Nữ “thủ khoa kép” ứng dụng vật liệu Nano trong điều trị ung thư
Tô Hoàng Minh, nữ thủ khoa đầu vào ngành Hóa học ứng dụng năm 2015 Trường ĐH Trà Vinh. Kết thúc khóa học, Hoàng Minh hoàn thành luận văn xuất sắc trở thành nữ “thủ khoa kép” đầu tiên của trường.
Tô Hoàng Minh đến từ thành phố biển Vũng Tàu. Hoàng Minh chọn học ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học tại Trường ĐH Trà Vinh vì đam mê nghiên cứu và bản thân có thế mạnh ở các môn khoa học tự nhiên.
Khi định hướng theo chuyên ngành, Hoàng Minh đã chọn chuyên ngành vật liệu Nano, đây là lĩnh vực tiếp cận và tập trung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung đề tài của Hoàng Minh nghiên cứu về biến tính bề mặt nano silica cấu trúc rỗng với polymer nhạy nhiệt PNIPAM-NHS, sau đó đánh giá hình thái cấu trúc vật liệu nhằm ứng dụng mang và phóng thích thuốc điều trị ung thư Doxorubicin – nghĩa là khi cơ thể được cấy một vật liệu với bề mặt nano silica trên, nó sẽ sinh ra chất để bó phần thuốc và phóng thích doxorubicin tới đúng đích các tế bào ung thư để tiêu diệt hiệu quả nhất các tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng các tế bào lành nhất.
Đề tài này được các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đánh giá cao và đạt điểm 9,3 khóa luận tốt nghiệp.
Tô Hoàng Minh (đứng thứ 2 từ phải qua) và nhóm bạn sinh viên Đại học Trà Vinh của mình
Theo đánh giá về giá trị thực trên đề tài của hội đồng: Đề tài Nghiên cứu biến tính bề mặt nano silica với PNIPAM ứng dụng mang và phóng thích thuốc điều trị ung thư Doxorubicin của Tô Hoàng Minh là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về hệ phân phối thuốc trên nền nano silica cấu trúc rỗng có khả năng mang tải thuốc tốt, giảm sự rò rỉ thuốc trong quá trình vận chuyển, góp phần xây dựng một phương pháp hiệu quả trong điều trị các loại bệnh ung thư.
Video đang HOT
Nhận định chung về đề tài của Hoàng Minh, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Tài, Phó trưởng Bộ môn Khoa học vật liệu cho rằng, đề tài Nghiên cứu biến tính bề mặt nano silica với PNIPAM ứng dụng mang và phóng thích thuốc điều trị ung thư Doxorubicin là đề tài mang tính khoa học và ứng dụng thực tiễn cao.
Đề tài đã tổng hợp thành công hệ HMSN-PNIPAM có dạng hình cầu với kích thước trung bình 155nm. Khả năng mang thuốc của hệ cao hơn và thời gian giải phóng thuốc kéo dài hơn so với hệ HMSN chưa biến tính. Kết quả nghiên cứu có khả năng công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế.
Hoàng Minh chia sẻ, trong quá trình học tập tại Trường, bản thân luôn đam mê học hỏi, nghiên cứu những điều mới mẻ, có thể ứng dụng vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài, là bước đầu tiên trong ước mơ của mình.
Hoàng Minh là một trong những sinh viên đạt được học bổng Chính phủ Canada dành cho sinh viên ASEAN, đây là cơ hội cho Hoàng Minh trải nghiệm, học tập thêm tại môi trường giáo dục tiên tiến để phát triển nghề nghiệp bản thân sắp tới.
Thủ khoa kép mê nghiên cứu khoa học
Tô Hoàng Minh yêu thích nghiên cứu khoa học. Danh hiệu thủ khoa kép (đầu vào và đầu ra) Trường ĐH Trà Vinh là một thành tựu để cổ vũ cô tiếp tục đi theo con đường mình đã lựa chọn.
Tô Hoàng Minh (thứ 3, từ trái qua) cùng các bạn tại Trường ĐH Trà Vinh - NVCC
Tô Hoàng Minh, 23 tuổi, là cựu học sinh Trường THPT Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Với số điểm thi cao, cô đứng trước cơ hội trúng tuyển nhiều trường ĐH. Tuy nhiên, cô chọn Trường ĐH Trà Vinh để theo học.
Nghiên cứu liên quan việc điều trị ung thư
Vốn yêu thích và có thế mạnh ở các môn khoa học tự nhiên, Minh chọn chuyên ngành công nghệ nano. Công nghệ này là xu hướng của tương lai, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Để có thể học và cùng lúc ứng dụng những kiến thức trên giảng đường, Minh sớm đi thực tập, học hỏi từ các nhà khoa học.
