Nuôi dưỡng văn hóa đọc
Từ nhiều năm qua, Bộ VH-TT-DL đã phát động cuộc thi tìm kiếm Đại sứ Văn hóa đọc, nhằm lan tỏa phong trào đọc sách, đồng thời nhân rộng những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Cuộc thi đã đạt được những thành quả ban đầu khi nhận được sự hưởng ứng của nhiều địa phương, ban ngành và đông đảo học sinh, sinh viên…
Năm 2021, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tiếp tục được phát động, không chỉ hướng tới việc tìm ra các “đại sứ”, những người yêu sách, mà còn truyền cảm hứng tới cộng đồng. Song, làm sao để phong trào khuyến đọc không chỉ là hình thức mà phải thực sự lan tỏa, tạo thành thói quen tốt đối với xã hội, là việc không đơn giản.
Chia sẻ về lo lắng này, Tổng Biên tập NXB Phụ nữ Khúc Thị Hoa Phượng cho rằng, hiện nay chúng ta đã quan tâm hơn đến việc đọc sách nhưng chưa thực sự đi vào bản chất vấn đề. “Mỗi người cần ý thức được việc đọc sách như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Phải xem đọc sách là thói quen và hình thành cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đến tuổi mẫu giáo, cha mẹ lựa chọn, đọc sách cho con; đến trường, giáo viên cũng hướng các con đọc những cuốn sách hay. Có được thói quen đọc sách không hẳn dễ dàng mà đó là quá trình dài”, bà Hoa Phượng nói.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, số lượng đầu sách xuất bản nhiều, nhưng sức đọc của người Việt ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhiều trường chưa có giờ đọc sách, các hoạt động khuyến đọc chỉ là các tiết ngoại khóa. Ở các cấp học, học sinh, sinh viên cũng thụ động trong việc đọc, nghiên cứu tài liệu, lâu dần dẫn đến mất hứng thú đọc sách, không có nhu cầu đọc sách.
Thêm nữa, các bậc cha mẹ cũng chưa thực sự quan tâm đến việc khuyến khích trẻ đọc sách, không đầu tư vào việc chọn lựa sách phù hợp, hấp dẫn trẻ mà thường chọn giải pháp đơn giản là cho trẻ dùng smartphone, ipad… Việc đọc sách không chỉ là hô hào khẩu hiệu mà cần phải kiên trì thay đổi nhận thức của gia đình và xã hội.
Trong tháng 3, Vụ Thư viện có văn bản gửi các đơn vị liên quan nhằm khuyến khích hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng nhằm tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc. Hiện một số cơ quan có thẩm quyền ở địa phương chưa nắm rõ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nên đặt ra các thủ tục, yêu cầu không đúng với tinh thần của Luật Thư viện, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong việc thành lập và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng.
Cần có sự chung tay của xã hội, đặc biệt là đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng phát triển, cũng sẽ đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc.
Hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc (được tổ chức từ năm 2019) là một trong các hoạt động quan trọng nhằm triển khai Đề án "Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".
Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, bao gồm cả người khiếm thị với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc.
Từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên, một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL), Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, năm 2020, Cuộc thi đã thu hút hơn 1 triệu học sinh, sinh viên tham gia với những bài viết hay, chất lượng, tạo được dấu ấn và có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Với thành công đã đạt được, năm 2021, Cuộc thi tiếp tục được tổ chức và phát động đến các đối tượng là học sinh, sinh viên trên cả nước. Cuộc thi se diễn ra qua 2 vòng: Vòng Sơ khảo (từ tháng 2/2021 đến ngày 31/7/2021) và Vòng Chung kết (từ ngày 1/8/2021 đến cuối tháng 10/2021).
Theo Ban tổ chức, vòng sơ khảo mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn tối đa 20 bài; Hội Người mù Việt Nam lựa chọn tối đa 15 bài; trường đại học, học viện lựa chọn tối đa 10 bài; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lựa chọn 30 bài đạt giải gửi về Vụ Thư viện, số 51 Ngô Quyền, Hà Nội trước ngày 5/8/2021. Ban tổ chức tiến hành đăng tải các clip dự thi vòng chung kết và tổ chức bình chọn bắt đầu vào 10h ngày 1/9/2021, kết thúc vào 10h ngày 15/9/2021.
Dự kiến, Lễ tổng kết, công bố danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 và trao thưởng cho các cá nhân, tập thể sẽ diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2021.
Tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 trên toàn quốc Theo đó, cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước (bao gồm các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân) và người khiếm thị. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có kế hoạch tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 trên phạm vi toàn quốc, nhằm khơi...