Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng ước mơ
‘Lớn lên con sẽ làm phi hành gia’, ‘Con ước mình trở thành họa sĩ’, ‘Con muốn được làm đầu bếp’… Tất cả những mong ước dù lớn lao hay giản dị, đều rất cần thiết cho đời sống tinh thần của trẻ.
Ước mơ giúp trẻ có động lực phấn đấu hơn trong cuộc sống – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Từ những hình mẫu lý tưởng
Theo các chuyên gia tâm lý, ngay từ khi trẻ biết dùng lời nói biểu đạt suy nghĩ – tầm 4, 5 tuổi, là trẻ đã có khái niệm về ước mơ. Khi mẹ hỏi “con ước mơ trở thành gì nào?”, bé trai thường nói “con muốn trở thành siêu nhân” còn bé gái lại hay mong muốn được là nàng công chúa, cô tiên, cô giáo.
Lớn hơn một chút, khi có nhận thức rõ ràng siêu nhân là gì, các nhân vật công chúa, nàng tiên là gì, các bé không còn ước mơ như vậy nữa, mà bắt đầu tìm kiếm những hình mẫu lý tưởng để mong muốn được trở thành.
Chị Huỳnh Thúy Nga, giáo viên tiểu học tại Q.Tân Phú, TP.HCM, cho biết: “Khi cho các bé làm văn, tôi vẫn ra đề là “kể về ước mơ của em”. Tôi rất thú vị vì trong đó, nhiều bé nói về ước mơ của mình thật giản dị và đẹp, ví dụ như ước trở thành một người con hiếu thảo, ước là cô giáo dạy chữ cho trẻ em nghèo. Dù không biết các bé lớn lên có trở thành những người đó không, nhưng rõ ràng, biết ước mơ là một điều đáng quý. Từ đó các bé luôn làm những điều thật tốt đẹp để hướng tới hình tượng trong ước mơ của mình”.
Chị Nga chia sẻ thêm: “Có nhiều bé không biết ước mơ gì cả. Vì vậy tôi thường trao đổi với phụ huynh là hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ về những nhân vật, hình mẫu đẹp trong cuộc sống và hỏi con có thích làm như thế không, gợi mở cho bé để hướng bé biết ước mơ một điều gì đó. Nếu sống mà không có ước mơ thì sẽ rất tẻ nhạt”.
Khuyến khích, động viên
Mới đây, tại một cuộc thi viết về ước mơ, Lê Trung Kiên, học sinh lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Du, TP.HCM đoạt giải nhì. Kiên đã chia sẻ trong bài viết: “Khi còn bé, tôi cũng từng muốn làm kiến trúc sư như bố tôi hay làm doanh nhân thành đạt, nhưng rồi sau đó tôi lại thấy mình thích nhất là làm nhà khoa học. Ngày tôi mới 4, 5 tuổi, bố tôi cho tôi đọc nhiều sách hình. Thế là những hình ảnh huyền diệu của thế giới dưới đại dương với màu sắc lung linh hay vẻ đẹp sâu thẳm của vũ trụ đã hớp hồn tôi và đã làm trỗi dậy niềm đam mê khoa học ẩn trong tuổi thơ nhỏ bé của tôi”. Có thể nói, những cuốn sách tuyệt vời của bố mẹ đã giúp cho cậu bé hình thành ước mơ của mình.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: “Trẻ lên 4, 5 tuổi bắt đầu có trí tưởng tượng nên đã biết hình thành những ước mơ sơ khai, thường là những gì lung linh, đẹp đẽ, xa rời thực tế. Tuy nhiên, cha mẹ cần khuyến khích trẻ và giúp trẻ phấn đấu sống tốt hơn từ những hình tượng đó. Ví dụ nếu con muốn trở thành siêu nhân thì con phải mạnh mẽ lên, không khóc nhè, biết bảo vệ em, giúp đỡ ba mẹ trông em”.
