Nuôi dưỡng ước mơ cho học sinh khuyết tật
Ba giáo viên giáo dục chuyên biệt được trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay đại diện cho hàng trăm thầy cô giáo đang ngày đêm chắp cánh những ước mơ, giúp những học sinh kém may mắn phát triển, hòa nhập cộng đồng.
Hạnh phúc của thầy cô chỉ đơn giản là được nhìn thấy các em thay đổi, tiến bộ từng ngày, vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
Đến bằng sự yêu thương
Trò chuyện với cô Trần Hồng Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh (huyện Bình Chánh, TPHCM), chúng tôi cảm nhận rõ được tình thương yêu và những trăn trở đối với học sinh khuyết tật. Với 14 năm dạy trẻ mầm non, 22 năm dạy và quản lý trẻ khuyết tật, cô Vân đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cập nhật chương trình học phù hợp với các em ở từng độ tuổi, từng trường hợp.
Cô Trần Hồng Vân (trái) và cô Huỳnh Thị Thúy Hương
Từ khi ngồi trên giảng đường đại học, cô Vân đã mong muốn được chăm sóc học sinh khó khăn, nhất là những em khuyết tật, kém may mắn. Đầu năm 1999, UBND huyện Bình Chánh xây dựng Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật bán tập trung huyện Bình Chánh – và cô Vân được phân công về đây. Từ đó đến nay, cô kiên trì dạy dỗ, gắn bó với bao trẻ kém may mắn. Trung tâm hiện có 23 lớp với tổng số 258 học sinh tuổi 3-18 – đa số khuyết tật trí tuệ, khiếm thính, tự kỷ…
Những ngày đầu đứng trên bục giảng là chuỗi ngày lo lắng, áp lực, khó khăn nhất của cô Vân. “Thời gian đầu, hầu như tôi không thể hòa nhập với các em. Tôi không biết làm gì với những tình huống đang xảy ra, nhất là khi thấy các em chậm nhớ, mau quên, khó tiếp thu… Tôi bắt đầu học thêm nhiều phương pháp giảng dạy, tìm cách hiểu các em hơn để tìm ra phương pháp dạy hợp lý nhất”, cô Vân nhớ lại.
Với trẻ khuyết tật, ngôn ngữ và thị giác các em đều hạn chế, ban đầu cô – trò chỉ giao tiếp với nhau qua xúc giác, khẩu hình miệng. Nhiều em khả năng xúc giác hạn chế, cô Vân phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, sinh động để các em dễ hiểu. “Giáo viên phải có cái tâm, yêu nghề, nhẫn nại với trẻ khuyết tật thì mới có thể gắn bó, giảng dạy các em được. Đồng thời, cần hiểu rõ tâm lý, có sự quan tâm, đồng cảm yêu thương các em nhiều hơn thì mới có hiệu quả”, cô Vân chia sẻ.
Trong hơn 22 năm gắn bó, đồng hành học sinh khuyết tật, cô Vân có rất nhiều kỷ niệm khắc sâu. “Năm 1999, khi thấy học sinh khuyết tật đều có hoàn cảnh khó khăn, nghĩ mãi, tôi liên hệ thử và được Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM hỗ trợ 12 máy trợ thính. Lần đầu nhìn thấy các em nghe được tiếng động, âm thanh cuộc sống bên ngoài, các em rất vui mừng, háo hức. Lúc ấy bao nhiêu mệt mỏi trong tôi đều tan biến. Vậy là tôi có thêm động lực đi vận động, xin thêm máy trợ thính”, cô Vân nhớ lại.
Sáng tạo phương pháp dạy
Để giúp học sinh khuyết tật tiến bộ, phát triển, nhiều giáo viên đã có sáng kiến, xây dựng các phương pháp giảng dạy phù hợp, tìm cách hiểu tâm lý các em. Sự nhẹ nhàng, động viên tinh thần và khuyến khích các em có giá trị hơn tất cả. Ở đó, giáo viên là cầu nối, là người bạn đồng hành, đưa các em khuyết tật hòa nhập với bạn cùng trang lứa.
