Nước cực kỳ tốt cho cơ thể nhưng uống nhiều nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia, nước rất tốt cho cơ thể nhưng bạn chỉ nên uống nước vừa đủ, không nên uống quá nhiều có thể lợi bất cập hại
Nguy hiểm nếu uống nhiều nước
Tại California (Mỹ) từng ghi nhận một phụ nữ 28 tuổi tử vong đột ngột do uống quá nhiều nước ngay sau khi vừa tham gia vào một cuộc thi uống nước. Người ta cho rằng người phụ nữ ấy đã chết vì uống khoảng 2 gallon (tương đương với hơn 7 lít) nước trong suốt cuộc thi.
BS Huynh Wynn Tran – Tổ chức y khoa VietMD, cho biết nước rất tốt cho cơ thể và nếu thiếu nước thì dẫn tới các hiện tượng không tốt cho sức khỏe như thận hư, da khô, mất ngủ, trầm cảm, các bệnh lý về khớp, bệnh lý về chất điện giải.
Nhưng uống nước bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Nhiều khuyến cáo cho rằng uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng bác sĩ Huynh Wynn cho biết cơ thể mỗi người mỗi khác, mỗi người có sức khoẻ khác nhau, công việc khác nhau, môi trường sống khác nhau nên sẽ không có một con số chung cần uống bao nhiêu lít nước.
Ví dụ như một nam giới lao động chân tay trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thì nhu cầu nước uống mỗi ngày phải nhiều hơn 2 lít nước. Bởi vì công việc vất vả cộng thêm nóng nên việc đổ mồ hôi nhiều, mất nước nhiều hơn. Nhưng nếu người làm văn phòng, sống ở vùng ôn đới sẽ cần ít hơn 2 lít.
Ảnh minh họa.
Nhu cầu nước trong người bình thường mỗi ngày – 40 ml/1 kg cân nặng, theo đó, người 50 kg thì mỗi ngày cần 2 lít nước. Trong 2 lít nước này có thể có cả trong thức ăn hàng ngày nhưng trong bữa ăn không thể cung cấp hơn 1 lít nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lý tưởng nhất đó là uống nước khi có phản xạ của cơ thể báo khát. Khi chúng ta thiếu nước, những cảm biến khắp nơi trong cơ thể sẽ báo hiệu chúng ta nên uống nước, đồng thời dùng các biện pháp khác để giữ lại nước trong cơ thể. Nhưng càng lớn tuổi, độ nhạy và cảm biến của cơ thể chúng ta ngày càng yếu đi sẽ không có cảm giác khát thì bạn chủ động uống đủ nước.
Nhưng chỉ cần uống đủ, vì khi thừa nước cơ thể cũng gặp trục trặc. Do có quá nhiều nước, nồng độ muối trong cơ thể loãng đi, khiến chúng ta bị tụt muối hay tụt kali. Nguy hiểm hơn, nếu những người bị yếu tim, uống nhiều nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dễ dẫn đến suy tim cấp. Vì vậy, bác sĩ Huynh Wynn khuyến cáo nếu những người có bệnh tim mạch cần tư vấn bác sĩ trước về lượng nước cần uống.
Phân chia lượng uống nước
TS BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết nước có vai trò quan trọng vì cơ thể có tới 70 % nước, nước liên quan tới hấp thu, chuyển hóa, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nước được coi là sự sống của con người. Nếu cơ thể chỉ thiếu 2% nước sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu 10% sẽ nguy hiểm, mất 20% nước có thể tử vong. Nếu như nhịn ăn 2 tháng mới tử vong nhưng bỏ nước 2-3 ngày có thể tử vong.
Uống nước trong ngày hè nên uống lúc chưa khát, vì khi có cảm giác khát – cảnh báo cơ thể đã thiếu nước.
Uống nước bạn nên phân chia thời gian, lượng nước. Ví dụ, vào sáng ngủ dậy uống 200 ml giúp làm cơ thể thanh lọc. Ngoài ra, uống nước trước khi ăn, chơi thể thao 30 phút. Trước khi đi ngủ 1h nên uống nước. Khi uống nước không uống liền lúc cốc to mà uống cốc nhỏ và uống liên tục.
Phân chia lượng nước uống đó là 40% buổi sáng, 40% buổi chiều, 20% buổi tối. TS Sơn cho rằng không cần quá chính xác nhưng có thể quan sát khoảng cách đi tiểu trung bình 3h. Nếu ít nước quá thì thời gian đi tiểu tiện sẽ dài hơn. Hoặc nhìn màu nước tiểu để xem cơ thể có thiếu nước hay không. Nếu uống đủ nước màu nước tiểu vàng nhạt, màu nước tiểu vàng đậm là do chưa đủ nước.
Mùa hè nóng nắng có thể chia ra hai nhóm nước không có độ cồn – nước lọc, nước trái cây, nước giải khát… và nhóm nước có cồn, có ga.
Nhiều người không thích nước lọc vì nó hơi nhạt nhẽo thì có thể uống nước ép trái cây, nước có ga. Tuy nhiên, mỗi loại nước đều có điểm mạnh và điểm yếu. TS Sơn ví dụ nước có lượng cồn thì uống nhiều sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, nước ngọt thì tăng nguy cơ béo phì, nước trái cây thì có thể tăng lượng đường máu…
Nếu bạn không tính toán được lượng đường thì tốt nhất nên uống nước lọc, nước trà – TS Sơn cho biết.
Người bệnh thận cần hoạt động thể lực thế nào?
Khi bị bệnh thận, chức năng thận bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh thận cần lựa chọn loại hình thể dục và nên tập luyện phù hơp.
Bệnh thận là bệnh cảnh lâm sàng của rất nhiều hình thái tổn thương thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi từ thận như viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang... nhưng cũng có khi là biến chứng của các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc thận do thuốc... Vấn đề đặt ra là bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành điều trị phức tạp hơn.
Có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh thận nếu tuân thủ những nguyên tắc như: hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng; đảm bảo uống đủ nước; tránh các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá...); dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; khám định kỳ và kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ.
Luyện tập thế nào?
Người bị bệnh thận có những bài tập phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe và có nhiều năng lượng hơn.
Tác dụng khi luyện tập: Khi tập thể dục điều độ, người bệnh sẽ năng động và linh hoạt hơn, giúp thực hiện các công việc hằng ngày một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp: Tăng sức bền để không cảm thấy mệt khi làm việc nặng; tăng sức mạnh cơ bắp; giúp ổn định huyết áp; làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides); ngủ ngon hơn; giúp thân hình thon gọn.
Người bệnh thận khi tập luyện cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
Kế hoạch luyện tập: Người bệnh thận cần gặp bác sĩ trước khi tập luyện để kiểm tra sức khỏe và đưa ra các bài tập phù hợp.
Khi lên kế hoạch tập luyện, bạn cần chú ý 4 điều sau: Loại bài tập (ví dụ như đi bộ hay tập tại chỗ). Thời gian tập luyện. Số lần tập luyện mỗi tuần, mỗi tháng. Cường độ tập (tập nhẹ hay tập nặng).
Luyện môn thể thao nào? Có thể chọn các bài tập để vận động các nhóm cơ lớn một cách liên tục như đi bộ, bơi lội, đạp xe (trong nhà hay ngoài trời), tập aerobic... Hoặc có thể chọn các bài tập có cường độ thấp hơn như tập vận động nhẹ tại chỗ cũng rất tốt cho sức khỏe. Cố gắng tập các bài tập nhẹ nhàng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần và tránh nâng các vật nặng khi tập.
Đầu tiên nên tập ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày. Sau đó nên nâng thời gian tập lên. Bởi vì 30 phút thường không đem lại nhiều lợi ích. Nếu có thể, nên tăng thời gian tập thể dục lên 45-60 phút mỗi ngày. Muốn đạt được hiệu quả tập luyện, cần tập ít nhất 3 ngày trong 1 tuần và cách ngày, ví dụ như thứ 2 - thứ 4 - thứ 6.
Những điều cần tránh
Người bệnh cần lựa chọn cho mình những môn thể thao yêu thích. Tùy vào sức của mỗi người sẽ có mức độ tập luyện khác nhau, nhưng các bác sĩ có một số lời khuyên như sau: Không nên tập quá mệt đến mức không nói chuyện được với những người xung quanh (nên tập cùng với bạn hoặc người thân).
Sau khi tập xong bạn vẫn cảm thấy khỏe như bình thường là được (nếu tập xong mà vẫn còn mệt kéo dài thì cần giảm cường độ tập luyện trong lần sau). Cơ bắp sau khi tập không cảm thấy quá đau và vẫn có thể tập trong lần kế tiếp. Cường độ tập ở mức bạn thấy thoải mái.
Bắt đầu chậm rãi để làm nóng, sau đó tăng dần đến cường độ mong muốn rồi giảm dần khi gần về đến đích. Để cơ thể có thể quen dần từ từ và tránh được chấn thương.
Người bệnh thận cần tập sau khi ăn 1 tiếng trở lên. Tránh tập vào thời điểm nóng bức trong ngày. Nên tập vào buổi sáng hoặc buổi tối. Không nên tập luyện trước khi đi ngủ 1 tiếng trở xuống.
Cần dừng tập luyện khi thấy: Quá mệt mỏi, khó thở, đau ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, đau bụng, chuột rút, choáng váng, xây xẩm.
Nghỉ tập luyện khi người bệnh đang sốt. Khi thay đổi lịch chạy thận. Khi mới thay đổi thuốc. Khi mới xuất viện. Khi vừa ăn quá nhiều. Khi thời tiết quá nóng và khô (nên tập trong phòng có máy lạnh). Khi có vấn đề về xương khớp mà khi tập luyện sẽ làm bệnh nặng hơn. Sau khi dừng tập vì các lý do trên, muốn tập luyện trở lại bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử Cây kim anh tên khác là thích lê tử, đường quán tử. Tránh nhầm lẫn với một loài cây gọi là kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc. Ảnh minh họa Đông y dùng quả kim anh làm thuốc bổ thận, ích tinh, tráng dương, thu liễm, chỉ tả. Quả kim anh hái về chà xát sao cho rụng...