Từ năm thứ 2 ĐH, Minh đã đi thực tập tại bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm mực in của một công ty tại Trà Vinh. Năm thứ 3 ĐH, cô lên TP.HCM để xin thực tập tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng. Đây cũng chính là thời gian tạo nên bước ngoặt trong việc nghiên cứu của Minh.
Được tiếp xúc trong môi trường với nhiều người giỏi, các kỹ sư, nhà khoa học làm nghiên cứu chuyên nghiệp, Minh được đọc nhiều tài liệu mở mang kiến thức. Từ năm thứ 3 ĐH, Minh đã bắt tay vào làm luận văn tốt nghiệp ĐH, với sự hỗ trợ của các thầy cô trong trường ĐH cũng như Viện Khoa học vật liệu ứng dụng. Đây cũng là nghiên cứu khoa học cô dành nhiều tâm huyết và mong muốn nó sớm được phát triển thêm và ứng dụng trong thực tiễn. Đó là nghiên cứu biến tính bề mặt nano silica cấu trúc rỗng với PNIPAM ứng dụng mang và phóng thích thuốc doxorubicin.
Minh cho hay thuốc doxorubicin được dùng trong điều trị ung thư. Bình thường, khi doxorubicin được nạp vào cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ do thuốc tiêu diệt nhiều tế bào lành khác, nên người bệnh bị ói, rụng tóc, mệt mỏi...
Nhưng với nghiên cứu của Minh, nếu thành công và ứng dụng trong y học, nói dễ hiểu nhất, là khi cơ thể được cấy một vật liệu với bề mặt nano silica trên, nó sẽ sinh ra chất để bó phần thuốc và phóng thích doxorubicin tới đúng đích các tế bào ung thư, để tiêu diệt hiệu quả nhất các tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng các tế bào lành nhất. "Hướng đi tương lai, tôi rất muốn được nghiên cứu nhiều hơn về vật liệu y sinh, để có nhiều đóng góp hơn cho ngành y và cộng đồng", Minh cho hay.
"Tôi vẫn thấy mình chưa giỏi"
Nghiên cứu của Minh được các nhà khoa học Trường ĐH Trà Vinh đánh giá cao, cô được chấm điểm 9,3 trong lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Say mê nghiên cứu khoa học, có thể ngồi nhiều giờ liên tục tại phòng lab, có nhiều ngày phải ngồi tới khuya để chờ kết quả nhiều thí nghiệm, Minh coi đó là một niềm vui và cho mình nhiều cảm hứng làm việc. Với điểm trung bình học tập các môn học 8,77, Minh là thủ khoa đầu ra của khoa Hóa học ứng dụng, Trường ĐH Trà Vinh. Có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty ngay khi chưa ra trường nhưng nhận thấy tuổi trẻ phải học tập, nghiên cứu nhiều hơn nữa, nên cô tìm hiểu và nộp hồ sơ, xin học bổng trao đổi học tập tại nước ngoài.
Mới đây, Minh nhận được thư đồng ý học bổng toàn phần cho khóa trao đổi 1 năm tại ĐH Laval (Canada), người giới thiệu để Minh được chấp thuận, đó là Giáo sư Nguyễn Đặng Thanh Tùng của Laval University, người từng là giáo viên thỉnh giảng môn hóa lượng tử, Trường ĐH Trà Vinh.
"Tôi đã tìm hiểu và được biết ĐH Laval có hệ thống phòng lab rất hiện đại, đồng thời giúp tôi nghiên cứu nhiều hơn về hóa học xanh và hóa học hữu cơ. Tôi nhận thấy mình chưa giỏi, nhiều bạn bè giỏi hơn tôi nhiều. Nữ giới nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều vất vả, nhưng tôi chưa tính tới chuyện chọn một nơi an toàn để làm việc và bằng lòng với nó", thủ khoa kép chia sẻ.
3 chị em gái đều dễ thương và học giỏi
Tô Hoàng Minh là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em gái đều dễ thương, học giỏi. Chị gái của Minh là Tô Hoàng Anh (31 tuổi), từng giành học bổng tới Oklahoma, Mỹ sau đó học lên thạc sĩ tại ĐH Helsinki, Phần Lan, hiện đang làm việc tại TP.HCM. Em út của Minh là Tô Hồng Thư (22 tuổi), đang là sinh viên năm 4 ngành dược, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, từng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia khi đang học lớp 11.
Giáo dục đại học gắn với thực tiễn cuộc sống Tổ chức UI GreenMetric World University Rankings vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học (ĐH) phát triển bền vững trên thế giới năm 2020. Trường ĐH Trà Vinh (TVU) xếp hạng 129/912, lọt vào Top 200 trường ĐH phát triển bền vững và thân thiện môi trường trên thế giới. Kết quả này đã chứng minh hiệu quả trong...