Nuôi loài chim khổng lồ, tối đến cứ phải thắp đèn mới ngủ được, trai làng Phú Yên bán 3 triệu 1 con giống
Là thanh niên dân tộc Tày, anh Hoàng Văn Cường (SN 1997) ở thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) luôn cần cù, chịu khó tìm cách phát triển kinh tế ngay trên chính quê hương mình.
Tháng 6/2020, anh Cường bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nuôi đà điểu sinh sản, nhiều tiềm năng phát triển.
Chim đà điểu-Vật nuôi mới giá trị cao
Sau khi tốt nghiệp THPT, Hoàng Văn Cường tự nguyện nhập ngũ. Xuất ngũ, anh đăng ký học lớp Trung cấp chuyên ngành Thú y tại Trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), rồi về làm cán bộ thú y xã Sơn Thành Tây.
Năm 2019, Hoàng Văn Cường tham quan một mô hình chăn nuôi đà điểu tại tỉnh Khánh Hòa. Nhận thấy vật nuôi này có giá trị kinh tế cao, anh Cường tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc đà điểu.
Giữa năm 2020, anh Cường đầu tư chuồng trại, mua 10 con đà điểu con 1 tháng tuổi, với giá 25 triệu đồng về nuôi thử nghiệm. Qua hơn 1 năm chăm sóc, đàn đà điểu phát triển rất tốt; đạt trọng lượng từ 80-100kg/con.
Anh Cường chia sẻ: So với các vật nuôi khác thì đà điểu có sức đề kháng cao, lại ít bị dịch bệnh. Thức ăn của đà điểu chủ yếu là các loại rau, cỏ voi, bột bắp, cám… Mỗi ngày, đà điểu chỉ ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ; chi phí khoảng 10.000-15.000 đồng/con/ngày. Tuy nhiên, nuôi đà điểu cần có chuồng trại rộng rãi, thoáng mát làm sân chơi. Ngoài ra, buổi tối phải chong đèn cho đà điểu dễ ngủ.
Sau khi trưởng thành, đà điểu đẻ 3 lứa trứng/năm, mỗi lứa được 7-10 trứng. Trừ những trứng ấp không đạt, mỗi năm một con đà điểu mẹ có thể ấp đẻ trên dưới 20 đà điểu con.
Với đà điểu lấy thịt thì chỉ cần nuôi 1 năm là đã đạt được trọng lượng từ 80-100kg. Hiện với giá 80.000 đồng/kg, mỗi con đà điểu thương phẩm có giá từ 6,4-8 triệu đồng.
Anh Hoàng Văn Cường, thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) chăm sóc đàn đà điểu. Ảnh: NGÔ XUÂN
Ngoài ra, đà điểu giống 1 tháng tuổi đã có thể xuất bán, với giá từ 2,5-3 triệu đồng/con. Đặc biệt, trứng đà điểu được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em nên được rất nhiều người lùng mua làm thực phẩm.
Hiện trứng đà điểu có giá từ 150.000-170.000 đồng/trứng. Thịt đà điểu cũng là một đặc sản được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng. Ngay cả da, xương, lông, vỏ trứng của đà điểu còn có giá trị kinh tế cao trong ngành sản xuất đồ trang sức, mỹ nghệ.
Video đang HOT
Đa dạng hóa sinh kế
Bên cạnh mô hình chăn nuôi đà điểu, anh Cường còn cùng gia đình nuôi 7 con bò 3B vỗ béo, cùng 5 heo nái và gần 50 heo thịt.
Anh dùng nguồn thu nhập này để tiếp tục tái đầu tư vào trang trại đà điểu; trồng thêm mấy sào cây ăn trái như nhãn, sầu riêng, vú sữa…
“Với hơn 1,5ha sắn mì, cùng với lợi nhuận từ nuôi heo, bò vỗ béo, tôi có nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Tiền thu được tôi sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển thêm đàn đà điểu. Về lâu dài, tôi sẽ tập trung nuôi đà điểu lấy trứng; những con không đủ tiêu chuẩn làm giống sẽ bán thịt. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tôi hy vọng về lâu dài sẽ có thể làm giàu ngay trên chính quê hương mình”, anh Cường chia sẻ.
Thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có sản phẩm ra thị trường, nhưng đã có rất nhiều người hỏi thăm để mua trứng và thịt đà điểu của anh Cường.
Dự kiến, đầu năm 2022, anh sẽ mua máy ấp trứng đà điểu; đồng thời đẩy mạnh quảng bá sản phẩm từ đà điểu. Sắp tới, anh Cường sẽ mở rộng quy mô, chia sẻ kinh nghiệm để nhiều hộ dân cùng tham gia nuôi; từ đó tạo liên kết tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm từ đà điểu.
Anh Nguyễn Hữu Tài, Phó Bí thư Xã đoàn Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên), cho biết: Anh Hoàng Văn Cường là một đoàn viên thanh niên người Tày rất năng động, chịu khó thử nghiệm với các loài vật nuôi mới.
Hiện đàn đà điểu của anh phát triển rất tốt và có nhiều tiềm năng. Năm 2021, Huyện đoàn đã hỗ trợ một máy băm cỏ cho anh Cường; khuyến khích, động viên anh tiếp tục phát triển đàn đà điểu; đồng thời tích cực hỗ trợ các đoàn viên thanh niên khác có nhu cầu học tập kinh nghiệm chăm sóc loài vật nuôi mới nhiều tiềm năng này.
Nuôi bò vỗ béo bán Tết, ông nông dân Hòa Bình kiếm tiền đủ đầy
Chỉ nuôi bò vỗ béo bán Tết, mỗi năm ông Đặng Văn Chính, tiểu khu 5 (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) lãi gần 600 triệu đồng.
