Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc
Từng trượt ĐH đến 2 lần nhưng cô gái Nguyễn Hải Vân (23 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trong học tập để trở thành thủ khoa đầu ra của ngành y tế công cộng trường ĐH Y tế công cộng.
Đứng lên từ “ thất bại”
Sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y nên từ nhỏ Hải Vân đã mong mước sau này nối nghiệp gia đình. Thấu hiểu những vất vả của ngành y nên bố mẹ Vân khuyên cô lựa chọn ngành sư phạm, phù hợp với nữ nhi hơn. Thế nhưng Vân vẫn quyết tâm lựa chọn chuyên ngành y đa khoa, ĐH Y Hà Nội. Cô còn vạch ra hẳn một kế hoạch dài hơi cho con đường mình đã chọn. Có điều, hai lần cố gắng thi vào ĐH Y Hà Nội, Hải Vân vẫn không đậu. Khi ấy, bầu trời hy vọng của Vân dường như sụp đổ. Mọi thứ cô vẽ ra về một tương lai sáng lạn bị vỡ vụn. Chính những lúc “thất bại” ấy, Hải Vân lựa chọn đứng lên để bắt đầu lại. Cô chọn chuyên ngành y tế công cộng của trường ĐH Y tế công cộng. Sau chặng hành trình theo đuổi 4 năm ĐH tại ngôi trường này, cô nàng thầm cảm ơn những vấp ngã đầu đời vì nhờ có nó cô mới mạnh mẽ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Cũng chính ngôi trường thân yêu này đã giúp Vân có được hướng đi cho riêng mình.
Trong quá trình học tập. Hải Vân luôn cố gắng thể hiện bản thân. Với Hải Vân, việc học luôn quan trọng hàng đầu. Học chuyên ngành về y tức là học những vấn đề liên quan đến tính mạng con người nên Hải Vân không cho phép mình lơ là, dù chỉ là điều nhỏ nhất.
Bên cạnh những ngày lên giảng đường học tập, Hải Vân tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu vừa để hiểu sâu về các vấn đề, vừa có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tại trường ĐH, Hải Vân nghiên cứu đề tài về thuốc lá, sức khỏe vị thành niên được đăng trên tạp chí khoa học. Đây là các đề tài Vân tham gia trong chương trình đào tạo nghiên cứu viên trẻ của trường. Bên cạnh đó, em nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý vốn là sở thích từ nhỏ. Hai đề tài nổi bật về tâm lý của Hải Vân là “Nghiên cứu thực trạng tham gia vào công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội” và “Ảnh hưởng của hình ảnh người LBBTQ trên báo, trang tin điện tử và facebook đến sự tự áp lực thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ”.
Ngoài ra, Hải Vân còn là điều tra viên của nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, hành vi về ảnh hưởng của nắng nóng tới các nhóm dễ bị tổn thương ở Hà Nội thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Đức và Việt Nam. Hải Vân chia sẻ, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô có quan tâm đặc biệt đến nhóm người yếu thế trong xã hội. Khi tiếp xúc và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, Hải Vân hiểu ra những khó khăn, vất vả, góc khuất đằng sau của họ, từ đó muốn làm điều ý nghĩa, giúp xã hội đồng cảm hơn với họ.
Nữ thủ khoa Hải Vân của trường ĐH Y tế công cộng. Ảnh: An nhiên
Ước mơ cống hiến
Video đang HOT
Sau nhiều nỗ lực, trái ngọt đã đến với cô nàng tài năng này. Với kết quả 8,22/10, Hải Vân trở thành thủ khoa của chuyên ngành y tế công cộng, trường ĐH Y tế công cộng. “Hành trình tìm kiếm con đường đi cho mình sẽ cần rất nhiều sự nỗ lực, thử sức và trải nghiệm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Nếu người trẻ chọn sai ngành, hay đang mất phương hướng thì nên cứ dấn thân, có đi thì mới biết là nó phù hợp hay không”, Hải Vân chia sẻ.
Dự định của Hải Vân trong thời gian tới là theo học chương trình thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Từ chuyên ngành y tế công cộng rẽ lối sang chuyên ngành tâm lý, Hải Vân càng có nhiều thuận lợi bởi nhờ chuyên ngành mình theo đuổi suốt 4 năm ĐH đã giúp cô hiểu hơn về ngành y, thỏa mãn sở thích cá nhân và còn giúp cô có cơ duyên đến với ngành tâm lý. Đó chính là hành trang vững chắc đối với một người trẻ như Hải Vân trên con đường thực hiện những hoài bão, ước mơ.
Hiện tại Hải Vân đang tham gia quản lý một diễn đàn mạng xã hội về nâng cao sức khỏe tâm lý cho cộng đồng. Cô hiện là thành viên nhóm NextGEN Hà Nội – Tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBTQ Hà Nội thuộc Viện iSEE. Hải Vân cũng là tình nguyện viên của tổ chức Vietnam and Friends chuyên hỗ trợ chương trình chạy với người khiếm thị; Tiếp xúc, giao tiếp, tìm hiểu về một phần cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung qua lăng kính của họ (học chữ nổi, sử dụng gậy chỉ đường…). Cô cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu “Thực trạng tham gia công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội” trong chương trình UNESCO Youth-led Research.
Theo Hải Vân, danh hiệu thủ khoa sẽ góp phần tạo dựng uy tín và niềm tin của mọi người đối với cô nhưng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng sẽ giúp danh hiệu ấy tỏa sáng hơn. Nữ thủ khoa cũng quyết tâm sẽ theo đuổi ngành tâm lý một cách chỉn chu để sau này sẽ có thêm nhiều cống hiến cho xã hội.
