Nước dừa măng cụt tím lịm tìm sim “mê hoặc” giới trẻ Hà Thành, ra mắt 10 ngày bán 6000 cốc
Vừa thích uống nước dừa, vừa thích ăn măng cụt, chủ quán đã ngẫu hứng cho ra đời một món đồ uống siêu đắt hàng.
Phút ngẫu hứng của ông chủ tạo nên món đồ uống được yêu thích
“Cha đẻ” của nước dừa măng cụt là anh Nguyễn Thế Thanh (sinh năm 1984, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) – người có 20 năm làm việc trong ngành ẩm thực. Từ năm 2014, anh Thanh từng đảm nhận vị trí bếp trưởng, quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Thế nhưng năm 2016, anh quyết định nghỉ việc để phát triển ý tưởng kinh doanh riêng bằng một quán ăn vặt mang tên “Ăn vặt ông Còi”.
Ban đầu, quán của anh Thanh chủ yếu bán online, chủ đạo là các món ăn vặt. Dần dần, anh triển khai bán thêm các món đồ uống. Nhờ sáng tạo ra những sản phẩm đi đầu thị trường, anh Thanh đã đón được một lượng khách lớn, đặc biệt là giới trẻ. Đến năm 2019, trên khoảng sân nhà rộng chưa đến 50m2, anh Thanh mở quán để trực tiếp đón các “thượng đế” đến thưởng thức đồ ăn, đồ uống của mình.
Anh Nguyễn Thế Thanh đã ngẫu hứng nghĩ ra món nước dừa măng cụt và không nghĩ món đồ uống này lại được đặc biệt yêu thích đến vậy.
Hiện tại sau 6 năm kinh doanh, quán của anh Thanh đã trở thành một địa điểm ăn uống được yêu thích, mỗi ngày phục vụ hàng trăm vị khách đến dùng trực tiếp và mang đi.
Món đồ uống cực “hot” do chính anh Thanh sáng tạo ra trong thời gian qua đó là nước dừa măng cụt “tím lịm tìm sim” đang khuấy đảo khắp các Fanpage, Group và các kênh Tik Tok review ăn uống.
Nguyên liệu chính làm nên món đồ uống này là nước dừa tươi nguyên chất, măng cụt tươi kèm cùi dừa non thái nhỏ, thạch dừa và thạch khoai môn.
Uống một ngụm nước dừa mát lạnh, vị ngọt tự nhiên, nhai miếng cùi dừa bùi bùi, thạch giòn sần sật thoang thoảng mùi khoai môn đem lại cho thực khách một trải nghiệm cực kỳ thú vị, nhất là vào những ngày thời tiết Hà Nội nắng nóng, oi ả.
Những ly nước dừa măng cụt “tím lịm tìm sim” đầy hấp dẫn.
Ly nước dừa hòa quyện nhiều nguyên liệu tươi ngon.
Chia sẻ về sự ra đời của món uống “hot”, anh Thanh kể: ” Đơn giản lắm, mình thích ăn măng cụt vào uống nước dừa. Một hôm mình nảy ra ý tưởng thử kết hợp hai thứ này với nhau xem sao. Vì bây giờ đang là mùa măng cụt nên loại quả này nhiều và tươi ngon.
Video đang HOT
Nói là làm, mình mua hai loại nguyên liệu và kết hợp với nhau thì thấy cũng ổn, hay hay. Mình cho thêm thạch dừa, thạch khoai môn để làm điểm nhấn, vừa tạo hương vị thơm ngon, vừa giống một cách decor cho ly nước thêm hấp dẫn. Kết quả là mình được món nước dừa măng cụt, xuất hiện đầu tiên trên thị trường” .
Nước dừa ngọt, măng cụt chua chua, cùi dừa bùi bùi và thạch giòn sần sật.
Khoảng 6000 cốc nước được bán sau 10 ngày ra mắt
Khi vừa ra mắt, món nước dừa măng cụt đã lập tức gây sốt. Đông đảo thực khách đến quán của anh Thanh đều muốn thưởng thức hương vị của món đồ uống siêu “hot” này. Anh Thanh cho biết, những ngày cao điểm, quán của anh lên đơn nước dừa măng cụt với số lượng “khủng”. Sau 10 ngày ra mắt, quán bán qua các ứng dụng khoảng gần 1000 cốc, bán cho khách uống trực tiếp và mua mang về là khoảng hơn 5000 cốc.