Cơ duyên đến với nuôi bò vỗ béo bán Tết
Kể về cơ duyên đến với mô hình nuôi bò vỗ béo theo kiểu nhốt chuồng, ông Đặng Văn Chính, tiểu khu 5 (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) cho biết, thời gian trước ông làm nghề lái xe tải, rồi chuyển sang trồng cam Vinh và bưởi Diễn trên 4ha, ông thấy có nhiều cỏ dại mọc trên các triền đồi của bà con trong xã, rất tiện lợi cho việc nuôi bò.
"Tôi nghĩ, cỏ xanh nhiều thế này mà không dùng thì phí lộc trời quá. Nếu chịu khó bỏ vốn nuôi bò vỗ béo bán Tết, có thể mang lại thu nhập cao. Sau đó tôi liền mua 20 con bò gầy trưởng thành về nuôi, thời gian sau thấy có hiệu quả, tôi tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi bò với hơn 60 con trong chuồng. Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, thương lái đều đến trang trại tôi mua nên bán được giá lắm", ông Đặng Văn Chính bộc bạch.
Nhờ nuôi bò vỗ béo bán Tết, ông Chính có thu nhập cao. Ảnh: Hà Hoàng.
Để nuôi bò vỗ béo thành công và cho hiệu quả cao, theo ông Chính yếu tố quyết định là lựa chọn giống bò.
Người mua giống cần lưu ý chọn những con bò có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm, đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn trán rộng, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn, mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to; Chân thẳng, bước đi vững chãi, chắc chắn...
Mỗi 1 con bò gầy được ông Chính mua về vỗ béo khoảng 4 tháng là có thể xuất chuồng bán. Ảnh: Hà Hoàng.
Ông Chính đang cho đàn bò ăn tại chuồng. Ảnh: Hà Hoàng.
Nuôi bò vỗ béo bán Tết giúp ông Chính thu gần 600 triệu đồng
"Cuộc đời tôi không nghĩ nó thăng trầm như vậy, trong thâm tâm tôi chưa hề nghĩ đến việc phát triển kinh tế bằng nuôi bò vỗ béo. Tuy nhiên trồng cam, bưởi đã bão hoà không đủ trang trải cuộc sống, nghề lái xe thì cạnh tranh cao bắt buộc tôi phải thay đổi tư duy. Tôi nuôi bò theo kiểu gối đầu, cứ thế bán dần nên lúc nào cũng có thu nhập", ông Chính chia sẻ.
Ông Chính đang tích trữ lượng thức ăn cho đàn bò vào kho, để bảo quản. Ảnh: Hà Hoàng.
Theo ông Chính, thấy nuôi bò vỗ béo có lãi, ông tiếp tục đầu tư cơi nới chuồng trại lên hơn 4.000 m2, rồi xuống chợ Ú (huyện Đô Lương, Nghệ An) mua những con bò gầy về vỗ béo.
Để chủ động cho việc cung cấp lượng thức ăn đầy đủ cho đàn bò, ông Chính trồng thêm cỏ voi trên 1ha, mua thêm rơm rạ, cây mía, bã bia của người dân tích vào kho.
Theo ông Chính, mỗi 1 con bò gầy nuôi theo kiểu vỗ béo phải tốn lượng thức ăn khoảng 10kg cỏ voi, 20kg mía, 8kg bã bia.
Một ngày ông cho bò ăn 2 bữa, chăm sóc bài bản thì khoảng 4 tháng là có thể bán ra thị trường.
Ông Đặng Văn Chính đang dùng máy thái cỏ voi cho đàn bò ăn. Ảnh: Hà Hoàng.
Muốn đàn bò phát triển khoẻ mạnh và ít bị dịch bệnh, người nuôi cần chú trọng đến vệ sinh chuồng trại. Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và tiêm phòng vaccine phòng chống dịch cho đàn bò.
Trước khi bán ra thị trường, ngoài thức ăn thô xanh người nuôi cần cho bò ăn bổ sung thêm thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo có pha thêm nước muối loãng để bổ sung chất dinh dưỡng.
Theo tìm hiểu của PV, ông Chính nuôi bò vỗ béo theo kiểu nhốt chuồng khoảng 4 năm nay, nên ông có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng dịch cho vật nuôi.
Khu vực chuồng trại được ông Chính xây dựng kiên cố với hệ thống xử lý chất thải phù hợp, ông vệ sinh cho đàn bò mỗi ngày 2 lần.
Với kỹ thuật nuôi bò vỗ béo khoa học nên đàn bò của ông Chính lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá, có con bán trên 40 triệu đồng.
Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn bò của ông Chính nuôi con nào cũng béo tốt. Mỗi dịp Tết, các thương lái đều đến trang trại ông đặt mua bò. Ảnh: Hà Hoàng.
Ông Chính cho hay: Mỗi dịp Tết đến, có rất nhiều thương lái đến trang trại của gia đình tôi mua bò. Sau khi trừ chi phí, 1 con bò tôi lãi từ 6 - 8 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các huyện trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.
Nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo bán Tết hiện đang là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân ở thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong.
Nuôi bò vỗ béo, người dân có thể tận thu được nguồn phân bò bón cho vườn cây ăn quả, giảm chi phí mua phân bón tưới tiêu.
Hai huyện sai phạm hơn một tỷ đồng trong thực hiện chương trình giảm nghèo Qua Thanh tra, Ban Dân tộc tỉnh phát hiện 2 huyện Krông Pa và Chư Prông sai phạm hơn một tỷ đồng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Ngày 22/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai vừa có Kết luận thanh tra số 1122 và 1134/KL-BDT về thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục...