Nuôi loài “chết yểu”, nửa tháng đã đẻ, chỉ bán trứng cũng thu gần chục triệu/tuần
Con vật này vòng đời rất ngắn, chỉ sống được dưới 50 ngày. Tuy nhiên, chúng đem lại lợi nhuận rất cao cho người nuôi.
Đó là những chia sẻ của anh Bảo Dưỡng ( Bình Phước) – một người có kinh nghiệm nuôi dế 5 năm. Theo anh, dế là một con vật khá dễ nuôi, chỉ cần nắm được kỹ thuật thì không bao giờ sợ lỗ. Điều khó khăn nhất với anh khi nuôi dế là tìm đầu ra cho chúng, nay cũng đã giải quyết xong.
Thời gian đầu, anh nuôi dế với số lượng rất ít, chủ yếu để tìm hiểu về tập tính của dế. Khi đã nắm vững, anh mới đầu tư vào nuôi dế nhiều lên từng ngày. Hiện tại, anh nuôi đủ để cung cấp trứng giống cho mấy trại nuôi dế.
Mỗi tuần anh Dưỡng thu về gần chục triệu đồng nhờ bán trứng và dế thương phẩm.
Mỗi tuần, anh xuất bán được 100 khay trứng cho các trại. Mỗi khay anh bán với giá từ 70.000 – 80.000 đồng. Tính ra, anh thu về khoảng 7 triệu đồng mỗi tuần, chưa kể tiền bán dế thương phẩm.
“Vì tôi không tập trung nuôi dế thương phẩm nên không tính được là bao nhiêu kg, cứ có tới đâu là bán hết tới đó thôi. Giá mỗi kg dế thương phẩm dao động từ 100 – 120 nghìn đồng. Còn mỗi khay trứng dế, người nuôi sẽ thu về được khoảng 5kg dế thương phẩm”, anh nói.
Video đang HOT
Nói về kỹ thuật nuôi dế, anh cho biết thứ cần quan tâm nhất là thức ăn. Cụ thể, những loại rau cho chúng ăn như: lá sắn, lá mướp, lá dền, lá rau lang… tuyệt đối không được để nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không kiểm soát được, dế có thể chết hàng loạt, người nuôi sẽ không có cách nào để chữa. “Để an toàn, gia đình tôi tự trồng rau để đảm bảo nguồn thức ăn sạch cho chúng”, anh chia sẻ.
Ngoài ra, vấn đề vệ sinh chuồng trại và mật độ dế ra sao cũng cần quan tâm. Vì 2 điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh trưởng và phát triển của chúng. Anh nói tiếp: “Về vệ sinh chuồng trại, dế nuôi để bán cho chim ăn thì chỉ cần vệ sinh 1 lần/1 lứa, dế thương phẩm 2 lần/1 lứa, dế giống thì 3 lần/ 1 lứa. Còn mật độ nuôi thì tùy thuộc trứng giống mà bố trí sao cho phù hợp – điều này cần phải có kinh nghiệm”.
Theo anh, nếu để chuồng quá ẩm ướt hoặc mật độ nuôi dày sẽ khiến dế cắn nhau. Đây cũng là nguyên nhân làm chúng chết.
Anh cho biết, mỗi khay trứng có thể cho khoảng 5kg dế thương phẩm sau vài chục ngày.
Anh khẳng định người nuôi dế rất nhàn, một ngày chỉ cần cho ăn 2 lần, phun nước cho dế tùy thuộc vào độ ẩm của chuồng trại. Để khẳng định về việc nuôi dế không quá khó khăn, anh Bảo Dưỡng đưa ra một số dẫn chứng: “Trứng dế rất dễ nở, người nuôi chỉ cần để trong thùng xốp kín từ lúc đẻ đến khi nở khoảng 10-12 ngày. Nhiệt độ chuẩn tầm 32-35 độ, thi thoảng phun nước vào trứng để có độ ẩm”.
Nếu nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc, người nuôi cần dùng đèn sưởi cho chúng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của dế. Ngoài ra, người nuôi cũng không cần phải phòng dịch, bệnh gì cho dế trong quá trình chăm sóc.
