Nuôi hàng trăm bể cá, chàng trai Bến Tre trở thành triệu phú, kiếm 50 triệu đồng mỗi tháng
Mỗi tháng chàng thanh niên này xuất bản khoảng trên 3.000 cặp cá thành phẩm, giá dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/cặp. Dòng cá Koi có thể lên đến 250.000 đồng/cặp.
Đam mê nuôi cá cảnh, anh Trần Thanh Huyền ở Bến Tre đã tham gia một cuộc thi thanh niên khởi nghiệp ở huyện Mỏ Cày Nam năm 2019 và giành giải nhì. Nhờ học hỏi, trau dồi kiến thức thường xuyên, đến tháng 6/2019, anh Huyền đã gầy dựng được “cơ ngơi” 100 bể cá, trong đó cá bảy màu chiếm đa phần.
Anh Trần Thanh Huyền trở thành triệu phú nhờ mô hình nuôi cá cảnh.
Thời gian gần đây, anh Huyền đã tăng số lượng bể cá lên 300 bể với hơn 2.000 cặp cá bố mẹ và hàng triệu sản phẩm cá, đủ kích cỡ.
Chia sẻ trên Truyền hình Bến Tre, anh Huyền cho biết, ngoài phát triển trang trại cá, chàng thanh niên Bến Tre còn đầu tư cho các trang trại vệ tinh. Cụ thể, đến nay, anh đã có 6 trang trại vệ tinh, mỗi trang trại có từ 30 đến 40 bể cá.
Nắm bắt được thị trường ưa chuộng các loại cá như dòng cá Koi của Nhật Bản, cá Rồng của Thái Lan, cá bảy màu Dumbo của Trung Quốc…, anh Huyền đã nhanh nhạy nuôi các loại cá này để bắt “trend”.
Thị trường tiêu thụ mà anh Thanh Huyền nhắm đến là các cửa hàng cá cảnh tại TPHCM, một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu cá cảnh thông qua các đại lý lớn…
Video đang HOT
Khu nuôi cá của anh Huyền tại Bến Tre.
Mỗi tháng chàng thanh niên này xuất bản khoảng trên 3.000 cặp cá thành phẩm, giá dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/cặp. Dòng cá Koi có thể lên đến 250.000 đồng/cặp. Mỗi tháng anh thu lãi không dưới 50 triệu đồng, theo thông tin trên Truyền hinh Bến Tre.
Theo anh Huyền, thị trường cá cảnh rất lớn và khó tính. Do đó, bản thân anh không ngừng phải cập nhật thị trường, cập nhật những dòng cá mới nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kế hoạch trong tương lai gần của anh Huyền là tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống trang trại vệ tinh để đa dạng hóa nguồn hàng. Chàng thanh niên Bến Tre cũng đang tập hợp những bạn trẻ cùng đam mê để đưa ngành nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh đi xa hơn.
Theo số liệu báo cáo của Chi cục Thủy sản TP.HCM, sản lượng cá cảnh sản xuất và xuất khẩu tăng đều qua các năm. Sản lượng cá cảnh sản xuất năm 2018 đạt 182 triệu con, tăng 17,4% so với năm 2017 (155 triệu con). Sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt trên 20,31 triệu con, tăng 11,6% so với năm 2017, giá trị kim ngạch đạt 22,39 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2017. Số lượng tổ chức, cá nhân xuất khẩu cá cảnh qua cửa khẩu TP.HCM hiện nay là trên 20 đơn vị.
Là một người có tập khách hàng lớn tại TPHCM, anh Thanh Huyền đang nỗ lực để đưa mô hình nuôi cá cảnh của mình tới nhiều khách hàng hơn cả trong và ngoài nước thông qua việc bán hàng cho các đại lý lớn, cơ sở lớn tại TPHCM.
Một trong những loài cá mà anh Thanh Huyền đang nuôi.
Thứ rụng đầy ngõ tưởng rác, hốt về có... "tiền tươi" dễ dàng
Loại lá này một thời không ai nhận thấy được tiềm năng, còn bây giờ lại lên "cơn sốt".
Lá bàng rụng khắp các ngõ, đường, người ta còn phải quét rồi dọn cho vào thùng rác hoặc đem đi đốt.
Một thời gian dài, không ai nhận thấy tiềm năng của loại lá này. Hiện, chúng được rao bán trên "chợ mạng" thu hút sự chú ý của mọi người.
Mức giá rao bán lá bàng ở mức 20.000 đồng/100g. Như vậy một kg có giá 200.000 đồng.
Sở dĩ lá bàng được tìm mua và có thể bán kiếm tiền là nhờ dân nuôi cá cảnh thấy được tác dụng của nó.
Theo những người bán chia sẻ trên mạng thì lá bàng có công dụng làm giảm độ pH của nước.
Với loại cá đá hay có tên gọi cá betta, khi chúng đánh nhau dẫn đến vây bị rách. Cho lá bàng vào sẽ giúp hồi phục nhanh hơn, chữa lành vết thương.
Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước bể cá rồng không bị nấm, giúp cá rồng không bị căng thẳng (stress), ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác.
Lá cây bàng có nguồn tinh chất flavonoid, hoạt chất tanin, phytosterol.... có tác dụng chữa lành vết thương. Tuy nhiên con người không nên tự tiện sử dụng trên cơ thể.
Thậm chí, ở Ấn Độ một lá có thể được bán với 20 Rupee (~6.000 đồng).
Điểm dễ nhận thấy là lá bàng có thể rụng ở khắp nơi, không phải chăm sóc nhiều mà cây vẫn cho lá để thu hoạch.
Mùa bàng thay lá thường khoảng tháng 2, đây là lúc mà lá bàng rụng nhiều.
Biến thứ giá "0 đồng" thành "miếng vàng biết đi", chàng trai tậu được 2 căn nhà Chẳng ai ngờ rằng, một thú vui tưởng như viển vông lại có thể biến chàng trai này thành triệu phú ngoài đời thực. Ở độ tuổi 39, người đàn ông có tên Mạnh Quang Bảo (Sơn Đông, Trung Quốc) đã tậu được cho mình 2 căn nhà chỉ trong vòng 10 năm. Khoản tiền anh kiếm được để mua nhà chỉ dựa...