Nuôi dưỡng văn hóa đọc qua thư viện làng
Để khuyến khích văn hóa đọc sách của người dân, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) đã xây dựng và duy trì tốt hoạt động của thư viện làng.
Ảnh minh họa
Hơn 1 năm nay, thư viện Yên Sở là điểm đến quen thuộc của người dân trong xã, không phân biệt độ già trẻ, gái trai. Thư viện có trụ sở được đặt ngay tại nhà văn hóa xã nên khá thuận tiện cho người dân trong xã đến đọc sách. Ông Nguyễn Văn Việt, thôn 2, xã Yên Sở phấn khởi cho biết, sách ở thư viện không chỉ mang đến những kiến thức văn hóa, giải trí, còn là nguồn tri thức quan trọng giúp người dân ứng dụng hoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đây thực sự là một điểm đến bổ ích, điều mà chúng tôi đã mong muốn bao lâu nay.
Là một độc giả thường xuyên tới thư viện, em Nguyễn Phương Thảo, học sinh trường THCS Yên Sở cho chia sẻ: “Đến với thư viện, ngoài được tiếp thu thêm nhiều tri thức mới, chúng em còn tránh xa được những thiết bị điện tử, giải trí sau những giờ học căng thẳng”.
Với vai trò trực tiếp triển khai và duy trì thư viện, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Sở Nguyễn Trí Hồng Giang cho biết, để thư viện duy trì ổn định, Ban quản lý thư viện đã triển khai tuyên truyền vận động và đã có trên 20 đoàn viên thanh niên đăng ký tham gia làm tình nguyện viên thư viện. Các tình nguyện viên được phân công tham gia công việc mở cửa thư viện theo lịch đã đăng ký, vệ sinh thư viện, sắp xếp phân loại sách và ghi chép nhật ký đọc sách của bạn đọc, tuyên truyền văn hóa đọc đến người dân.
Ban đầu, sách được huy động từ các nguồn sách liên kết của tủ sách pháp luật, Văn phòng Đảng ủy xã, Bưu điện, các trường học nên số lượng khá hạn chế và không phong phú. Sau thời gian tuyên truyền sâu rộng, đã có rất nhiều cá nhân và tập thể trong xã đến tặng sách báo, tiêu biểu như anh Nguyễn Hữu Thành ủng hộ trên 400 cuốn sách, truyện; Hội doanh nghiệp với bộ sách khoa học trị giá 5 triệu đồng… Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, kêu gọi ủng hộ sách, thư viện Yên Sở đã nhận được sự ủng hộ của bạn đọc trong cả nước. Số lượng đầu sách báo ngày một tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Đến nay, số lượng sách cho, tặng đã đạt trên 3.000 cuốn với nhiều thể loại đa dạng, phong phú như: Sách văn học, tiểu thuyết, lịch sử, văn hóa, chính trị, pháp luật, khoa học, sức khỏe, nội trợ, sách tham khảo, chăn nuôi, trồng trọt… Thời gian đến đọc sách linh hoạt đã thu hút đông đảo bạn đọc đến đọc sách. Trung bình mỗi ngày, thư viện thu hút 40 – 50 độc giả. Để tạo điều kiện hơn nữa cho bạn đọc, kể từ tháng 2/2020, thư viện chính thức cho mượn sách về nhà.
Chủ tịch UBND xã Yên Sở Nguyễn Đình Khoa cho biết, việc khuyến khích, nuôi dưỡng văn hóa đọc sẽ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Đây cũng là nền tảng xây dựng một cộng đồng dân cư văn minh. Trong thời gian tới, với lượng đầu sách phong phú, thư viện xã Yên Sở sẽ thu hút được nhiều bạn đọc hơn, qua đó đẩy mạnh phong trào đọc sách trong cộng đồng. Mong rằng, thư viện Yên Sở sẽ là địa điểm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống địa phương, xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần hình thành một trung tâm lưu trữ và truyền bá thông tin tại cộng đồng.
Để không 'đánh vật' với con khi dạy Tiếng Việt lớp 1
Là người mẹ có con học lớp 1, tôi cho rằng kiến thức nặng hay nhẹ quan trọng ở tâm thế đón nhận của phụ huynh và cách trẻ được tiếp cận.
Video đang HOT
Tôi không ủng hộ việc học thêm trước khi vào lớp 1, dưới bất kỳ hình thức nào. Thế nên, ngoài thời gian học ở mầm non, tôi không cho con đi học thêm đọc, học viết. Thay vào đó, tôi dành thời gian cho con trải nghiệm thiên nhiên, hoặc tìm hiểu các môn năng khiếu.
Thật may mắn, vì duy trì thói quen đọc sách từ bé nên trước khi vào lớp 1, con đã biết đọc. Khi nghe con đọc, chính tôi cũng ngạc nhiên con có thể đọc sớm. Nhờ đó, vào năm học lớp 1, việc đọc của con thuận lợi và dễ dàng hơn các bạn. Tuy nhiên, chữ viết của con lại chưa tốt.
Kiến thức nặng hay nhẹ quan trọng là cách tiếp cận của trẻ. Ảnh: N.S.
Sau một tháng, con vẫn bị cô nhận xét là viết nhanh, ẩu, chưa đúng ly, chưa tròn vành rõ chữ. Khi viết sai, con cũng chưa biết cách tẩy sao cho đúng để viết lại. Nhưng gia đình tôi không đặt nặng vấn đề đó.
Thay vì bắt con luyện viết theo vở bài tập, tôi và con cùng thảo luận và soạn thời khóa biểu những việc cần làm vào buổi tối. Tôi rất vui vì con tự viết lịch học bài, viết thư, nhật ký bên cạnh việc vẽ truyện tranh, đọc sách. Khi có lịch, con yêu cầu mẹ cũng phải tuân theo. Hai mẹ con cùng làm trong vui vẻ.
Mới đầu, con viết chưa tốt, một chữ trên trời, một chữ dưới đất, nhưng tôi vẫn để con tự làm. Tôi đưa ra những bài thơ được viết tay rất đẹp để con thêm hứng thú.
Dần dần, con tự giác luyện viết mà không cần mẹ thúc ép. Con tự vẽ truyện tranh, viết chữ minh họa. Mặc dù chữ chưa đẹp nhưng con không còn sợ việc học và chăm chỉ hơn. Điều này với tôi quan trọng hơn việc kết quả học tập của con ra sao.
Nhiều phụ huynh than phiền rằng chương trình lớp 1 năm nay nặng hơn cũ. Câu chuyện của hàng xóm nhà tôi là ví dụ.
Chị có cậu con đang học trường công lập. Chị nói tối nào, hai mẹ con cũng như "đánh vật" với vở luyện viết, luyện đọc. Cứ đến giờ, chị lại "hò" con vào bàn luyện viết. Có hôm, đến 23h vẫn chưa hết bài.
Mới đầu, đứa trẻ tập trung nhưng chỉ được khoảng 30 phút, con bắt đầu bồn chồn, bứt rứt. Con hết kêu đau bụng buồn vệ sinh, rồi đòi uống nước, hết xin gọt bút chì, lại bảo ăn bánh.
Thương con, người phụ huynh trao đổi với giáo viên mong trẻ ít bài tập về nhà. Nhưng giáo viên nói vì trên lớp các con không tập trung, mải chơi nên cần thiết có thêm bài.
Đi làm cả ngày về mệt mỏi, dù không hề muốn căng thẳng với con, nhưng chị cũng không biết làm thế nào. Tâm lý của phụ huynh lo sợ con đuối so với các bạn.
Tôi nghĩ, vấn đề không phải kiến thức thức nặng hay nhẹ, giao bài tập nhiều hay ít, mà quan trọng đứa trẻ được hướng dẫn ra sao.
Tạo hứng thú cho trẻ
Với Tiếng Việt, trẻ cần rèn thành thạo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Tiếng Việt lợi thế hơn khi đứa trẻ được nghe nói hàng ngày. Vậy tại sao trẻ lại gặp nhiều mệt mỏi khi luyện viết, đọc?
Theo tôi, một là do phương pháp tiếp cận, hai là tâm thế của phụ huynh. Trẻ đang được tiếp cận Tiếng Việt với phương pháp cứng nhắc, khô khan.
Cô giáo lớp con tôi hàng ngày chỉ phát phiếu luyện đọc rồi yêu cầu học sinh đọc theo. Bạn nào trên lớp đọc chưa tốt thì cô nhắn bố mẹ nhắc con đọc thêm, chứ không bắt buộc.
Nên tạo hứng thú cho trẻ khi học. Ảnh: N.S.
Về nhà, tôi bảo con đọc theo phiếu đó, con nói không thích. Con lại say sưa đọc những cuốn truyện khác. Nhiều từ con còn đọc sai và tôi uốn nắn dần dần.
Thay vì "ép" trẻ luyện đọc những bài trong sách Tiếng Việt, giáo viên có thể đưa ra những trò chơi.
Ví dụ, giáo viên quay video trẻ đọc truyện, tổ chức cho trẻ viết thư, viết nhật ký theo cách của trẻ... Nếu khơi gợi được niềm yêu thích của trẻ, tôi tin việc đọc, viết không còn là gánh nặng cho cả trẻ lẫn gia đình.
Tại sao các bố mẹ ủng hộ việc thầy cô ra nhiều bài tập Tiếng Anh về nhà? Bố mẹ sẵn sàng hỗ trợ quay video trẻ thuyết trình, kể chuyện bằng Tiếng Anh, nhưng lại không hào hứng dạy Tiếng Việt?
Trong khi đó, kiến thức Tiếng Anh không hề nhẹ. Ngay từ những bài đầu, trẻ phải nhớ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Tại sao các bố mẹ không kêu ca, phàn nàn?
Khi bố mẹ, thầy cô tìm cách giúp trẻ yêu Tiếng Việt như yêu Tiếng Anh thì việc bài tập nhiều hay ít không còn là vấn đề.
Chẳng bố mẹ nào không thích con đọc tốt, viết đẹp. Vì thế, cha mẹ hãy đồng hành với nhà trường giúp các con yêu Tiếng Việt thay vì chối bỏ.
Tủ sách "xếp sau" tủ rượu Qua 30 năm phát triển kinh tế thị trường, tỉ lệ đọc sách của người Việt ngày càng giảm, có đến 26% hoàn toàn không đọc sách. Ảnh minh họa/INT Lười đọc sách - đó là vấn nạn của người Việt - đã được cảnh báo từ lâu, nhưng vấn nạn đó không được khắc phục mà ngày càng tệ hại. Năm 2019...