Nữ Youtuber xứ Đài chia sẻ 4 mẹo “nhỏ mà quen” giúp cô giảm thành công 23kg trong 15 tháng
Bạn có đang giảm cân không? Nếu có thì đừng bỏ qua những bí quyết được nàng vlogger sau đây chia sẻ để nhanh chóng đạt được kết quả như mong đợi nhé!
Là con gái thì chẳng ai lại không quan tâm tới chuyện làm đẹp hay giảm cân, nhưng không phải cô nàng nào cũng kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Để giảm cân thành công, ngoài tìm được cho mình một chế độ ăn cũng như cách tập luyện phù hợp, bạn còn cần tìm kiếm những nguồn động lực mới ở xung quanh cuộc sống của mình. Trong đó, việc follow hay xem những video từ các vlogger, người nổi tiếng hay bạn bè cùng trang lứa chia sẻ về chuyện giảm cân cũng là một cách hiệu quả để thôi thúc tâm lý bạn phải giảm cân ngay.
Ở bài viết lần này, chúng mình sẽ chia sẻ với các bạn về bí quyết giảm cân của một nàng Youtuber xứ Đài có tên là Phác Lê. Trước đó, Phác Lê từng khá tự ti với bản thân vì sở hữu ngoại hình không mấy cân đối khi đạt ngưỡng 75kg. Tuy nhiên, sau 15 tháng thay đổi lối sống quen thuộc, Phác Lê tiết lộ cô đã giảm được 23kg và hiện chỉ còn nặng 52kg.
Nữ Youtuber xứ Đài – Phác Lê
Hình ảnh ngày xưa của Phác Lê lộ rõ khuyết điểm chân to và thân hình hơi quá khổ.
Để có được kết quả giảm cân ngoạn mục như vậy, Phác Lê chia sẻ cô đã duy trì đều đặn 4 mẹo nhỏ sau đây.
1. Từ bỏ đồ ăn nhanh và thói quen ăn đêm
Phác Lê cho biết, cô đã từ bỏ thói quen ăn đêm từ lúc bắt đầu giảm cân để cải thiện quá trình chuyển hóa chất dư thừa trong cơ thể. Sau đó, cô nàng cũng từ từ sửa bỏ thói quen ăn vặt.
Nếu ngày trước từng rất thích các món ăn nhanh như gà rán, pizza, hay mì ăn liền thì giờ đây Phác Lê phải nói không với chúng. Bởi đây đều là những loại thực phẩm chứa hàm lượng calo cao và không tốt cho kế hoạch giảm cân của bạn. Ngoài ra, Phác Lê cũng khuyên mọi người khi ăn thì nên nhai chậm rãi, từ tốn để giúp dạ dày làm việc tốt hơn.
Video đang HOT
Thực tế, Phác Lê cũng hé lộ rằng, khoảng 2 tuần đầu tiên bắt đầu giảm cân, cô nàng phải chiến đấu bằng ý chí quyết tâm. Sau đó thì cơ thể dần thích nghi và Phác Lê cảm thấy hài lòng hơn khi nhìn thấy con số trên bàn cân có sự thay đổi.
2. Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày
Ngày trước Phác Lê khá lười và thường hay quên mất việc phải uống đủ nước trong ngày. Hồi đó, thứ đồ uống yêu thích của Phác Lê chính là trà sữa trân châu. Còn giờ đây, Phác Lê đã hoàn toàn giã từ trà sữa và thay bằng việc uống nhiều nước lọc.
Ban đầu, Phác Lê thay thế bằng trà không đường và dần dần thì chuyển thành nước đun sôi để nguội. Hiện tại, Phác Lê duy trì thói quen uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng tốc độ chuyển hóa chất trong cơ thể.
3. Kiểm soát các món ăn tiêu thụ hàng ngày
Nhiều người chọn bỏ tinh bột, đường và các món chiên rán để giảm cân nhưng Phác Lê thì không quá đặt nặng chuyện phải nhịn ăn. Thay vào đó, cô vẫn ăn đủ các bữa trong ngày nhưng chuyển hẳn sang việc ăn tập trung vào ức gà, rau củ…
Đặc biệt, ngoài tự nấu nướng tại nhà để kiểm soát lượng calo mình thu nạp vào cơ thể hàng ngày thì Phác Lê còn kiểm soát cả giờ giấc ăn uống trong ngày. Sau 6 giờ tối, Phác Lê sẽ không ăn thêm bất kỳ thứ gì để bảo toàn cân nặng.
4. Vận động càng nhiều càng tốt
Chính Phác Lê cũng từng thừa nhận rằng, cô là một người khá lười biếng và không thích tập thể dục, thậm chí còn lười đứng dậy di chuyển. Nhưng giờ đây, Phác Lê lại rất chăm tập aerobic. Mỗi ngày cô nàng sẽ tập aerobic khoảng 1 tiếng đồng hồ thông qua những video chia sẻ trên mạng và tập theo.
“Lý do tại sao tôi khuyên bạn nên tập aerobic là vì sau khi tôi thử phương pháp tập này, cơ thể tôi đổ mồ hôi rất nhiều. Trước khi ngủ, tôi còn giãn cơ và massage nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể rồi sau đó tôi mới chìm vào giấc ngủ” – Phác Lê chia sẻ.
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến với nhiều chiều hướng phức tạp. Dù đang được kiểm soát tốt, nhưng mọi người không thể lơ là cảnh giác với dịch bệnh đặc biệt đối với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra, người bệnh cần được ở nhà, giữ an toàn cho bản thân hạn chế những nguy cơ đối với sức khỏe.
1. Chuẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch
Muốn chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thường dựa vào những đoạn tĩnh mạch bị kéo giãn, ngoằn nghèo, da đổi màu. Ngoài ra, tình trạng rối loạn dinh dưỡng, các u máu xuất hiện cũng có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Cách chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch bạn có thể sờ để biết được độ cứng của phần mềm. Vùng xương trước chày có thể so sánh cả hai bên với nhau. Lúc sờ có thể thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.
Nếu thăm khám bác sĩ, các thầy thuốc chuyên khoa có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng van tĩnh mạch như thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe.
Ngoài ra, tình trạng suy giãn tĩnh mạch còn có thể được chuẩn đoán bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này có thể xác định được rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch với múc độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn với bệnh suy giãn tĩnh mạch.
2. Bệnh nhân điều trị nội khoa
Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính đang được điều trị nội khoa cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe bản thân:
- Nghiêm túc uống thuốc đầy đủ, đủ liều, liên tục theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, không tự ý dừng uống thuốc dù các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm.
- Cần đeo thêm tất ép, đây là loại tất (vớ) y tế, vớ áp lực, vớ nén, vớ tĩnh mạch,...) Sử dụng các loại vớ có nhiều áp lực khác nhau sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh khác nhau. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả dành cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Những loại vớ người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần đeo khi tập thể dục, đi tàu xe, đi máy bay hoặc đi làm, khi phải tĩnh ở một tư thế trong thời gian dài hoặc những hoạt động đứng, ngồi để làm việc trong khoảng thời gian dài.
- Khi nghỉ ngơi người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể tháo vớ đang đeo ra.
- Lúc ngủ cần kê cao chân bằng gối mềm, đây là biện pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
3. Thay đổi lối sống, tập thể dục nâng cao sức khỏe
Muốn có sức khỏe tốt, con người cần phải có lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Thay đổi lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách:
- Hạn chế tối đa việc đứng hoặc ngồi một vị trí quá lâu. Đặc biệt xảy ra với người làm việc văn phòng, ngồi liên tục một vị trí trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe bạn cần đứng dậy, đi lại sau 20 đến 30 phút ngồi liên tục để máu vùng chậu - mông được lưu thông.
Nếu phải đứng để làm việc lâu, bạn cần di chuyển thường xuyên, không đứng lâu ở một tư thế. Bắt buộc phải đứng làm việc cần dồn lực lên 2 chân đều nhau. Điều này sẽ khiến máu lưu thông tốt, làm hạn chế tình trạng máu đọng ở chân và làm giảm tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
- Nên lựa chọn những loại quần áo có độ co giãn tốt, mềm mại và thoáng khí.
- Thường xuyên tập thể dục, cần tập thể dục vừa sức, không tập quá sức. Đối với người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lựa chọn những bài tập phù hợp.
Thực hiện các động tác tập thể dục như trên mỗi ngày từ 2 đến 3 lần có thể bảo vệ đôi chân của bạn khỏi nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Những nhân viên văn phòng, công nhân viên đều cần có thời gian và điều kiện luyện tập hạn chế nên những động tác và tư thế ngồi làm việc cần được ngồi đúng, có thể phối hợp với các động tác tập luyện khi về nhà.
- Muốn bảo vệ khỏi nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, phòng bệnh hiệu quả mỗi người cần tránh các tư thế ngồi, đứng quá lâu. Khi làm việc nếu phải đứng lâu bạn có thể thực hiện vài động tác nhún nhẩy đơn giản từng chân, hành động này sẽ giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.
- Tránh những tư thế không tốt như ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối hoặc ngồi xổm,...
- Điều trị những triệu chứng tê mỏi, chuột rút bắp chân hay đau tức sưng cổ chân khi đi lại thì lựa chọn phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch nông nếu tĩnh mạch to và ngoằn nghèo. Ngoài ra bạn có thể mang vớ tĩnh mạch, loại vớ có áp lực từ đùi đến cổ chân nếu bị suy van tĩnh mạch sâu.
Nắng Mai
Tất tần tật những thứ mà mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai Lên kế hoạch và có sự chuẩn bị trước khi mang thai thật kỹ càng sẽ giúp người mẹ có thai kỳ thật khỏe mạnh. Tìm hiểu về thai kỳ, khám sức khỏe, uống thuốc bổ, thay đổi lối sống,... là những điều mà mẹ cần theo dõi và chuẩn bị trước khi mang thai. 1. Đi kiểm tra sức khỏe 1.1. Khám...