Nữ sinh xứ Nghệ ẵm giải khởi nghiệp nhờ dự án thảo mộc bảo vệ rau, hoa màu
Dự án “ Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” của cô trò xứ Nghệ đã xuất sắc giành giải bình chọn nhiều nhất và giải nhì tại cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp.
Nhóm tác giả dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” tại cuộc thi khởi nghiệp toàn quốc.
Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2020 với sự tham gia của học sinh hơn 60 tỉnh, thành và sinh viên của hơn 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước.
Qua 5 tháng triển khai, cuộc thi đã nhận được gần 600 bài dự thi và có 72 dự án xuất sắc nhất lọt vào chung kết (20 dự án của học sinh phổ thông và 52 dự án của sinh viên đại học, cao đẳng).
Cuộc thi nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học, giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Đây cũng là môi trường quan trọng để kết nối “3 nhà”: Nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp. Với Nhà nước, sản phẩm của giáo dục và đào tạo chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Với doanh nghiệp, đây là một sân chơi bổ ích để tìm kiếm ý tưởng, dự án mới để có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình cũng như lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Vượt qua các vòng thi, dự án của cô trò xứ Nghệ đã xuất sắc “ẵm” giải bình chọn nhiều nhất và được trao giải nhì chung cuộc.
Vượt qua hàng trăm dự án khác trên toàn quốc để vào vòng chung kết cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV- STARTUP) 2020, dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” của cô trò xứ Nghệ đã xuất sắc “ẵm” giải bình chọn nhiều nhất và được ban tổ chức trao giải nhì chung cuộc.
Dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” của nhóm giáo viên và học sinh Trường THPT 1/5 huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An ra đời nhằm hiện thực hóa giấc mơ một nền nông nghiệp sạch, tạo ra những sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Đây là một dự án xuất sắc, được đánh giá rất cao về tính khả thi.
Cô Bùi Thị Thùy Dung – giáo viên hướng dẫn dự án cho biết: Từ thực tế sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong nông nghiệp khiến người tiêu dùng lo ngại, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và ô nhiễm môi trường, không khí, đất… việc được sử dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn là giấc mơ của mọi người.
Từ trước đến nay các loại thảo mộc trong tự nhiên cũng đã được sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho con người vậy nên tôi nghĩ đến việc sử dụng chính những loại thảo mộc này để ứng dụng trong việc bảo vệ rau, hoa màu. Sau đó cô trò cùng nhau trao đổi, tìm những loại thảo mộc, rồi bào chế, điều chỉnh liều lượng phù hợp, thí nghiệm trên từng loại sâu.
Dưới sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Thùy Dung nhóm học sinh gồm: Long Hoàng Bảo (lớp 12C10), Vi Đức Quân (lớp 11A1) và Nguyễn Thị Minh (lớp 11A1, cùng Trường THPT 1/5 huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) bắt đầu mò mẫm, tìm từng loại thảo mộc. Tiêu chí đưa ra là những loại thảo mộc có nhiều trong tự nhiên, đặc tính khắc chế sâu bệnh…
Sau mỗi buổi học trên lớp cô trò lại cùng nhau trao đổi pha chế các loại thảo mộc mà mình đã ngâm, ủ ở nhà. Mỗi loại đều được ghi chép cẩn thận từ số lượng, thời gian ngâm ủ… vì không có các dụng cụ chưng cất, bào chế chuyên dụng nên cô trò cũng gặp rất nhiều khó khăn, tất cả đều được làm thủ công.
Sau mỗi giờ học cô trò lại cùng nhau thảo luận về dự án, từng chi tiết nhỏ nhất về thành phần cũng được ghi chép đầy đủ.
Em Vi Đức Quân chia sẻ: “Thảo mộc chúng em chọn đều là những loại có sẵn trong tự nhiên, dễ trồng với số lượng lớn như: Cây thầu dầu tía, sài đất, cúc dã quỳ, ớt cay, bồ kết, mồng tơi… vì thế khi ứng dụng trên thực tế sẽ rất khả thi về nguồn nguyên liệu, giá cả.
Những loại sâu, côn trùng gây hại đã được thử nghiệm cũng là những loại gây hại trên các loại cây trồng chủ lực của nền nông nghiệp nước ta. Đối với mỗi loại sâu nếu liều lượng được điều chỉnh thích hợp thì sẽ có tác dụng cao.