Lớn hơn, những ước mơ của trẻ dần gần gũi với hiện thực, cha mẹ không chỉ động viên mà phải dẫn dắt, tạo điều kiện cho con thực hiện ước mơ của mình. Thạc sĩ Hiếu cho rằng, lúc này ước mơ của trẻ bắt đầu phản ánh những bước đi nghề nghiệp, do đó, cha mẹ cần nắm bắt xem mong muốn của con có phù hợp với cá tính, khả năng, sở thích của con hay không? Nếu chưa thực sự phù hợp, phụ huynh có thể khéo léo giúp con thay đổi, hoàn thiện bản thân để chinh phục ước mơ. Ví dụ, nếu con muốn làm nhà khoa học, thì con phải học cách tư duy logic, phải luôn thích thú tìm tòi, nghiên cứu…
Video đang HOT
Tạo điều kiện cho con thực hiện
Con trai tôi rất mê vẽ. Từ lúc học mẫu giáo, cháu đã thể hiện sự đam mê và có năng khiếu về màu sắc. Trong sổ liên lạc của từng năm học, các cô giáo luôn nhận xét là cháu tô màu đẹp, vẽ các con vật rất giỏi, có năng khiếu về hội họa. Vợ chồng tôi cũng sớm nhận ra điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích cháu không chỉ vẽ mà còn học nhạc, đá bóng, chơi cờ tướng… Cái gì cháu cũng đều thích, nhưng trong đó, có vẻ như vẽ vời là môn cháu thích hơn cả.
Quả thực, lên đến cấp 2 thì cháu bộc lộ càng rõ hơn. Có lần, mẹ con thủ thỉ, con đã tâm sự với tôi là muốn trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh. Tôi ngay lập tức tỏ ra thú vị và hỏi: “Vì sao con lại không muốn trở thành cầu thủ bóng đá mà là vẽ truyện tranh?”. Cháu tỏ ra già dặn: “Con có nhiều ý tưởng trong đầu lắm, và con muốn dùng những hình vẽ để chuyển tải nó, bóng đá thì không thể hiện được”.
Đến nay thì cháu đang học Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Ước mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh đang dần thành hiện thực, vì tuy chưa ra trường, nhưng cháu đã vẽ minh họa truyện ngắn cho một số tờ báo và cùng một nhóm bạn viết truyện tranh thiếu nhi cho một số nhà xuất bản.
Theo TNO
Cảm động bé không tay với ước mơ giúp trẻ khuyết tật
Cây bút của Nhẫn là cái que và trang giấy là cả khoảng sân trường. Em kẹp que vào giữa ngón chân trỏ và ngón cái, mới đầu cái que cứ rơi ra, gồng mình lên để giữ được cái que cho đứng thì bàn chân mỏi nhừ.
Chuyện nghị lực phi thường của cậu be Nguyên Đinh Nhân (SN 1998) ơ xom 10, xa Nghi Kim - Nghi Lôc (Nghê An) khiến nhiều người cảm mến.
Nhẫn la con thư 5 trong môt gia đinh co 6 anh chi em. Tư khi đươc sinh ra Nhân đa thiêu đi môt phân cơ thê nhưng không vi thê ma em châp nhân vơi nhưng thiêt thoi...
Nhân co thê viêt tôt băng ca hai chân
Tuôi thơ không binh yên
Ngay Nhân chao đơi, chi Nguyên Thi Vinh, me em (SN 1963) đa ngât xiu khi thây con trai không co tay, ngươi nho tho nhưng tiêng khoc âm i như không chiu thua sô phân.
Năm đâu tiên cua cuôc đơi, nhưng đưa tre khac lât, trươn, bo va bươc châp chưng tưng bươc trong niêm hanh phuc cua bô me thi Nhân chi năm im.
Không noi ra nhưng chi Vinh lo con minh không đi va không noi đươc, nhưng đên môt tuôi rươi Nhân đưng dây va đi đươc môt lân mây bươc ma không nga. Sau đo em đi lai binh thương như đa tâp tư lâu lăm, cung tư đo em bâp be goi bô, goi me trong niêm vui cua ca gia đinh.
Năm tuôi, cac ban cung lưa keo nhau đi hoc mâu giao - Nhân cư đưng nhin theo. Thương con bô me cung đưa em đên trương mâm non xin cô đi hoc cho "đơ buôn".
Em Nguyên Đinh Nhân
Thây cac ban tâp tô, viêt chư Nhân thich lăm nhưng chi biêt nhin, thây thê cô Tra (cô giao chu nhiêm) đa hương dân em lây que kep vao chân va tâp viêt chư.
Cây but cua Nhân la cai que va trang giây la ca khoang sân trương. Em kep que vao giưa ngon chân tro va ngon cai, mơi đâu cai que cư rơi ra, gông minh lên đê giư đươc cai que cho đưng thi ban chân moi như. Giư đươc cai que đa không phai la chuyên dê, tâp viêt chư lai cang kho hơn.
Ban đầu nhưng con chư meo mo, chư o chư a to như cai bat ăn cơm, co khi moi lưng, chân đau tê nhưc em lai đa que đi nhưng chi đươc môt luc lai lo do đi nhăt que tâp viêt tiêp.
Thây em cô găng thây cô ai cung thương, bô me ưa nươc măt nhưng tư đo nhưng hy vong đa băt đâu gieo vao long hai bâc sinh thanh.
Tư câm que em chuyên sang câm phân, đi hoc thi viêt lên sân trương, vê nha lai viêt trươc sân, trươc hiên nha. Nhưng con chư cua Nhân lân vơi hat lua hat ngô me phơi trươc sân.
Em muốn là 1 kỹ sư
Nhân noi: "Em muôn lam môt ky sư may tinh đê tao ra nhưng phân mêm giup cac ban tre khuyêt tât ham hoc".
Đươc môt năm thi em lên lơp 1, va băt đâu câm but viêt, con chư cung tron tria dân. Em cung "câm" ca compa, thươc, êke đê tao thanh nhưng hinh vuông, hinh tron, tam giac.
Tư câp 1 bô băt đâu đong ban "đăc biêt" cho em mang tơi lơp ngôi như cac ban. Va môi năm cung mang giây khen vê lam vui long bô me.
Nhưng bô đa không sông đê chưng kiên ngay em trương thanh, bô mât khi Nhân 9 tuôi. Minh me gông ganh nuôi 6 chi em. Thương me nên Nhân cô găng tư lâp, hoc hanh ngoan ngoan.
Suốt 9 năm học, từ lớp 1 đến lớp 9, em luôn đạt học lực loại khá. Đặc biệt, trong kỳ thi tuyển sinh vào THPT, dù là đối tượng được đặc cách nhưng em không cần sử dụng đến quyền ấy, em dự thi công bằng như nhiều thí sinh khác.
Và kết quả, em trở thành học sinh lớp 10D Trường THPT Nguyễn Duy Trinh với số điểm 23.
La ngươi vui tinh nên Nhân đươc cac ban yêu quy. Học tiểu học và THCS được ban Hung chơ đi hoc. Lên THPT, nha cach trương 8km nhưng ban Sơn vân đên chơ Nhân hăng ngay măc du nha Sơn va Nhân ơ khac xom...
Ở lớp Nhẫn được cac thây cô giáo bộ môn quan tâm đặc biệt. Ngoài thời gian giảng dạy ở trên lớp, chỗ nào Nhẫn chưa thật sự hiểu bài, các giáo viên sẵn sàng giúp đỡ.
Hoi vê ươc mơ, Nhân noi: "Em se cô găng đê thi vao khoa Công nghê thông tin (Trương ĐH Vinh). Tương lai em muốn trở thành một ky sư may tinh đê tao ra nhưng phân mêm giup cac ban tre khuyêt tật ham hoc..."
Ươc mơ đo co le không qua lơn đôi vơi một cậu be khuyêt tật đây kiên nhân.
Theo TNO
Cô học trò nghèo và ước mơ trở thành công an Lý tin rằng trong vị trí ấy bạn sẽ có nhiều cơ hội để có thể đền đáp công ơn của những người giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Con đường đê Sông Mã đầy ổ gà, mỗi khi có xe chạy qua bốc bụi bay mù mịt phủ kín người. Hỏi thăm mãi cuối cùng tôi mới tìm...