Anh cho hay nuôi dế vốn thấp, thu hồi rất nhanh mà đầu ra không phải lo. Theo đó, dế đẻ tầm 15 ngày là hết vòng đời của nó, dế nuôi cho chim ăn tầm 30-35 ngày là xuất bán, còn dế thương phẩm sẽ nuôi khoảng từ 35-45 ngày. Đối với những con dế chết, anh sẽ đem cho gà ăn. Còn con nào bị hư, gà không ăn mang ủ với phân dế bón cây trồng.
Theo dân việt
Người nuôi trùn quế để thoát nghèo có thể bị phạt 40-50 triệu đồng
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, trong Thông tư 01/2018 về danh mục giống vật nuôi, Bộ NN&PT NT đang bỏ quên một số loài động vật mà hiện nay người dân vẫn đang nuôi, kinh doanh như trùn quế.
Mô hình nuôi trùn quế. Ảnh minh hoạ
Theo quy định, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi, việc kinh doanh loại không có trong danh mục có thể bị xử phạt từ 40-50 triệu đồng. Như vậy nhiều cá nhân bán giống trùn quế hiện nay là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.
Đó là thông tin được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2019" ngày 26/12.
Theo đại diện VCCI, thông tư 01 của Bộ NN&PTNT kể trên chỉ là một trong số quy định mang tính "chọn cho" được xây dựng và ban hành. Không chỉ danh mục giống vật nuôi, nhiều mặt hàng khác của Bộ NN&PT NT còn dùng phương pháp "chọn cho". Tiêu biểu như, tại thông tư 02/2019, Bộ NN&PT NT ban hành danh mục thức ăn chăn nuôi theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam và người dân chỉ được phép kinh doanh những loại có trong danh mục.
"Phương pháp này vừa không phù hợp với hiến pháp, vừa không hợp lý và dẫn đến nguy cơ cơ quan nhà nước quên hoặc không biết đến một loại thức ăn chăn nuôi theo tập quán nào đó, người dân và doanh nghiệp không được phép kinh doanh. Trong khi, mỗi loại vật nuôi, mỗi vùng miền người dân có kinh nghiệm dân gian khác nhau mà cán bộ quản lsy nhà nước khó có thể biết được", báo cáo của VCCI nhấn mạnh.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, phương pháp này còn có thể gây cản trở tự do sáng tạo, sáng kiến của người dân và DN. Ví dụ, khi người dân phát hiện ra một loại thức ăn chăn nuôi mới sẽ không được phép kinh doanh.
Thống kê của VCCI, năm 2019 số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ít hơn so với các năm trước đó. Theo Cổng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, tính đến hết tháng 11 năm 2019, mới chỉ có 267 thông tư được ban hành, thấp hơn nhiều so với con số từ 500 đến 800 thông tư của các năm trước đó, đối với nghị định, cũng mới chỉ có 91 nghị định được ban hành, thấp hơn con số 155 nghị định cùng kỳ năm 2018, và mức 125 nghị định trong 11 tháng đầu năm của năm 2017.
Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia thuộc Ban Pháp chế VCCI, số lượng văn bản giảm không đồng nghĩa với việc khối lượng công việc xây dựng pháp luật của các bộ, ngành giảm. Báo cáo về "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2019" sẽ điểm lại một số vấn đề đáng chú ý trong năm qua liên quan đến công tác xây dựng pháp luật.
Báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh" là sáng kiến của VCCI, nhằm định kỳ hàng năm ghi lại bức tranh pháp luật kinh doanh của Việt Nam trong mỗi 6 tháng hoặc một năm. Sáng kiến này được bắt đầu từ đầu năm 2018.
Trên cơ sở ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội và nghiên cứu của nhóm nghiên cứu, Báo cáo sẽ điểm lại những quy định pháp luật trong năm 2019 có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có phân tích, bình luận về các quy định, từ đó có thể nhận biết được góc nhìn của doanh nghiệp về các chính sách trong năm nay.
Theo Tiền Phong
Ồ ạt tăng đàn, người nuôi gia cầm lỗ nặng Khi dịch tả heo châu Phi bùng phát, giá heo và sức mua mặt hàng này giảm sút, giới chăn nuôi lao vào tăng mạnh đàn gà, vịt dẫn đến cung vượt cầu Lúc dịch tả heo châu Phi lan rộng, khi giới chăn nuôi quay lưng với con heo, các cơ quan quản lý cũng khuyên người tiêu dùng chọn loại thịt...