Nước Mỹ chấn động với vụ án hàng nông sản hữu cơ ‘rởm’
Bốn chủ trang trại ở Mỹ đã lừa đảo hàng nghìn khách hàng, buộc họ phải trả mức giá khá cao để mua những sản phẩm được dán nhãn hữu cơ, nhưng thực tế lại không phải.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ien.com)
Bốn chủ trang trại ở khu vực Trung Tây nước Mỹ có thể phải nhận các bản án nghiêm khắc trong vụ lừa đảo bán hàng nông sản hữu cơ “rởm” lớn nhất trong lịch sử nước này.
Ngày 16/8, các công tố viên liên bang Mỹ cho biết trong 7 năm qua, các chủ trang trại này đã lừa đảo hàng nghìn khách hàng, buộc họ phải trả mức giá khá cao để mua những sản phẩm được dán nhãn hữu cơ, nhưng thực tế lại không phải.
Hiện, các công tố viên đang tiến hành các thủ tục khởi tố Randy Constant, bang Missouri – đối tượng được cho là cầm đầu hoạt động lừa đảo này, cùng 3 chủ trang trại khác đến từ bang Nebraska. Tất cả 4 người này đều đã thừa nhận hành vi lừa đảo.
Các chủ trang trại thừa nhận đã trồng đậu nành và ngô không theo phương pháp hữu cơ, nhưng đã bán ra thị trường với nhãn là hàng hữu cơ.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nông sản được chứng nhận hữu cơ là nông sản được trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học.
USDA đã đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác thành phần hữu cơ có trong sản phẩm./.
Video đang HOT
Theo TTXVN/Vietnam
Washington Post : 'Ông Trump và châu Âu cần hợp tác chống Trung Quốc'
Theo tờ nhật báo hàng đầu nước Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump và châu Âu cần đứng chung chiến tuyến để chống lại những chính sách kinh tế tiêu cực của Trung Quốc.
Washington Post nhận định điều đó đủ sức làm lu mờ bất cứ khác biệt nào giữa các quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp cuối tuần qua. Các thành viên G7, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản, tạo ra cơ chế đa phương này để tận dụng sức mạnh kinh tế chung nhằm đối phó với những thách thức lớn.
Và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - chắc chắn là một thách thức toàn cầu. Cuối tuần trước, căng thẳng leo thang dữ dội khi Trung Quốc tuyên bố đánh thuế 5-10% lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Trước khi lên máy bay tới Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản ứng dữ dội. Ông quyết định tăng thuế lên 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, "ra lệnh" cho các công ty Mỹ rút khỏi thị trường quốc gia Đông Á. Ông chủ Nhà Trắng lên án Trung Quốc ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Lãnh đạo các nước G7 tham gia hội nghị thượng đỉnh tại Biarritz (Pháp). Ảnh: AP.
"Quan trọng hơn tất cả"
Tổng thống Mỹ khẳng định cuộc đối đầu chống chiến lược kinh tế "hung hăng" của Trung Quốc "quan trọng hơn bất cứ thứ gì chúng ta đang thực hiện".
Ở Pháp, giới truyền thông đổ dồn sự chú ý vào thông tin ông Trump thừa nhận "hối tiếc với mọi thứ, bao gồm chiến tranh thương mại với Trung Quốc". Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định ông Trump không hề hối tiếc hay có ý định nhượng bộ Trung Quốc.
Ông Trump tuyên bố chiến tranh thương mại "là điều buộc phải xảy ra". Nhà Trắng cho biết điều ông Trump hối tiếc là không đánh thuế Trung Quốc cao hơn ngay từ đầu.
Trên Fox News, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói: "Tổng thống quyết tâm đòi hỏi thương mại công bằng với Trung Quốc. Không có chuyện ông ấy sẽ dừng lại. Ông ấy quyết tâm hơn bao giờ hết".
Washington Post bình luận ông Trump đang gia tăng sức ép lên Trung Quốc mặc dù chính sách đó có thể đe dọa trực tiếp nền kinh tế Mỹ. "Rõ ràng là Tổng thống Trump quyết tâm đi đến cùng".
Tổng thống Trump tuyên bố không thay đổi chiến lược chống Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Theo tờ báo này, việc ông Trump dùng qua nhiều từ đao to búa lớn, kiểu như "ra lệnh cho các công ty Mỹ rời Trung Quốc" đôi khi gây hoang mang và phản tác dụng. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ đã xác định đúng vấn đề. "Trung Quốc cần phải thay đổi các chính sách kinh tế và công nghiệp kiểu săn mồi bằng cách này hay cách khác".
Nếu chính phủ Trung Quốc không tuân thủ luật chơi quốc tế, các nền kinh tế phương Tây sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự bảo vệ bằng các phương án như "phân ly kinh tế" (decoupling) cho dù quyết định này sẽ dẫn tới những hậu quả kinh tế khủng khiếp.
Chính phủ Trung Quốc không tỏ dấu hiệu muốn thay đổi, và điều đó có nghĩa là chiến lược của ông Trump chưa phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cơ hội thành công của ông Trump sẽ gia tăng đáng kể nếu các đồng minh châu Âu đứng về phía Mỹ.
Châu Âu chưa đồng thuận với Mỹ
Tuy nhiên, Mỹ chưa tìm thấy tiếng nói chung với châu Âu. Bất chấp việc châu Âu cũng phải đối mặt với những đe dọa kinh tế từ Trung Quốc tương tự Mỹ, các nhà lãnh đạo châu Âu ở Hội nghị G7 tại Biarritz (Pháp) vẫn khẳng định Washington phải có trách nhiệm chấm dứt chiến tranh thương mại.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói ông muốn thuyết phục các nhà lãnh đạo G7 (ý là Tổng thống Trump) chấm dứt chiến tranh thương mại và giảm căng thẳng. Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố ông "không thích thuế" và "muốn hòa bình thương mại".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng ông Trump đang sử dụng thuế "như một công cụ chính trị" và điều đó có thể dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu. Không ai trong số họ đề cập đến vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Theo Washington Post, điều ông Trump cần làm là thuyết phục các nước châu Âu tham gia gây áp lực thương mại chống Trung Quốc.
Nhiều quốc gia châu Âu vẫn mong hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters.
Theo một số nhà quan sát, trên thực tế nhiều quan chức châu Âu hy vọng nền kinh tế của họ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, doanh nghiệp châu Âu sẽ nhảy vào thị trường Trung Quốc thế chỗ các công ty Mỹ. Một số quốc gia châu Âu cũng thèm muốn tiền đầu tư từ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Nhưng châu Âu cần hiểu rằng các chính sách kinh tế Trung Quốc cũng ảnh hưởng tiêu cực đến những mục tiêu và lợi ích riêng của lục địa già, bao gồm các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ thị trường tự do.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng cần cung cấp cho châu Âu những lựa chọn thay thế cho các quỹ phát triển Trung Quốc, thứ thường gắn liền với các điều kiện chính trị, tham nhũng và hậu quả môi trường.
"Điểm mấu chốt là châu Âu và ông Trump cần hòa giải và tìm cách hợp tác trong thời gian tới. Hội nghị G7 năm nay không đưa ra tuyên bố chung, bởi G7 không đạt được sự đồng thuận. Nhưng mối đe dọa kinh tế Trung Quốc chính là thách hệ buộc G7 phải cùng nhau đối mặt".
Nhà báo Thomas L. Friedman, tác giả cuốn The Lexus and the Olive Tree, cũng từng viết trên New York Times rằng ông Trum đã sai lầm khi chọn con đường chống Trung Quốc một mình. Theo ông Friedman, lẽ ra ông Trump nên ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thắt chặt quan hệ với các nền kinh tế lớn ở Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc. Và ông cũng cần đứng về phía Liên minh châu Âu (EU) thay vì dọa đánh thuế hàng hóa châu Âu.
Theo Zing.vn
MTV Video Music Awards 2019 và những điều bạn cần biết về lễ trao giải âm nhạc hàng đầu nước Mỹ MTV Video Music Awards 2019 đang đến gần trong sự mong chờ của người hâm mộ âm nhạc thế giới. Không còn lâu nữa, lễ trao giải MTV Video Music Awards 2019 sẽ được diễn ra trong sự mong chờ của người hâm mộ âm nhạc thế giới. Đây là đêm trao giải tôn vinh âm nhạc có quy mô và thu hút...