Dự kiến điểm chuẩn Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020: 28 điểm vẫn khó đỗ
Khó xảy ra việc 30 điểm vẫn trượt đại học, nhưng theo nhận định của đại diện Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2020, điểm chuẩn vào trường dự kiến sẽ tăng cao. Thí sinh được 27-28 điểm, nếu đăng ký vào ngành Y đa khoa ở Hà Nội, cơ hội đỗ là rất thấp.
PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh: Bích Hà
Điểm chuẩn 2020 đạt tiệm cận với kỷ lục của năm 2017
Bộ GDĐT đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. Thí sinh sẽ có khoảng nửa tháng để tìm hiểu thông tin, xem xét điều chỉnh nguyện vọng phù hợp với điểm số của mình để tăng cơ hội đỗ đại học. Một trong những căn cứ để thí sinh thực hiện việc này là theo dõi biến động điểm chuẩn của các trường.
Biến động điểm chuẩn Trường ĐH Y Hà Nội 5 năm gần đây. Ảnh: H.Phương
Trao đổi với Lao Động về biến động điểm chuẩn khối ngành Y Dược năm nay, PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Đại học, Trường Đại học Y Hà Nội - cho biết, với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 lần thứ nhất, có thể thấy phổ điểm của tất cả các khối xét tuyển truyền thống đều tăng. Đặc biệt, tổ hợp khối B00 (gồm 3 môn Toán - Hóa - Sinh), tỉ lệ thí sinh đạt điểm cao tăng.
"Qua phân tích phổ điểm, chúng tôi thấy cả nước có 140 em có điểm từ 29 đến cận 30. 720 em có điểm từ 28 đến cận 29. Tổng số thí sinh có 27 điểm trở lên trong cả nước chiếm 7.369 em. Đây là chưa cộng với điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.
Với phổ điểm như vậy, tỉ lệ điểm trúng tuyển năm 2020 của ngành y dược có lẽ cũng đạt tiệm cận với điểm kỷ lục cao của năm 2017, tăng từ 2-3 điểm so với ngưỡng điểm chuẩn năm 2019"- PGS Lê Đình Tùng nhận định.
28 điểm vẫn khó đỗ Y đa khoa
Đưa ra dự báo biến động điểm chuẩn năm 2020 với từng ngành của Trường ĐH Y Hà Nội, PGS-TS Lê Đình Tùng dẫn lại điểm trúng tuyển trong 5 năm trở lại đây của nhà trường.
Ví dụ, với ngành Y đa khoa, năm 2015 lấy 27,075 điểm. Năm 2016 là 27 điểm, năm 2017 tăng vọt lên 29,25; năm 2018 xuống 24,75 và năm 2019 là 26,75 điểm.
Như vậy điểm chuẩn vào ngành Y đa khoa có biến động tăng giảm không theo quy luật, phụ thuộc tính chất, mức độ phân loại, độ khó của đề thi THPT quốc gia.
"Căn cứ vào số thí sinh đạt được điểm từ 27 trở lên khối B00 như phân tích ở trên, có thể khẳng định chắc chắn là điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 sẽ tăng so với năm 2019.
Qua theo dõi những năm trước, những thí sinh có điểm cao, nằm trong nhóm top trên, việc thay đổi nguyện vọng sẽ không nhiều, ít biến động.
Năm 2020, trường đã dành 20% chỉ tiêu cho tuyển thẳng - hiện có 37 thí sinh đã nộp giấy tờ liên quan để xác nhận tuyển thẳng - như vậy chỉ tiêu dành cho ngành bác sĩ Y khoa đào tạo tại Hà Nội còn khoảng 360 chỉ tiêu. Đối với phân hiệu Thanh Hóa còn khoảng 100 chỉ tiêu.
Qua nghiên cứu trong nhiều năm, thí sinh có điểm cao ở khu vực phía nam thường ưu tiên đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Y Dược TPHCM, còn khu vực phía bắc thường xét tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội. Năm nay có khoảng trên 800 thí sinh đạt từ 28 điểm trở lên.
Như vậy, 2 trường y ở Hà Nội và TPHCM sẽ "gánh" trên 400 em, trong khi chỉ tiêu năm 2020 của Trường ĐH Y Hà Nội còn lại là 360.
Như vậy có thể thấy, thí sinh được 28 điểm, nếu đăng ký nguyện vọng vào Y đa khoa ở cơ sở chính Hà Nội, thì xác suất đỗ là thấp. Nhưng nếu thí sinh đặt nguyện vọng vào ngành này ở phân hiệu Thanh Hóa thì khả năng đỗ lại cao".
Đối với ngành bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, PGS Lê Đình Tùng cho rằng, thường điểm chuẩn trúng tuyển ngành này thấp hơn ngành bác sĩ đa khoa khoảng 0,4 -0,5 điểm. Năm nay cũng không là một ngoại lệ.
Với các ngành khác của trường, điểm chuẩn thấp nhất là ngành Y tế công cộng. Như năm 2019, điểm trúng tuyển là 19,9 điểm, thấp hơn ngành bác sĩ đa khoa khoảng 7 điểm. Năm nay, khoảng cách điểm chuẩn của 2 ngành này cũng sẽ thu hẹp lại, mức điểm chuẩn sẽ tiệm cận với năm 2017.
Điểm chuẩn Trường ĐH Y Hà Nội 5 năm gần nhất Điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội trong 5 năm qua luôn ở mức cao. Mới đây, lãnh đạo trường này cũng nhận định, rất có thể điểm chuẩn vào Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 sẽ cao hơn năm ngoái. Ảnh minh họa Trường ĐH Y Hà Nội vẫn luôn là một trong những trường đại học có điểm đầu...