng đắt đỏ và quý hiếm.Trong đó có không ít loài là côn trùng với ngoại hình khiến nhiều người khiếp sợ.
Loài thú cưng đầu tiên mà giới "thừa tiền" yêu thích là bọ cánh cứng Stag Beetle. Chúng là một trong số 1.200 loài côn trùng thuộc họ kìm kẹp - Lucanidae được nhận biết với chiếc sừng lớn màu đỏ trên đầu.
Kích thước trung bình của loài bọ cánh cứng này là khoảng 5-7 cm chiều dài, nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay con người.
Ngoại hình độc đáo cùng mức độ khan hiếm của chúng khiến giới thượng lưu sẵn sàng "đốt tiền" để mang chúng về làm thú cưng.
Trước kia từng có một con bọ cánh cứng Stag Beetle được bán với mức giá lên tới 90.000USD (hơn 2 tỷ đồng).
Tại Nhật Bản, bọ cánh cứng có giá bán dao động từ 400-2000 yên/con (~87.000 đồng -437.000 đồng) tại các cửa hàng bán thú cưng.
Thậm chí một cửa hàng chuyên bán bọ cánh cứng nổi tiếng ở Tokyo từng bán một cặp bọ cánh cứng kích thước lớn với giá 330.000 yên (~72 triệu đồng).
Có thông tin cho biết, bọ cánh cứng dài 7,5cm có thể được bán với giá 40.000 yên - 150.000 yên (~8,7 triệu đồng - 32 triệu đồng) tùy thuộc vào việc chúng được nhân giống hay là sinh trưởng trong tự nhiên.
Thậm chí, với những con có chiều dài tới 8cm thì giá có thể lên tới vài triệu yên/con.
Loại ếch bé tẹo này có tên là bullfrog, dài khoảng 5-6cm. Chúng có màu sắc đẹp, lành tính và không có độc.
Tuy bé nhỏ nhưng bullfrog lại có giá lên đến 1,5 triệu đồng/con, dù vậy, nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua chúng về làm thú cưng.
Loài ếch pacman thì có giá rẻ hơn, nhiều màu sắc hơn và cũng được nhiều người nuôi làm thú cưng.
Ếch pacman có giá dao động từ 200.000-500.000 đồng/con tuỳ màu. Bullfrog sẽ có giá cao hơn, dao động từ 500.000-1,5 triệu đồng/con tuỳ giới tính và hình dạng.
Nuôi nhím cảnh đang trở thành trào lưu bởi loài động vật này rất gần gũi với con người. Nhím cảnh có đủ màu sắc, từ trắng, muối tiêu, sôcôla, vàng... đến những màu sắc đột biến lạ mắt như kết hợp hai màu trắng đen hoặc trắng xám.
Đặc biệt, nhím có tuổi thọ trung bình khá cao, trung bình từ 4 - 7 năm .Nhiều con có thể sống đến hàng chục năm".
Những con nhím có màu sắc bình thường có giá từ 400.000đ - 500.000đ/con, những con đột biến có giá cao gấp đôi.
Hiện nay, "sốt hàng" nhất là nhím màu đen hoặc trắng xám, giá lên đến 900.000đ/con. Tuy nhiên, 2 loại nhím này cũng rất khó kiếm.
Những con nhím có màu cam có giá lên đến 2,5 triệu đồng/con, tuy nhiên nhím màu cam rất hiếm.
Rắn mũi hếch còn có tên gọi tiếng anh khác là Hognose Snake. Đây là một loài rắn cảnh có tính cách hiền lành có nguồn gốc từ bắc mỹ và Mexico. Loài rắn này khá nhỏ, chỉ lọt thỏm trong bàn tay.
Rắn mũi hếch có rất nhiều màu sắc bắt mắt và hiện được bán trên thị trường với giá từ 2tr5- 3tr/con. Đây là 1 trong những loài thú cưng đặc biệt được giới "đại gia" ưa chuộng.
Khoảng vài năm trở lại đây, ngoài các loại trăn, rắn cảnh, nhiều dân chơi sinh vật cảnh còn rộ lên trào lưu nuôi nhện "khổng lồ" hay còn gọi là nhện Tarantula làm thú cưng.
Hiện nay, trên thị trường, một con nhện cảnh có giá từ 350 nghìn đồng - 600 nghìn đồng/con, tùy chủng loại.
Giá lợn hơi giảm mỗi ngày, hộ chăn nuôi ngậm ngùi ôm lỗ cả triệu đồng/con Lợn hơi tiếp đà giảm trong nhiều ngày qua, đáng chú ý có nơi đã xuất hiện mức giá chỉ 55.000 đồng mỗi kg... khiến nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng vì lỗ tới 1 triệu đồng/con lợn. Anh Phạm Bá Thắng - một hộ chăn nuôi tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục (Hà Nam) cho hay, gia đình anh chuyên nuôi...