Em tin rằng dự án của chúng em sẽ rất khả thi, là thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu có giá thành thấp, thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất, hiện thực hóa giấc mơ nền nông nghiệp sạch mà mọi người mơ ước.
Tận dụng tối đa quỹ thời gian có được, cô trò lại cùng nhau soi đèn bắt sâu vào buổi đêm rồi thực nghiệm ngay chính trên vườn rau của gia đình, của nhà trường. Những thành công bước đầu là động lực vô cùng lớn lao giúp cô trò cố gắng hơn nữa.
Giấc mơ sản phẩm thảo mộc bảo vệ hoa màu của cô trò xứ Nghệ
Long Hoàng Bảo chia sẻ: “Em đã dùng thử nghiệm trên chính vườn rau của gia đình mình, kết quả đã được chứng minh khi những luống rau tươi tốt, gia đình không chỉ yên tâm sử dụng mà còn đem ra chợ bán.
Đặc biệt, bố mẹ em không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phun nên không ảnh hưởng đến sức khỏe đó là điều khiến em vui nhất”.
Cô trò cũng tập trung tìm hiểu kỹ giai đoạn phát triển của từng loại rau, tập tính, vòng đời phát triển của từng loại sâu, côn trùng gây hại để có hướng dẫn sử dụng tốt nhất cho người tiêu dùng.
“Đối với từng loại rau, cây trồng tùy theo chu kỳ phát triển sẽ có thời điểm dễ bị sâu, côn trùng gây hại tấn công. Sâu, côn trùng gây hại cũng có “thời điểm vàng” dễ bị đánh gục nhất. Vì thế sản phẩm cần dùng đúng thời điểm thì mới mang lại hiệu quả tối đa. Chúng em cũng tìm hiểu rất kỹ về điều này”, em Nguyễn Thị Minh chia sẻ.
Nhóm học sinh rất tâm huyết với dự án, cũng như giấc mơ về nền nông nghiệp sạch, an toàn.
Không chỉ giúp hiện thực hóa giấc mơ nền nông nghiệp sạch với những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, dự án của cô trò trường 1/5 còn giúp bảo vệ người nông dân, bảo vệ môi trường không khí, đất. Khi người nông dân không còn trực tiếp phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, trực tiếp chịu độc hại khi phun thuốc trên những cánh đồng.
Công sức của cô trò đã được đền đáp khi dự án được đánh giá rất cao, vượt qua những vòng thi “gắt”, tiến thẳng vào vòng chung kết để giành được hai giải thưởng quan trọng là giải bình chọn nhiều nhất và giải nhì của cuộc thi.
Em Vi Đức Quân chia sẻ: “Cô và cả nhóm đã làm việc, nỗ lực hết sức mình, dù đây chỉ là những bước khởi đầu. Qua việc thực hiện dự án đã giúp em thay đổi bản thân rất nhiều, em tự tin hơn, xác định được mục tiêu của mình trong tương lai, xây dựng kế hoạch, từng bước thực hiện kế hoạch đó. Thành công tại cuộc thi sẽ là một bước đệm giúp chúng em hiện thực hóa giấc mơ của mình”.
4 cô trò dự án “Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe” Trường THPT 1/5 huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Khởi nghiệp gắn với nghiên cứu khoa học: Cuộc thử sức của giới trẻ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến các nhà trường đứng trước những cơ hội và thách thức của thời cuộc.
Sinh viên Khoa Công nghệ Trường ĐH Văn Lang nghiên cứu trong phòng Lab chuyên môn. Ảnh: Công Chương
Từ những trải nghiệm khám phá của học sinh phổ thông để hiểu về bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trên giảng đường đại học cho thấy một làn sóng, cuộc thử sức của giới trẻ để sẵn sàng hành trang vào đời.
Ươm mầm sáng tạo
Ngày hội STEM được tổ chức tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Nam Định (Nam Định) được đánh giá thành công khi khơi dậy được động cơ, hoài bão và hứng thú sáng tạo của học sinh nhà trường. Nói như nhà giáo Trần Thị Mai - Hiệu trưởng nhà trường: Giúp và hướng dẫn học sinh sáng tạo sản phẩm khoa học để thúc đẩy đam mê học tập, nghiên cứu sáng tạo của học sinh, đồng thời truyền cảm hứng sáng tạo trong học tập.
