Nước dừa có những tác dụng gì với cơ thể?
Nước dừa là một loại thức uống tự nhiên, ngon miệng và bổ dưỡng, được ưa chuộng trên khắp thế giới.
Nước dừa không chỉ giúp giải khát mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Cung cấp dưỡng chất: Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, magiê, mangan, kali, natri và chất xơ. Những dưỡng chất này giúp cơ thể hoạt động ổn định và khỏe mạnh.
Hydrat hóa cơ thể: Nước dừa có khả năng cung cấp nước và ion cho cơ thể, giúp cơ thể giữ được độ ẩm, đặc biệt sau khi vận động mạnh hoặc trong thời tiết nóng.
Hỗ trợ tiêu hóa: Nước dừa có chứa chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Giảm cân: Nước dừa có ít calo và chất béo, giúp cung cấp năng lượng mà không làm tăng cân. Ngoài ra, nước dừa còn giúp cảm thấy no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
Chống vi khuẩn: Nước dừa chứa các hợp chất có khả năng chống lại vi khuẩn, virus và nấm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Chống oxy hóa: Nước dừa chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và lão hóa.
Video đang HOT
Hỗ trợ tim mạch: Nước dừa có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch nhờ vào lượng kali cao.
Giúp giảm stress và mệt mỏi: Nước dừa có thể giúp giảm stress và mệt mỏi nhờ vào các dưỡng chất như magiê và vitamin C.
Ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa có khả năng ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận hoặc sỏi ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệ
Nước dừa không chỉ là một loại thức uống ngon miệng mà còn là một “siêu thực phẩm” với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, dù nước dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên uống quá nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên uống từ 1 – 2 quả dừa/ngày và việc này không nên thường xuyên, vì uống nhiều có thể dẫn đến một số tác hại như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy….
Các cụ nói, "Một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc": Tại sao lại vậy?
Dạ dày lợi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Vậy nó có những lợi ích gì mà được ví ngang 10 vị thuốc?
Dạ dày lợn là bộ phận chỉ có một ở mỗi con lợn, nó không phổ biến như thịt nên không nhiều người ăn thường xuyên. Thực phẩn này có giá trị dinh dưỡng cao và thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. Chính vì thế, người xưa có câu "một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc" để đề cao công dụng của loại thực phẩm này.
Mặc dù đây chỉ là cách nói cường điệu nhưng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của dạ dày. Dạ dày chứa nhiều protein, chất béo, vitamin A, vitamin E, cũng như sắt, magiê, natri, kali, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Những chất này được cơ thể hấp thụ dễ dàng, giúp nâng cao khả năng miễn dịch, đồng thời có thể đóng vai trò chữa bệnh.
Theo sách y học "Bản thảo cương mục", dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường sinh lực và làm dịu thần kinh, vì trong bụng lợn chứa các thành phần có tác dụng bồi bổ dạ dày và dưỡng khí, rất thích hợp cho người suy nhược, thể trạng yếu.
Ảnh minh họa.
Những lợi ích cụ thể của việc ăn dạ dày lợn
1. Bảo vệ dạ dày
Nhiều người thế hệ xưa cho rằng đây là một loại thức ăn có tính ấm, đồng thời cũng là bao tử của con lợn nên có tác dụng tốt trong việc bảo vệ dạ dày. Dạ dày lợn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ, ngoài ra nó còn giúp cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Nhờ vậy, khi đi vào cơ thể, món ăn này thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
2. Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Đối với phụ nữ mang thai, ăn dạ dày lợn có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, bởi trong dạ dày có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ thai nhi phát triển bình thường và ổ định. Dạ dày lợn có axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi, các khoáng chất và vitamin tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể
Đối với một số người có khả năng miễn dịch yếu sẽ dễ mắc bệnh, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, vấn đề cảm, sốt cũng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, vào thời điểm này, bạn cũng có thể ăn một ít dạ dày lợn.
Dạ dày lợn ngoài chứa nhiều vitamin, protein và một số thành phần chất béo, thì còn có hàng loạt nguyên tố khoáng như magie, sắt, canxi... có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
4. Phòng chống thiếu máu
Cơ thể bị thiếu sắt không thể hoàn thành việc cung cấp máu bình thường, dẫn đến thiếu máu.
Dạ dày lợn rất giàu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là sắt, sau khi vào cơ thể con người sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời nó cũng có thể thúc đẩy lưu lượng máu tổng thể, giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Chất sắt trong dạ dày lợn là rất tốt so với các bộ phận khác. Bạn có thể tùy theo thể trạng mà lựa chọn lượng ăn sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu máu.
5. Thuốc bổ dành cho nam giới
Trên thực tế, phái mạnh có thể ăn dạ dày lợn như một món ăn bồi bổ cơ thể, vì nó có tác dụng bổ tỳ vị rất tốt, giúp giảm bớt tình trạng suy nhược cơ thể, đồng thời tránh được chứng tiểu đêm nhiều.
6. Ngừa đi tiểu thường xuyên và tiểu gấp
Nhiều người có thể gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp. Lúc này ăn một ít dạ dày heo đúng cách có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng đi tiểu nhiều lần và bảo vệ sức khỏe cá nhân.
Nhìn chung, ăn dạ dày lợn đúng cách có thể nâng cao thể lực và chữa trị một số bệnh. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong dạ dày lợn tương đối cao, đối với những người mắc bệnh như tim mạch, mạch máu não hoặc béo phì thì không nên ăn nhiều loại thức ăn này. Hơn nữa, nó cũng không thể thay thế bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào nên khi mắc một số bệnh, bạn cần thực hiện đúng phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ gìn sức khỏe tốt nhất.
Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ' nhưng tối kỵ với một số người Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Theo lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở...