Nước vối có rất nhiều lợi ích nhưng nếu làm những điều này khi uống nó có thể biến thành chất độc
Không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nước lá vối còn là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên nước vối không ‘lành’ như mọi người vẫn nghĩ.
Mặc dù nước vối là đồ uống rất tốt nhưng không có nghĩa là tận dụng uống thật nhiều mỗi ngày. Nhiều người thậm chí còn sử dụng nước vối để uống thay nước lọc hàng ngày thì càng không tốt cho sức khỏe. Muốn uống nước vối để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh cần tuân thủ những điều sau:
Không uống nước vối khi đang đói
Uống nước vối khi đang đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chóng mặt, mất năng lượng. Đây cũng là biểu hiện của tụt huyết áp do đói.
Không nên uống nước lá vối tươi
Video đang HOT
Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Nói như vậy để thấy tính kháng khuẩn, kháng viêm cực mạnh của lá vối tươi. Chỉ nên dùng ngoài sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong chữa bệnh.
Người gầy yếu không nên dùng
Những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gầy yếu không nên dùng.
Không uống ngay sau khi ăn
Uống nước là vối vào thời gian này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tự nhiên.
Chưa hết, người đang điều trị bệnh, người đang dùng thuốc Tây, đang sử dụng thuốc nam thì không nên sử dụng nước lá vối, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể các vị thuốc xung đột, gây tác dụng phụ.
Mỗi ngày chỉ nên uống một ly hoặc một ấm nước vối
Mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá vì sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Chuyên gia khuyên, bạn cũng không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao người gầy cũng bị gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng tại Việt Nam. Bệnh không loại trừ bất kỳ ai. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Thời gian gần đây, tôi thường xuyên cảm thấy bị đau tức vùng mạn sườn bên phải, chán ăn, ăn không ngon miệng và khó tiêu. Các cơn đau tái diễn nhiều lần nên tôi đã đi khám và được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, cân nặng của tôi chưa bao giờ vượt quá 47kg dù cao 1m62. Vì sao không thừa cân, béo phì mà tôi vẫn mắc bệnh này?
(Nguyễn Thị Hiền, 46 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh)
ThS.BS Trần Thị Khánh Tường, khoa Gan mật, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh : Có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh gan nhiễm mỡ. Một số người cho rằng, chỉ những người bị thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia mới có khả năng mắc gan nhiễm mỡ. Hoặc, người bị gan nhiễm mỡ chỉ cần không ăn đồ ăn chứa dầu mỡ là sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Những người gầy gò, người ăn chay, người giảm cân đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ.
Thực chất, bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Bình thường, gan có chức năng chuyển hóa đường để tạo thành năng lượng nhưng nếu lượng đường để chuyển hóa không đủ buộc gan phải dùng mỡ để thay thế. Lượng mỡ dồn nhiều về gan sẽ bị tích tụ trong các tế bào gan, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Do đó, mọi người đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ, đặc biệt là với người gầy, người thiếu chất.
Ngoài ra, những người gầy nhưng bị nhiễm virus viêm gan B, C, người gầy có thói quen ăn uống không khoa học, người lười vận động, uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc hại gan đều có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Vì vậy, tôi khuyến cáo rằng những người gầy cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ, khám tầm soát để phát hiện và điều trị sớm bệnh gan nhiễm mỡ.
Bỏ ngay 4 thói quen này trong mùa đông để trẻ không ốm suốt ngày Nhiều cha mẹ tưởng rằng mặc quần áo dày hay đeo tất cho con trước khi ngủ sẽ giúp trẻ tránh bị ốm trong mùa đông nhưng thực ra điều này rất sai lầm. Vào mùa đông, làm thế nào để giữ ấm, chống rét cho trẻ trở thành điều mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất, khi nhiệt độ xuống thấp,...