Chính vì thế, chúng tôi tạo điều kiện để các em học sinh, được "nhúng mình" trong mỗi đề tài nghiên cứu khoa học, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng là một trải nghiệm không hề dễ dàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Từ việc xây dựng, lựa chọn ý tưởng nghiên cứu ban đầu, đến quá trình tìm tòi, hiện thực hóa đề tài khoa học, thầy cô giáo luôn là những người thắp lửa và đồng hành để HS khám phá, vận dụng tri thức, giải quyết những tình huống thực tiễn trong đời sống.
Ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, những đề tài nghiên cứu của HS hết sức thực tế và gần gũi với đời sống sinh hoạt thường ngày. Trong nhiều dự án sáng tạo khoa học, GV và HS có sự đồng hành của các giảng viên đến từ các trường ĐH, CĐ. Từ việc sử dụng chiếc bút bi, pin đồng hồ, đến câu chuyện xử lý rác thải trong trường học cũng có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo đề tài khoa học cho các em.
Có thể hàm lượng khoa học chưa cao, mức độ giải quyết vấn đề đời sống thực tế của các đề tài còn nhiều ý kiến bỏ ngỏ, nhưng nỗ lực thực hiện công việc nghiên cứu khoa học của học sinh luôn xứng đáng được ghi nhận. Trong đó, tiêu biểu như thiết bị "Robot đa nhiệm "Alpha A7" của học sinh Trần Bảo Long lớp 12A7; hệ thống "Tên lửa nước" của chi đoàn 11A8, "Máy hút bụi mini làm bằng ống nhựa" của chi đoàn 10A1... đều hết sức gần gũi đời thường.
Không chỉ ở cấp THPT, các trường THCS ở Nam Định cũng sôi nổi phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh. Từ những cuộc thi, ngày hội STEM đã và đang ươm mầm, để HS làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp sáng tạo.
Nếu ở bậc phổ thông, các nghiên cứu khoa học thường gắn nhiều hơn với hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cùng giờ học bộ môn thì ở bậc đại học, nghiên cứu đã rõ nét hơn. Nhiều nghiên cứu không chỉ dừng lại ở cái hay, lạ, hướng về cộng đồng mà còn là những giá trị kinh tế, là nguồn lợi thu về nếu được đầu tư phát triển sản xuất. Thật mừng là nghiên cứu khởi nghiệp của các bạn trẻ đều hướng đến xanh và sạch.
GS.TS Trần Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy Lợi trao giải Nhất cho các sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Lan Khuê
Vào cuộc để thử sức
Nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp ở trường đại học ngày càng được chú trọng. Các hoạt động đổi mới đào tạo đã gắn kết với nghiên cứu và khởi nghiệp từ chính những nội dung đào tạo, đến hoạt động kỹ năng mềm cho sinh viên. Đề tài "Vật liệu xanh GPN" đến từ Nhóm sinh viên Khoa Công trình (Trường ĐH Thủy lợi) đã trở thành nhà vô địch tại Cuộc thi "Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020.
Đây là sân chơi được trường tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường; Tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ: Cuộc thi "Sinh viên Thủy lợi với ý tưởng khởi nghiệp" là sân chơi trí tuệ, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường.
Nhà trường tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, khuyến khích sinh viên sáng tạo, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Có thể thấy 30, đề tài tham gia và 11 báo cáo xuất sắc lọt vào vòng Bán kết cuộc thi, trong đó, có 6 đề tài được Ban tổ chức lựa chọn đi tiếp vào vòng Chung kết là Chuỗi cung ứng nhựa sinh học B-SHINE; Nước rửa chén Sapowash; Hệ thống thông tin các hoạt động TLU; Vật liệu xanh GPN; VAC - Trợ lý gia đình; Tranh hạt coco handmade.
Nhận xét về phong trào nghiên cứu khoa học gắn với khởi nghiệp đang lớn mạnh trong các nhà trường, Vụ trưởng Vụ GD Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho rằng: Từ các cuộc thi khởi nghiệp trong HS-SV đã và đang cho thấy xu thế mang tính thực tiễn.
Các dự án khởi nghiệp tham dự cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 ở nhiều trường ĐH đều hướng đến giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội góp phần tạo đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Các lĩnh vực của cuộc thi bao gồm: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác... đã và đang phản ánh hoài bão học tập, nghiên cứu và cống hiến của giới trẻ.
Lần đầu tiên học sinh Nghệ An đạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2020 Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" (SV- STARTUP) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành...