Nước mắm nhĩ cá linh đưa hotgirl miền Tây là triệu phú
Khởi nghiệp từ nước mắm nhĩ cá linh đậm đà hương vị quê hương, Lương Thị Bích Tuyền (sinh năm 1988, ở ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã vượt qua nhiều khó khăn để đưa đặc sản của quê hương tỏa đi muôn nẻo.
Mắm cá linh thì nhiều nơi làm rồi, nhưng nước mắm nhĩ cá linh như cách làm của Bích Tuyền là cách làm độc đáo kiểu làm giàu khác người.
Tiếp nối truyền thống
Dự án “ Nước mắm nhỉ cá linh truyền thống” của Bích Tuyền đã được vào vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP.Cao Lãnh lần III/2017 và được vào vòng chung kết lần thứ IV/2018 tại TP.HCM… được nhiều tổ chức, cá nhân đánh giá có tính khả thi cao.
Lương Thị Bích Tuyền vinh dự được bình chọn là 1 trong 5 gương mặt tiêu biểu, đại diện cho tuổi trẻ trong huyện được tuyên dương, khen thưởng danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” nhân sinh nhật lần thứ 88 của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Bích Tuyền bên sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống của cơ sở. Ảnh: T.T.T
“Sắp tới, cơ sở của tôi không chỉ mở rộng quy mô sản xuất nước mắm nhỉ tuyền thống mà còn chế biến ra sản phẩm mới là nước mắm cá linh hương dừa, làm thêm loại nước mắm có giá rẻ một chút để bán cho những người có thu nhập thấp”.
Lương Thị Bích Tuyền
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầu nguồn sông Tiền, hằng năm, Bích Tuyền đều chứng kiến cảnh mùa nước nổi từ thượng nguồn sông Mekong đổ về mang theo nhiều loại thủy sản độc đáo nhất là loài cá linh, một sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Video đang HOT
Với nguồn tài nguyên quý giá này, cô gái trẻ đã nảy sinh ý tưởng chế biến nước mắm nhỉ truyền thống từ cá linh để vừa có nước mắm nhỉ ăn hàng ngày vừa giữ nghề truyền thống của cha ông.
Nước mắm nhỉ cá linh còn tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Bích Tuyền vui vẻ chia sẻ: “Sau khi được ba chỉ dạy tận tình, năm 2014, tôi bắt tay vào nghề. Lúc đầu, tôi chỉ ủ có 3 khạp (tương đương 40kg cá linh và muối). Sau 1 năm ủ, khuấy đảo và phơi nắng, 40kg cá linh và muối đã cho ra 20 lít nước mắm nhỉ cốt. Có được sản phẩm, tôi đem bán thử ra thị trường.
Lúc đầu gặp nhiều khó khăn, do giá bán cao hơn các loại nước mắm nấu và nước mắm công nghiệp… Vả lại, số lượng nước mắm nhỉ của tôi rất ít vì phải đợi từng giọt và đem phơi nắng cho nước mắm chín đều, thơm, ngon, đậm đà”.
Sản phẩm nước mắm tại hội chợ. Ảnh: T.T.T
Nhờ kiên trì tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và cho khách hàng đến xem tận mắt cách chế biến nước mắm nhỉ luôn đảm bảo chất lượng, không dùng bất cứ loại hóa chất gì, dần dần sản phẩm nước mắm nhỉ cá linh của Bích Tuyền được người tiêu dùng tin tưởng, lượng người mua sử dụng ngày càng nhiều.
Từ đó, Tuyền tập trung vốn, mua thêm dụng cụ, nguyên vật liệu và mở rộng cơ sở sản xuất nước mắm nhỉ truyền thống, đăng ký thương hiệu độc quyền.
Tuyền chia sẻ, nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm nhỉ truyền thống là: Cá linh và muối… Từ lúc ủ, khuấy đảo và phơi nắng đến khi cho ra từng giọt nước mắm nhỉ thành phẩm đậm đà, thơm ngon mất từ 9 tháng đến gần 1 năm.
Thương hiệu nước mắm nhĩ cá linh vang xa
Khi mới bắt tay vào dự án khởi nghiệp, Bích Tuyền chỉ sản xuất nhỏ lẻ với những dụng cụ chế biến thô sơ, mỗi ngày, chỉ cho ra vài chục chai nước mắm nhỉ thành phẩm. Khi sản phẩm nước mắm nhỉ tuyền thống được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp tín nhiệm mua nhiều, Tuyền đã đầu tư thêm vốn mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư thiết bị hiện đại, khép kín đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, thương hiệu nước mắm nhỉ tuyền thống của Bích Tuyền đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Nếu như năm 2015, bình quân mỗi tháng cơ sở chỉ cung cấp ra thị trường từ 20 – 50 lít nước mắm nhỉ cốt, với 2 loại chai nhựa và chai sành, có thể tích từ 180ml đến 500ml và 1.000ml thì từ năm 2017 đến nay, mỗi tháng cơ sở cung cấp ra thị trường từ 200 – 250 lít nước mắm nhỉ cốt.
Tuyền cho biết: “Sắp tới, cơ sở của tôi không chỉ mở rộng quy mô sản xuất nước mắm nhỉ cá linh truyền thống mà còn chế biến ra sản phẩm mới là nước mắm cá linh hương dừa, làm thêm loại nước mắm có giá rẻ một chút để bán cho những người có thu nhập thấp”.
Theo Dân Việt
Cựu Phó Thủ tướng Đức: Một quốc gia phát triển là nhờ vào sự sáng tạo và trí tuệ
Không phải nguồn tài nguyên hay cơ sở vật chất thuận lợi mà sự phát triển của một quốc gia chính là nhờ vào sự sáng tạo, trí tuệ của con người - đặc biệt là những sáng kiến đổi mới trong các lĩnh vực kinh doanh.
Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Philipp Roseler, Cựu Phó Thủ tướng Đức - Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital tại buổi ra mắt Viện Đổi mới sáng tạo và Chương trình vườn ươm dự án khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế TPHCM diễn ra hôm nay (17/4).
Tiến sĩ Philipp Roseler, Cựu Phó Thủ tướng Đức phát biểu tại buổi ra mắt Viện đổi mới sáng tạo của trường ĐH Kinh tế TPHCM
Phát biểu tại đây, TS. Philipp Roseler cho rằng có hai điểm tương đồng giữa đất nước Đức và Việt Nam. Từ câu chuyện của người cha mình nói về sự phát triển của nước Đức, ông Philipp Roseler đánh giá không phải nguồn tài nguyên hay cơ sở vật chất thuận lợi mà sự phát triển của một quốc gia chính là nhờ vào sự sáng tạo, trí tuệ của con người - đặc biệt là những sáng kiến đổi mới trong các lĩnh vực kinh doanh.
Theo ông, những ý tưởng đột phá có thể nảy ra với một nhà kinh doanh trẻ vào bất kì thời gian, bất kì thời điểm nào. Và điều quan trọng, họ cần biết làm gì để phát triển, hiện thực hóa ý tưởng đó. Bạn cần có cách tiếp cận đúng, phải làm sao để ý tưởng đó có thể được áp dụng một cách có hiệu quả.
Tiến sĩ Philipp Roseler trải nghiệm một gian hàng giới thiệu dự án khởi nghiệp của sinh viên tại Viện Đổi mới sáng tạo
Theo TS. Philipp Roseler, sự ra đời của Viện Đổi mới sáng tạo sẽ góp phần tạo ra cơ hội để phát triển những ý tưởng của các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế mở hiện nay.
GS.TS Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TPHCM cho biết: "Viện Đổi mới Sáng tạo UEH là tổ chức khoa học công nghệ thực hiện hoạt động đào tạo, tư vấn, hoạt động ươm tạo dự án khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo và hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở trường ĐH và tạo môi trường đổi mới sáng tạo cho sinh viên là hai nguồn lực quan trọng cho việc thực hiện các mô hình kinh doanh định hướng tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chương trình ươm tạo dự án khởi nghiệp này được chuyển giao dựa trên kinh nghiệm Mô hình Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của Singapore trong hợp tác giữa trường ĐH Kinh tế TPHCM và ĐH Quản lý Singapore (SMU) dưới sự hỗ trợ của Quỹ đầu tư VinaCapital và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân."
Theo ông Phong, hiện đơn vị này đã chọn được 14 dự án để tham gia chương trình ươm tạo đầu tiên, trong đó có 2 dự án của Singapore. Khi tham gia vườn ươm này, các dự án sẽ được sử dụng miễn phí không gian làm việc sáng tạo cùng với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhằm ươm mầm và phát triển các ý tưởng thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, dự án tham gia hoạt động tại vườn ươm còn có văn phòng làm việc chung và phòng họp với thời gian mở cửa từ 8-20 tiếng hàng ngày. Đặc biệt, thành viên các dự án còn được tham gia mạng lưới kết nối với cộng đồng, kết nối đến nhà đầu tư và đối tác của Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Lê Phương
Theo Dân trí
50.000 ý tưởng kinh doanh gửi về cuộc thi 'Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019' "Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019" hội tụ các ý tưởng độc đáo, giải quyết nhiều vấn đề về sức khỏe, an toàn, giáo dục... Để tiếp thêm năng lượng cho các ý tưởng khởi nghiệp, Total đã khởi động cuộc thi "Nhà khởi nghiệp của năm 2018-2019". Các dự án tham dự phải mang tính sáng tạo, khả thi và đưa ra...