” Nước dừa của mình lấy từ quả dừa tươi, không phải dừa khô. Nếu nhập dừa khô giá thành sẽ rẻ hơn nhưng hương vị không được ngon bằng. Mình ưu tiên chọn những quả dừa có màu xanh đều, núm xanh, vỏ mượt, không bị dập. Dừa non vừa sẽ cho nước ngọt thanh, nếu mua phải dừa quá non thì nước sẽ có vị chua. Mình giao hẹn với người cung cấp dừa luôn, nếu không giao dừa ngon thì sẽ không lấy nữa.
Dừa mình chặt, lấy phần nước rót vào các chai lớn, sau đó bảo quản trong tủ mát và dùng trong ngày. Nước dừa hoàn toàn là nguyên chất, không thêm đường để tạo ngọt.
Góc quán nhỏ của anh Thanh đón rất nhiều vị khách qua thưởng thức nước dừa măng cụt mỗi ngày.
Những ngày cao điểm, có hàng trăm cốc nước được bán ra.
Măng cụt cũng vậy, mình lựa chọn những quả có phần núm còn xanh, tươi, vỏ màu tím, có vết rám, sần sùi, độ đàn hồi của vỏ tốt, như vậy sẽ được những quả măng cụt ngon. Măng cụt mua về thì rửa sạch, khi tách vỏ măng cụt để lấy phần thịt, nhân viên của mình đều đeo găng tay cẩn thận để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”, anh Thanh cho biết, quán cực kỳ chú trọng khâu chọn nguyên liệu đầu vào.
“Cha đẻ” món nước dừa măng cụt tiết lộ, một quả dừa tươi giá nhập vào đã lên đến 18.000 – 20.000 đồng, thậm chí 25.000 đồng và cho 400ml nước dừa. Một ly nước dừa size M (500ml) được anh bán ra với giá 35.000 đồng, size L (720ml) là 45.000 đồng và size khổng lồ (1000ml) là 70.000 nghìn đồng.
Với mỗi món đồ uống, quán chỉ thu lãi vài nghìn đồng. Nhưng với anh Thanh, bên cạnh doanh thu, điều quan trọng hơn mà anh luôn hướng đến chính là việc tạo ra các sản phẩm mới, mang tính sáng tạo cao, dẫn đầu thị trường và đến tay khách hàng với một mức giá phù hợp nhất.
Những đơn hàng “khủng” thể hiện sức hút của nước dừa măng cụt.
Mùa măng cụt sắp kết thúc, cũng là lúc anh Thanh ngày đêm dồn tâm huyết, tư duy liên tục để lên phương án cho sản phẩm nối tiếp.
Khi được hỏi về niềm tin dành cho sự bùng nổ của “đứa con tinh thần” kế tiếp, anh Thanh cho rằng: ” Sản phẩm có bùng nổ hay không phụ thuộc vào khách hàng rất nhiều. Trước đây mình có những sản phẩm tự tin rằng nó sẽ bùng nổ nhưng kết quả lại không như vậy. Trái lại, với nước dừa tươi măng cụt, mình không quá kỳ vọng nhưng lại cho kết quả không ngờ. Cho nên, mình chỉ dành niềm tin 50%, phần còn lại sẽ để khách hàng cảm nhận và đánh giá“.
Quảng cáo trên MXH khiến giới trẻ tiêu nhiều tiền hơn: Có món hời nhưng "từng mua ốp điện thoại lại nhận về cục đá"
"Từ khi có nhiều quảng cáo trên MXH, bản thân dễ bị sa đà vào mua sắm hơn. Bởi cứ ngồi lướt một lúc sẽ thấy hiện ra rất nhiều sản phẩm mới".
Vũ trụ quảng cáo đã xâm chiếm cuộc sống này khi mà đi đâu chúng ta đều dễ dàng bắt gặp các poster về nhãn hàng, lên MXH cũng không tránh được những bài viết review hay video về sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt, thói quen mua sắm online nở rộ đã góp phần "kích hoạt" quảng cáo trên MXH ngày càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
Cùng trò chuyện với 3 bạn trẻ để hiểu hơn việc quảng cáo trên MXH và mua sắm online đã tác động qua lại lẫn nhau như thế nào.