Có mặt tại Trường Hy Vọng (quận 6, TPHCM), chúng tôi gặp cô Huỳnh Thị Thúy Hương, giáo viên kiêm tổ trưởng chuyên môn, thấy được sự nhiệt huyết, yêu nghề, đồng cảm với học sinh kém may mắn tại ngôi trường này. Với sự sáng tạo trong phương pháp dạy, hiểu tâm lý học sinh, với tình yêu thương học sinh, cô Hương và nhiều đồng nghiệp đã giúp các em phát triển, ra trường và học ở các cấp cao hơn. Cô là một trong 3 giáo viên, cán bộ quản lý đoạt giải Võ Trường Toản năm 2021 với nhiều sáng kiến, giải pháp giúp trẻ khuyết tật phát triển và hòa nhập cộng đồng.
Video đang HOT
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Trung ương 3, về dạy tại Trường Hy Vọng vào năm 2008, năm 2010-2012, cô Hương học liên thông đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Giai đoạn 2014-2017, cô học thêm khóa chuyên viên tâm vận động và nhiều khóa học khác liên quan đến giáo dục đặc biệt. Cô cho biết, Trường Hy Vọng hiện có 120 học sinh, chủ yếu là khiếm thính và khuyết tật trí tuệ. Trong mùa dịch, các em không học trực tiếp tại trường, mà học online tại nhà.
Cô Hương nhớ lại những ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn về phương pháp dạy, hiểu tâm lý mỗi đứa trẻ. Đối với trẻ bình thường, giáo viên dạy theo khung chương trình có sẵn, nhưng đối với trẻ kém may mắn, giáo viên phải đánh giá năng lực từng trẻ rồi đưa ra phương pháp, chương trình dạy sao cho phù hợp nhất. Để các em tiếp thu, cô Vân thường xuyên dùng nhiều phương pháp khác nhau, nhất là phương pháp tiếp cận cá thể, cầm tay chỉ tận tình, để các em dễ nhớ, dễ hiểu.
“Bản thân giáo viên phải luôn đồng cảm, dành tình yêu thương cho các em, kiên trì, nhẫn nại, có như vậy thì mới gắn bó được với nghề. Khi giảng cho học sinh khuyết tật, tôi thường lặp đi lặp lại nhiều lần các bài học, luôn động viên, khuyến khích khi các em tiến bộ dù rất nhỏ”, cô Hương tâm sự.
Nhìn lại chặng đường hơn 13 năm đã đi qua với bao buồn vui, cô Hương mỉm cười: “Với tôi, hạnh phúc nhất là được các em chào đón mỗi sáng khi vừa tới trường, có thể là tiếng reo hò, những cái ôm, cái hôn thân thương. Những lúc đó, tôi lại tràn đầy năng lượng, tiếp tục theo đuổi công việc. Hạnh phúc là khi chứng kiến nhiều em phát triển, có thể đi học ở các cấp cao hơn”.
Cô Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Hy Vọng, nhận xét, cô Hương luôn là giáo viên năng động, nhiệt huyết, yêu nghề, đi đầu trong công tác giảng dạy và các phong trào của trường. “Tôi mong ngành giáo dục có chế độ riêng cho giáo viên các trường chuyên biệt, bởi hiện nay đa số thầy cô nơi đây hưởng lương chung theo chế độ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học nên rất thiệt thòi”, cô Xuân Mai bày tỏ.
Danh sách giáo viên chuyên biệt đoạt Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay còn có cô Hoàng Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Thảo Điền, TP Thủ Đức. Cô Thu Hường là một giáo viên đầy tâm huyết với trẻ khuyết tật. Với 3 năm làm giáo viên và 15 năm làm cán bộ quản lý, cô đã đạt được nhiều danh hiệu, bằng khen từ TPHCM, Bộ GD-ĐT.
Mái ấm của trẻ em khuyết tật
Hơn 30 năm qua, Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã trở thành mái ấm của trẻ em khuyết tật trong và ngoài tỉnh.
Một giờ học của các em khiếm thính.
Đây là ngôi trường chuyên biệt duy nhất nằm trong hệ thống giáo dục tiểu học của tỉnh Nam Định. Tại đây, các em thuộc nhiều dạng khuyết tật khác nhau không chỉ được học văn hóa, kỹ năng sống, hỗ trợ phục hồi vận động mà còn được học nghề may, tin học văn phòng, trang bị hành trang giúp những trẻ em thiếu may mắn tự tin, hòa nhập cộng đồng và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Ngôi trường đặc biệt
Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy hiện có 125 học sinh với 10 lớp thuộc 5 khối học. Các em thuộc các dạng khuyết tật nghe nói, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật thần kinh, khuyết tật vận động, khuyết tật khác đến từ các địa phương trong tỉnh Nam Định và một số tỉnh, thành phố.
Do có nhiều dạng tật khác nhau nên các giáo viên trong trường phải cùng lúc đảm nhận nhiều vai trò. Vừa dạy học kiến thức, tập vận động, luyện kỹ năng, vừa chăm sóc, giúp đỡ các em trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Cô giáo hướng dẫn học sinh khiếm thính học bài.
Phải rất vất vả cô Nguyễn Thị Kiều Diễm, giáo viên lớp 1B3 mới ổn định được lớp học vỏn vẹn 10 học sinh. Để các em chú ý, làm theo yêu cầu bài học, cô phải hướng dẫn từng em. Có khi đang ngồi học, một số em quay sang làm việc riêng, cô phải dừng bài học lại để ổn định lớp, sau đó đi xung quanh chỉnh từng tư thế ngồi, cách mở miệng phát âm từng từ, từng câu. Bởi vậy, bài học dù ngắn nhưng có khi cô phải mất cả một buổi thậm chí sang những ngày tiếp theo mới hoàn thành.
Cô Diễm cho hay, các em vào trường với nhận thức khác nhau do đó để dạy học văn hóa là cả một quá trình dài. Ngoài việc nắm chắc tình trạng của mỗi em để lên kế hoạch giảng dạy phù hợp, giáo viên phải có lòng yêu trẻ, sự kiên nhẫn và khích lệ học sinh, tạo sự tin tưởng, giúp các em mạnh dạn, cố gắng đạt từng mục tiêu giáo viên đặt ra.
Với 30 năm gắn bó với ngôi trường này, cô Bùi Thị Minh Hương chia sẻ, dạy học sinh khuyết tật, cô giáo thực sự như một người mẹ, người bạn, phải nắm được khả năng nhận thức, tâm sinh lý của từng em. Khi đã hiểu rõ khó khăn của mỗi em, giáo viên điều chỉnh nội dung giảng dạy phù hợp với nhận thức từng trường hợp. Bài học vì thế có thể chia nhỏ và linh hoạt điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy.
Cô giáo hỗ trợ phục hồi vận động cho học sinh khuyết tật.
Tại ngôi trường này, các giáo viên không chỉ là người dạy học văn hóa mà còn giúp các em trong việc phục hồi chức năng và chăm sóc các em trong suốt thời gian ở trường.
Để việc dạy học hiệu quả, tiết kiệm chi phí mua sắm, các giáo viên thường sử dụng các đồ dùng bỏ đi như: giấy nháp, ống nhựa... để làm dụng cụ luyện nghe, đồ dùng luyện thở, dụng cụ tập vận động tay, chân và các bài tập giúp hỗ trợ các em khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói.
Hầu hết học sinh đều học bán trú tại trường; trong đó, hơn 50 em ở nội trú tại trường nên công việc của giáo viên ở đây vất vả gấp bội.
Đối với các em ở nội trú, nhà trường bố trí 3 phòng ở được trang bị điều hòa, ti vi, quạt mát đầy đủ. Khu nam và nữ được ngăn cách, đảm bảo các em sinh hoạt riêng biệt. Buổi trưa và tối đều có 3 cán bộ giáo viên, nhân viên ở lại cùng các em để kiểm tra, giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo các em học tâp và sinh hoạt an toàn.
Nâng bước trẻ khuyết tật
Giờ học nghề may công nghiệp của các em học sinh trường Trẻ em Khuyết tật huyện Giao Thủy.
Những năm gần đây, song song với dạy học văn hóa, nhà trường mở thêm các lớp dạy nghề may và tin học văn phòng cho những em có nhận thức khá. Trung bình mỗi năm có 10 em được học nghề, nhiều em sau khi ra trường đã xin được việc làm, ổn định cuộc sống.
