Nước Đức đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi thống nhất
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng không thể đảo ngược.
Công nhân tổ chức đình công tại nhà máy Volkswagen ở Zwickau, Đức, vào ngày 2/12. Ảnh: Bloomberg
Trong khi giới lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra tình hình, người dân cảm nhận được sự bất ổn, thì các chính trị gia vẫn loay hoay tìm giải pháp.
Nền kinh tế Đức, sau 5 năm trì trệ, hiện giảm hơn 5% so với mức có thể đạt được nếu xu hướng tăng trưởng trước đại dịch COVID-19 được duy trì.
Điều đáng lo ngại hơn là các chuyên gia của Bloomberg Economics cho rằng phần lớn mức suy giảm này sẽ rất khó phục hồi, do các cú sốc về cấu trúc như mất nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga và việc các hãng xe như Volkswagen hay Mercedes-Benz hụt hơi trước các đối thủ Trung Quốc.
Việc mất đi tính cạnh tranh quốc gia đã khiến mỗi hộ gia đình Đức thiệt hại khoảng 2.500 euro mỗi năm.
Với việc Thủ tướng Olaf Scholz được dự đoán sẽ thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến diễn ra ngày 16/12 (giờ địa phương), Đức có thể sẽ tổ chức bầu cử sớm.
Video đang HOT
Ông Amy Webb, Giám đốc điều hành Viện tương lai hôm nay (chuyên tư vấn chiến lược cho các công ty Đức), cảnh báo: “Sự suy giảm của Đức không xảy ra trong một sớm một chiều. Điều đó làm cho viễn cảnh này càng thêm khủng khiếp. Đây là một sự suy thoái rất chậm và kéo dài, không chỉ của một công ty, một thành phố, mà là của cả một quốc gia. Và điều đó sẽ kéo cả châu Âu đi xuống”.
Hệ quả là Đức mất dần vị thế trong lĩnh vực sản xuất đòi hỏi nhiều năng lượng, xuất khẩu giảm sút, và các công ty hạn chế đầu tư trong nước. Khi mức sống giảm, người dân tìm kiếm ai đó để đổ lỗi, từ đó làm gia tăng căng thẳng xã hội và khiến Đức khó thu hút nhân tài nước ngoài. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến riêng Đức, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực lan rộng khắp châu Âu.
Cơ sở sản xuất tại nhà máy ống Vallourec SACA đóng cửa ở Duesseldorf. Ảnh: Bloomberg
Cuộc khủng hoảng này được coi là lớn nhất kể từ khi nước Đức thống nhất, trong bối cảnh đất nước đang chia rẽ sâu sắc. Cuộc bầu cử vào tháng 2 tới (dự kiến 23/2/2025) sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch, dự báo sẽ khó mang lại một chính quyền ổn định, khi cử tri chia rẽ giữa các đảng truyền thống và các đảng cực đoan như AfD (cánh hữu) và BSW (cánh tả).
Các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp liên tục kêu gọi cải cách nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh số hóa. Tuy nhiên, sự phân cực chính trị khiến chính sách tập trung vào bảo vệ hiện trạng hơn là định hướng tương lai.
Để hồi sinh tính cạnh tranh, Đức cần đầu tư mạnh tay hơn. Theo Bloomberg Economics, nước này cần tăng đầu tư hàng năm vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công thêm 1/3, lên khoảng 160 tỷ euro, tương đương hơn 1% GDP. Tuy nhiên, với hệ thống chính trị phân mảnh, việc thay đổi các quy định tài chính nghiêm ngặt vẫn là thách thức lớn.
Dù vậy, không phải mọi thứ đều u ám. Đức vẫn có các công ty nhỏ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực của họ. Đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để những doanh nghiệp này tiếp tục giữ vững vị trí trong tương lai.
Thách thức là không thể phủ nhận, nhưng việc nhận diện rõ các vấn đề và hành động kịp thời sẽ giúp Đức tìm lại vị thế kinh tế hàng đầu châu Âu và hỗ trợ khu vực đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, Nga và Mỹ.
