Nuôi dưỡng sự tò mò trong học tập
Xây dựng các kỹ năng học tập xã hội và cảm xúc (SEL) đòi hỏi sự tương tác trực diện, thảo luận có ý nghĩa và suy ngẫm.
Tò mò là một sự thúc đẩy tích cực nhằm tìm kiếm những thách thức và trải nghiệm mới. Ảnh: eschoolnews
Hiện nay, Edtech ( công nghệ giáo dục) không thay thế hoàn toàn cho điều đó, nhưng có những công cụ có thể bổ sung cho sự phát triển của HSSV tại trường và tại nhà. Một trong những yếu tố thúc đẩy thành công của học tập chính là sự tò mò, khao khát học hỏi.
Một số công cụ tập trung đặc biệt vào việc xây dựng sự tò mò, các trang web và ứng dụng bạn sử dụng hàng ngày cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy sự tò mò. Bạn không cần phải ngừng sử dụng các công cụ mà bạn yêu thích hoặc bỏ qua các bài học hoặc kế hoạch ngoại khóa của bạn để bắt đầu phát triển SEL.
Dưới đây là một số mẹo, công cụ và ý tưởng để tích hợp liền mạch sự tò mò, xây dựng kỹ năng sống trong lớp học.
Tại sao phải xây dựng sự tò mò?
Đối với một số người, tò mò là sự thúc đẩy tích cực nhằm tìm kiếm những thách thức và trải nghiệm mới. Các nghiên cứu mới đây cho thấy sự tò mò có tác động sâu sắc hơn đến việc học.
Các nhà khoa học tại Đại học California, Davis, phát hiện ra rằng hoạt động của não tăng lên khi những người tham gia tò mò hơn về một số câu hỏi nhất định, dẫn đến việc nhớ lại nhanh và lâu hơn.
Đối với giáo viên, sự tò mò của học sinh có thể được khai thác để thúc đẩy việc học tập. Họ quan niệm tò mò là con đường chứ không phải đích đến. Nó hỗ trợ giáo viên giúp học sinh nhận ra công nghệ có thể làm cho quá trình khám phá trở nên dễ dàng hơn. Sự tò mò của học sinh không phải là tố chất sẵn có, nếu các nhà giáo dục nuôi dưỡng thành công sự tò mò trong lớp học, học sinh có thể bắt đầu thách thức bản thân làm việc một cách nghiêm túc khi mới 16 tuổi.
Thậm chí, khi sự tò mò vượt giới hạn, HSSV có thể làm được những điều không tưởng, ví như phát triển một hệ thống phát hiện ung thư với giá thành rẻ hơn, nhanh hơn và có thể thay đổi cả thế giới.
Video đang HOT
Dưới đây là những công nghệ phục vụ giáo dục tập trung vào sự tò mò mà các trường học có thể tham khảo để thúc đẩy sự thành công cho HSSV.
Ứng dụng Ted-Ed
Các đoạn phim ngắn và hoạt hình được sản xuất từ những bộ óc thông minh nhất sẽ hỗ trợ cho một đứa trẻ cảm giác kỳ diệu về thế giới.
Ứng dụng này có thể tạo một bài học ngay trên trang web hoặc khám phá một bộ sưu tập nội dung có tổ chức, chẳng hạn như toán học trong cuộc sống thực, giúp học sinh tràn đầy năng lượng.
Wizard School – Ngôi trường “phù thủy”
Công cụ này cung cấp sự tương tác và những thách thức ban đầu cho học sinh, chẳng hạn như thiết kế một ngôi nhà trên cây, cho trẻ em thấy niềm vui học tập.
Công cụ để người học tự do khám phá và chia sẻ. Nếu làm việc theo nhóm, học sinh có thể so sánh cách chúng được truyền cảm hứng để tìm ra các giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề.
Một trong những yếu tố thúc đẩy thành công của học tập chính là sự tò mò, khao khát học hỏi. (Nguồn ảnh: eschoolnews).
Ứng dụng Genius
Genius cho phép học sinh làm việc cùng nhau để chú thích văn bản trực tuyến, từ văn học đến tài liệu lịch sử. Yêu cầu học sinh chọn một bài hát mà họ quan tâm, chú thích lời bài hát và sau đó xem cách người khác diễn giải cùng một bài.
Ứng dụng LeVar Burton Kids Skybrary
Với thư viện kỹ thuật số gồm hàng trăm cuốn sách, ứng dụng này tập trung vào việc tìm hiểu về cuộc sống thực và trí tưởng tượng. Cho học sinh khám phá sách theo một chủ đề mà họ lựa chọn, sau đó họ sẽ có một khoảng thời gian nhất định để chia sẻ với bạn bè những gì hấp dẫn nhất.
Ứng dụng Incredible Numbers – Con số đáng kinh ngạc
Các nhà nghiên cứu khẳng định, toán học đã trở nên tỏa sáng nhờ ứng dụng này. Cụ thể, Incredible Numbers nhắm vào các chủ đề không thường được đề cập trong lớp. Khi học sinh hoàn thành một bài kiểm tra hoặc cần một thử thách lớn hơn, hãy để họ đắm chìm trong các sự kiện hấp dẫn và hình dung độc đáo về các chủ đề như mật mã học.
Ứng dụng PBS KIDS
Ứng dụng này sử dụng video và trò chơi để so sánh chiều dài và chiều cao, công suất và cân nặng. Ngoài ra, ứng dụng còn bổ sung các trò chơi trên màn hình, giúp học sinh tự do khám phá trọng lượng và độ dài của các vật dụng xung quanh lớp học.
Ứng dụng Mystery Science – Khoa học bí ẩn
Các video clip đáng chú ý đặt câu hỏi lớn về các hiện tượng khoa học, dẫn dắt học sinh vào một cuộc thảo luận và sau đó khiến họ tham gia vào một thí nghiệm. Giáo viên có thể tạm dừng video thường xuyên để cho phép học sinh dự đoán, đưa ra giả thuyết và chia sẻ suy nghĩ của họ.
Ứng dụng Dreamdo Schools
Nền tảng học tập dựa trên ứng dụng này cho phép học sinh duyệt các dự án hoặc tạo dự án của riêng họ. Học sinh có thể phát triển ý tưởng và ghi lại những thành tựu của mình, sau đó chia sẻ với cộng đồng toàn cầu nhằm thúc đẩy những hoạt động liên quan đến học tập.
Nam Phương
Theo Eschoolnews/GDTĐ
Quyết tâm đi đến tận cùng...
Đam mê bộ môn tin học từ rất sớm là nền tảng quan trọng để sinh viên Tôn Thất Vĩnh (Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) có những bước tiến ấn tượng trong học tập, nghiên cứu khoa học. Bí quyết của Vĩnh là quyết tâm đi đến tận cùng vấn đề, không ngại học hỏi và phát huy kỹ năng làm việc nhóm.
Sinh viên Tôn Thất Vĩnh tìm hiểu các thông tin cần thiết tại thư viện.
Bề dày thành tích nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước của Vĩnh khiến nhiều người nể phục. Vĩnh từng đoạt giải nhì tại kỳ thi Tin học quốc gia năm 2017, giải thưởng công nghệ thông tin và truyền thông TP Hồ Chí Minh năm 2017... Vĩnh còn là tác giả và đồng tác giả của 6 bài báo khoa học công bố tại các hội nghị khoa học uy tín thế giới về thị giác máy tính. Cùng với đó, Vĩnh đạt hạng 3 kỳ thi quốc tế về lĩnh vực Video Segmentation tại Hội nghị Quốc tế CVPR 2017, hạng 6 kỳ thi quốc tế DAVIS Challenge 2018 về phân đoạn vật thể trong video về đề tài đo tốc độ ô tô nhìn trên video mà không cần sử dụng thiết bị cảm biến theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Ấn tượng với đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao của Vĩnh, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các cơ quan chức năng tổ chức buổi gặp gỡ Tôn Thất Vĩnh cùng các đơn vị nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước về giao thông để nghiên cứu ứng dụng giám sát giao thông trên địa bàn thành phố.
Vĩnh vừa hoàn thành chương trình thực tập ở một trường đại học tại Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích. Trước mắt, Vĩnh sẽ tập trung làm tốt luận văn tốt nghiệp đại học, đồng thời dành thời gian cho đề tài nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích ảnh y khoa hỗ trợ cho quá trình của bác sĩ. Chia sẻ về đề tài này, Vĩnh cho biết: "Tôi tập trung vào chủ đề phân đoạn tế bào trong ảnh mô bệnh học, từ đó có thể hỗ trợ đếm số lượng tế bào, giúp bác sĩ hình dung rõ hơn về mật độ tế bào. Đây là một hướng nghiên cứu mới đòi hỏi rất nhiều thời gian để hoàn thiện, dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng tôi vẫn theo đuổi đến cùng. Mong muốn của tôi là đưa khoa học ứng dụng tốt nhất vào thực tiễn cuộc sống, nhất là xu thế ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào xây dựng đô thị thông minh như hiện nay".
Mới đây, Vĩnh được vinh danh là Công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2018. Dù đạt nhiều thành tích nổi bật nhưng Vĩnh luôn khiêm tốn: "Với những kiến thức cơ bản trên giảng đường thì chưa đủ, tôi phải tự tìm tòi nhiều nguồn tài liệu, thông tin. Quan trọng là bạn phải biết chủ động đi hỏi, tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề. Thành tích của bản thân có được bên cạnh nỗ lực cá nhân còn có sự hỗ trợ tích cực của thầy cô hướng dẫn, anh chị sinh viên đi trước. Thông qua làm việc nhóm, tôi được học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu đa dạng khía cạnh của một vấn đề, phát huy khả năng tìm kiếm những nghiên cứu mới trong lĩnh vực mình quan tâm, kỹ năng tổ chức thí nghiệm và trau dồi ngoại ngữ".
Trực tiếp hướng dẫn sinh viên Tôn Thất Vĩnh, PGS, TS Trần Minh Triết, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, đánh giá: "Vĩnh là người có tư duy nhạy bén, nắm bắt rất nhanh những kiến thức, nhất là rất say mê nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Vĩnh còn là tấm gương sáng về tinh thần luôn sẵn sàng hỗ trợ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho các em khóa dưới, góp phần lan tỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong sinh viên".
Bài và ảnh: HÙNG KHOA
Theo QĐND
Những giấc mơ vượt núi Cuối tuần Thảo lại vượt hơn 35 km đường để về nhà phụ giúp gia đình. Bạn bè khuyên Thảo nên ở lại trường nghỉ ngơi cho lại sức, sau một tuần học tập căng thẳng. Nhưng em nào nghe. Bởi hơn ai hết, Thảo hiểu, để được đến trường, lên lớp, bản thân phải giúp đỡ bố mẹ thật nhiều. Lớp học...