Hiện nhà trường có 15 máy may công nghiệp; 7 máy tính phục vụ việc học nghề cho các em. Mỗi tuần 2 buổi, 15 em ở các khối lớp 4, 5 được các cô dạy học nghề. Các em học nghề chủ yếu bị khuyết tật nghe nói, tư duy và nhận thức tốt, do đó học khá nhanh và đều có thể học thành thạo các kỹ năng may cơ bản, tự tin giao tiếp, thể hiện bản thân khi đi làm.
Là học sinh khiếm thính, sau 4 năm theo học tại trường, em Đỗ Thị Ngọc Mai (17 tuổi, học sinh lớp 4, ở xã Giao Hải, huyện Giao Thủy) đã có thể nói chậm hoặc sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu để mọi người xung quanh hiểu những suy nghĩ, điều mình muốn diễn đạt. "Em rất vui và hạnh phúc khi được các cô giáo giúp đỡ, dạy kiến thức, dạy nghề may. Em hi vọng sau này ra trường em có thể tìm được việc làm ở doanh nghiệp trên địa bàn để kiếm tiền, giúp đỡ bố mẹ, nhất là tự lo cho cuộc sống của mình", em Mai bộc bạch.
Ngoài việc dạy nghề, nhà trường còn liên kết với Trung tâm Yoga tại huyện Giao Thủy cử giáo viên về hướng dẫn học sinh toàn trường tập yoga mỗi tuần một buổi để cải thiện chức năng vận động, giúp các em rèn luyện sức khỏe, ổn định tinh thần, tâm lý.
Cô Nguyễn Thị Oanh, Hiệu trưởng Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy cho biết, được sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của UBND huyện Giao Thủy, điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư kịp thời, nhất là trong những năm gần đây, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy học.
Với 10 giáo viên trực tiếp đứng lớp có chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật, hầu hết các em theo học tại trường đều tiến bộ về các kỹ năng. Những bạn tự kỷ sau 1 - 2 năm theo học tại trường có thể hòa nhập và học tại các trường tiểu học bình thường. Một số em sau khi ra trường có thể theo được các cấp học cao hơn và nhiều em xin được việc tại các công ty, xí nghiệp, đảm bảo cuộc sống của chính mình.
Các cô giáo chăm sóc, giúp đỡ các em trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Theo Hiệu trưởng Trường Trẻ em khuyết tật huyện Giao Thủy, những năm gần đây lượng học sinh có nguyện vọng theo học tại trường khá đông. Sĩ số các lớp hiện nay đang cao hơn quy định, trung bình khoảng 10 em/lớp (quy chuẩn là 5 - 7 em/lớp), trong khi đó, trường chưa có nhà chức năng cũng như thiết bị hỗ trợ can thiệp vận động cho các em...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhà trường đẩy mạnh phong trào sáng tạo đồ dùng dạy học trong đội ngũ với giáo viên; liên kết với các Trung tâm luyện tập Yoga, Aerobic tổ chức các buổi ngoại khóa giúp các em tự tin hòa nhập.
Nhà trường cũng tham mưu với chính quyền địa phương, vận động các đơn vị, nhà hảo tâm giúp đỡ để có điều kiện đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là hỗ trợ các em đã được học nghề sau khi ra trường có việc làm ổn định, tự lập và giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên: Hạnh phúc khi học trò thành đạt Chỉ còn hơn 1 tháng nữa thầy sẽ nghỉ hưu, nhưng trước đó thầy đã kịp trang bị cho mình tấm bằng tiến sĩ. Còn cô thì lèo lái "con thuyền" giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) từ ngôi trường làng vươn lên tốp đầu của thành phố. Để ghi nhận công lao đóng góp đó, Giải thưởng Võ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc
Sao việt
23:04:47 21/02/2025
Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn
Sao châu á
22:59:26 21/02/2025
Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam
Phim âu mỹ
22:53:25 21/02/2025
Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ
Thế giới
22:52:16 21/02/2025
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức
Tin nổi bật
22:45:50 21/02/2025
Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'
Sao âu mỹ
22:44:46 21/02/2025
Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm
Nhạc quốc tế
22:42:18 21/02/2025
Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'
Tv show
22:39:56 21/02/2025
Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo
Phim châu á
22:24:41 21/02/2025
Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?
Sao thể thao
22:16:42 21/02/2025