1. Nhã Uyên, 23 tuổi, nhân viên văn phòng, thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng
2. Thu Thuỷ, 25 tuổi, làm trong lĩnh vực Marketing, thu nhập 10 triệu đồng/ tháng
3. Chúc Anh, 27 tuổi, nhân viên tổ chức sự kiện, thu nhập 12 triệu đồng/ tháng
Nhờ quảng cáo, mình mua sắm online ngày càng nhiều hơn
"Chỉ riêng tiền mình mua sắm online đã khoảng 40-50 triệu mỗi năm. Bản thân mình thường không thích nhìn lại những gì đã tiêu sai nên không rõ 1 năm chi tiêu bao nhiêu cho những sản phẩm không cần thiết, chắc khoảng 5-7 triệu đồng", Nhã Uyên chia sẻ.
Ở tuổi 23 sẵn sàng vung tay 50 triệu đồng cho "bộ môn" mua sắm online không còn là điều xa lạ. Một phần là bởi vì sự "ủng hộ" từ các trang MXH, văn hoá mua sắm "so kè" và đặc biệt là những người làm quảng cáo ngày càng hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng.
Thu Thuỷ chia sẻ rằng, 1 năm cô bạn mua đồ online tốn hết khoảng 20 triệu đồng. Trước đây quảng cáo trên các nền tảng MXH đã khá phổ biến, tuy nhiên, do việc hàng giao hàng bất tiện nên cô bạn vẫn hạn chế mua sắm online. Cho đến khi xuất hiện các trang thương mại điện tử (TMĐT), việc mua bán trở nên dễ dàng hơn, quảng cáo cũng khiến Thu Thuỷ cảm thấy cần 1 món đồ nào đó, mua sắm online đã trở thành thói quen mua sắm như 1 điều hiển nhiên.
Còn đối với Chúc Anh, lần đầu tiên mua sắm online do quảng cáo là khi các shop quần áo bắt đầu quảng bá nhiều trên MXH như Facebook, Instagram. "Nhưng thời điểm 'bùng nổ' có lẽ là từ khi xem Tóp Tóp đấy. Trước đó mình cũng đã hay mua rồi nhưng từ khi nền tảng này xuất hiện dạng review nhanh, mình thường tìm được những món đồ khá thú vị, chất lượng và giá thành cũng ổn nên 'rất cuốn', muốn mua mãi thôi. Hơn nữa, khi một sản phẩm được quay clip thì mình thấy vẫn khá yên tâm khi nhìn được toàn bộ sản phẩm".
Từng đặt mua ốp điện thoại và nhận lại... 1 cục đá
Rất lâu từ trước, nhiều người đã mặc định quảng cáo là "ăn không nói có", một định kiến khó có thể phá bỏ. Tuy nhiên, dần dần với sức mạnh của MXH, những thay đổi trong quảng cáo đã đánh trúng tâm lý người dùng, đem đến những sản phẩm hiệu quả. Mặt khác, người tiêu dùng mua phải sản phẩm thiếu uy tín vì xem quảng cáo vẫn còn tồn tại.
Chúc Anh cho rằng, ưu điểm lớn nhất khi quảng cáo xuất hiện trên các nền tảng MXH chính là hiểu rõ sản phẩm hơn, các video với góc quay rõ, đôi lúc sẽ được gợi ý những món đồ "siêu đỉnh". Song bên cạnh đó cũng sẽ có tình trạng được "booking", và thêm thắt, nói không đúng về sản phẩm. "Nói chung cũng hên xui bởi sản phẩm họ review đương nhiên sẽ lựa chọn những mẫu tốt nhất rồi, còn khi hàng được ship đến tay có chính xác như vậy không thì mình không dám chắc. Nhưng trộm vía, mình chưa gặp phải món đồ nào quá tệ khi mua theo quảng cáo cả".
Cũng giống Chúc Anh, Nhã Uyên từng mua được những sản phẩm "cực phẩm" nhờ quảng cáo. Mặt khác, điều bất tiện chính là vì mua quá nhiều, cô bạn có 1 tủ những món đồ không dùng được vì không phải lúc nào cũng may mắn mua được đồ tốt.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Theo lời của Nhã Uyên, không chỉ bản thân thích xem hay bắt gặp quảng cáo trên MXH, mà chính bố mẹ của cô bạn 23 tuổi này cũng hay mua sắm vì quảng cáo. Thậm chí, nhị vị phụ huynh có thể được xem là "nghiện" MXH, chăm chỉ tiêu xài tiền với những lời đường mật rồi mua đồ.