Bộ trưởng Đức cảnh báo về việc viện trợ cho Ukraine
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết nước này không thể một mình duy trì khả năng phòng thủ cho Ukraine về lâu dài và các quốc gia khác cần tăng cường hỗ trợ nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christian Lindner tham dự cuộc họp báo ở Berlin, Đức ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP
"Đức không thể trợ giúp Ukraine nhiều hơn trong khi các quốc gia khác viện trợ ít hơn", ông Lindner nhấn mạnh tại sự kiện của Hiệp hội Doanh nghiệp Đông Đức hôm 23/1, kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) khác cùng viện trợ cho Ukraine.
Lời kêu gọi của ông Lindner được đưa ra trong bối cảnh dữ liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) được công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế Đức đã suy giảm 0,3% trong năm ngoái, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế lan rộng ở khu vực đồng euro.
Đất nước này cũng đang bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lớn từ đầu tháng 1, khi nông dân chặn đường và đường cao tốc bằng máy kéo trong một cuộc biểu tình trên toàn quốc. Làn sóng biểu tình nổ ra sau khi Berlin tuyên bố cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, không lâu sau khi công bố kế hoạch tăng gần gấp đôi hỗ trợ cho Ukraine vào năm 2024.
Tuần trước, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức sẽ chi hơn 7,6 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay. Ông cũng kêu gọi các đồng minh trong EU tăng cường hỗ trợ Ukraine, đồng thời cho rằng một số quốc gia thành viên đã quá chặt chẽ trong việc hỗ trợ Ukraine.
Trước đó, Thủ tướng Đức cho biết ông tin tưởng khối này sẽ đồng ý với gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro được đề xuất cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp sắp tới vào ngày 1/2.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW), Berlin đã cung cấp cho Kiev gần 23 tỷ USD từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2023, đưa Đức trở thành nước viện trợ lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ.
Tuần trước, Washington xác nhận tạm dừng viện trợ Ukraine sau nhiều tuần tranh cãi chính trị giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Quốc hội.
Cuối năm ngoái, Chính quyền Tổng thống Biden đã yêu cầu các đảng "bật đèn xanh" cho số vũ khí và thiết bị quân sự trị giá hơn 60 tỷ USD viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đã chặn gói này, yêu cầu Tổng thống Biden và đảng Dân chủ trước tiên phải giải quyết các vấn đề trong nước và đồng ý với kế hoạch thắt chặt an ninh ở biên giới Mỹ - Mexico.
Tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Lindner tương tự với lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Tuần trước, ông Pistorius cho rằng việc viện trợ quá nhiều vũ khí cho Kiev sẽ làm suy yếu lực lượng của Berlin. Vị quan chức này nhấn mạnh Berlin cũng phải để ý đến khả năng phòng thủ của chính mình, không thể dốc hết mình cho Ukraine như một số người đang yêu cầu. Ông cảnh báo: "Nếu không, chúng ta sẽ không thể tự vệ".
Kể từ khi cuộc phản công mùa hè của Kiev thất bại mà không thu được lợi ích gì đáng kể, thậm chí bị tổn thất nặng nề, các quan chức hàng đầu Ukraine ngày càng gây áp lực để các nước phương Tây ủng hộ quốc gia này cung cấp thêm vũ khí.
Trong khi đó, Nga liên tục chỉ trích các chuyến hàng vũ khí của phương Tây tới Ukraine, cho rằng những chuyến hàng này kéo dài cuộc đổ máu một cách không cần thiết mà không làm thay đổi kết quả của cuộc xung đột.
Đức: Công nhân của hãng Volkswagen chuẩn bị tiến hành đợt đình công thứ hai Ngày 5/12, công đoàn IG Metall của hãng sản xuất ô tô Đức Volkswagen (VW) thông báo công nhân của họ sẽ tiến hành cuộc đình công thứ hai bắt đầu từ ngày 9/12. Công nhân Volkswagen biểu tình bên ngoài một nhà máy Volkswagen ở Zwickau, Đức, ngày 2/12/2024. Ảnh: AP Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn thông báo của IG Metall,...