"Mẹ mình từng mua phải kem trộn, mỹ phẩm giả do xem quảng cáo trên các nền tảng MXH. Sau đó, mình đã phải giải thích rất nhiều để mẹ hiểu rằng không phải cái quảng cáo nào cũng đúng. Và giải pháp là mình sẽ phụ trách mua mỹ phẩm, những món đồ cần sự chất lượng chứ không để bố mẹ lướt MXH rồi mua vô tội vạ nữa".
Thu Thuỷ cũng từng gặp phải trường hợp mua vì quảng cáo ốp điện thoại 1k trên trang TMĐT, nhận lại được 1 cục đá. "Mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng không phải điều xa lạ gì khi mua sắm online. Vì trên sàn thương mại có quá nhiều cửa hàng, tỉ lệ lừa đảo cao hơn, không kiểm tra kỹ sản phẩm có thể mua phải hàng giả. Điều thứ hai mình không thích đó là, quảng cáo và hình thức online đã làm tăng số lần mình mua sắm. Mua quá nhiều vì chốt đơn rất dễ và đến cuối tháng cộng lại sẽ nhận ra đã chi tiêu quá nhiều".
Hiện nay, câu chuyện quảng cáo từ các KOL là rất nhiều, và khó để có thể phân biệt thật giả trong từng lời nói hay những video, bài viết cảm nhận sản phẩm. Nhã Uyên cho rằng trong trường hợp này mình có thể kiểm soát bằng cách tìm hiểu thông tin sản phẩm cũng như KOL thật kỹ, và xem xét độ uy tín của từng quảng cáo.
Dễ dàng sa đà vào mua sắm hơn trước, điều "níu chân" khách hàng vẫn là chất lượng sản phẩm
Chúc Anh cho rằng từ khi có nhiều quảng cáo trên MXH, bản thân dễ bị sa đà vào mua sắm hơn. Bởi cứ ngồi lướt một lúc sẽ thấy hiện ra rất nhiều sản phẩm mới, các nhãn hàng cũng nghiên cứu những món đồ mình đang quan tâm nữa. Do đó, cứ thấy hợp là "chốt đơn" liên tục. Cô bạn tự nhận ra rằng, điều này khiến một người không có kế hoạch chi tiêu như mình sẽ càng khó kiểm soát hơn.
"MXH ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng. Khi bạn thấy 1 sản phẩm được đánh giá tốt, nhiều người khen thì bạn cũng sẽ dễ dàng mua theo mặc dù có thể món hàng đó hiện tại không thực sự cần thiết", Thu Thuỷ chia sẻ.
Cô bạn cho rằng việc này bản thân có thể cố gắng để kiểm soát hành vi của mình thay vì đổ lỗi cho quảng cáo. Mặt khác, các nhãn hàng cũng nên chú trọng hơn trong việc quảng cáo bởi vì nó có thể là "cú phản dame" nếu bị "bóc" ra sản phẩm không tốt.
Bên cạnh đó, Nhã Uyên cũng cho rằng dù mình chi tiêu nhiều hơn vì quảng cáo nhưng sẽ không quay lại 1 lần nữa nếu sản phẩm hay dịch vụ không tốt. Chẳng hạn, "mình từng đặt một chuyến du lịch Đà Lạt chỉ đơn giản là nhìn thấy quảng cáo trôi nổi trên MXH 2,3 ngày". Tuy nhiên, cô bạn chia sẻ cái giữ chân cuối cùng là chất lượng. Nếu nó không đúng như thông tin từ quảng cáo, cô bạn sẽ "cạch mặt" và có thể sinh ra cảm thấy chán ghét vì như đang bị lừa.
Người đàn bà đẹp làm chao đảo giới doanh nhân Hà thành, sở hữu nhiều nhà ở phố cổ Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1868, một phụ nữ nổi danh khắp Bắc kỳ cuối thế kỷ 19. Tuổi thơ cay đắng, tay trắng dựng nghiệp lớn Bà Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1868. Cha bà là bác Phó nghèo ở làng Thành Thị, Hà Nam. Bà mồ côi mẹ từ năm 3...